You are on page 1of 5

CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO

ĐỘNG, THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, THỎA ƯỚC


LAO ĐỘNG TẬP THỂ

I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT


1. Phân tích ý nghĩa của thương lượng tập thể đối với quan hệ lao động
làm công ăn lương?(Khánh)
2. So sánh thương lượng tập thể với đối thoại xã hội, cơ chế ba bên.
(Khánh)
3. Phân tích đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của TƯLĐTT.(D.Linh)
4. So sánh TƯLĐTT với hợp đồng lao động.(D.Linh)
5. Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về trình thự,
thủ tục thương lượng, ký kết TƯLĐTT tại doanh nghiệp.(My)
6. Phân tích và đánh giá vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thương
lượng tập thể tại doanh nghiệp?(My)
7. Tại sao nói TƯLĐTT được coi là nguồn bổ sung của LLĐ?(Ngọc)
8. Tại sao thương lượng tập thể lại có ý nghĩa quan trọng đối với các bên
trong quan hệ lao động?(Ngọc
9. Tầm quan trọng của việc công nhận quyền tự do lập hội?(ngân)
10. Vì sao thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm?
Theo anh/chị, quy định này có phù hợp không? Vì sao?(Ngân)
II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Thỏa ước lao động tập thể được ký giữa Công ty cổ phần B với tập
thể người lao động có một số nội dung như sau:

[...] Điều 9: Thời giờ làm việc

- Thời giờ làm việc của tất cả người lao động là 8 giờ/ ngày (06 ngày /1
tuần).

* Giờ làm việc của người lao động làm việc theo giờ hành chính:
Sáng từ 07h 30 - 11h 30

Chiều từ 13h 00 - 17h 00.

* Lao động làm việc theo ca như sau:

Ca 1 từ 22h 00 - 06h 00 (ca đêm)

Ca 2 từ 06h 00 - 14h 00

Ca 3 từ 14h 00 - 22h 00

- Tùy theo mùa và thời tiết Công ty có thể thay đổi giờ làm để đảm bảo
hiệu quả công việc và sức khỏe cho NLĐ.

- Trong trường hợp cần thiết phải làm thêm giờ Công ty có quyền yêu cầu
người lao động làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ trong một ngày.

Điều 10: Thời giờ nghỉ ngơi

- Mỗi tuần NLĐ được nghỉ 01 ngày. Giám đốc có thể sắp xếp ngày nghỉ
hàng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày nào khác trong tuần.

- Đối với lao động nữ có con nhỏ dưới 12 tháng được nghỉ 01 giờ trong
01 ngày để chăm sóc con nhỏ vẫn hưởng lương.

- NLĐ làm việc 8 giờ liên tục được nghỉ giữa ca 30 phút, nếu làm ca đêm
được nghỉ giữa ca 45 phút tính vào giờ làm việc.

- Trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu sản xuất không thể nghỉ hàng
tuần thì NLĐ được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là 01 ngày.

[...] Điều 15: tiền lương làm thêm giờ

- NSDLĐ có quyền điều động NLĐ làm thêm giờ, thêm ngày khi sản xuất
yêu cầu, Giờ làm thêm và ngày làm thêm được tính như sau:

- Tiền lương làm thêm giờ được tính như sau:

* Làm thêm giờ ngày thường được trả 150%


* Làm thêm giờ ngày chủ nhật được trả 200%

* Làm thêm giờ ngày lễ được trả 300%.

* Làm thêm giờ ban đêm được trả thêm 30%

Điều 16: Tiền lương ngừng việc

- Trường hợp phải ngừng chờ việc không do lỗi của NLĐ, Giám đốc
Công ty sẽ trợ cấp cho NLĐ bằng 70 % mức lương quy định.

- Nếu do lỗi của NLĐ thì lúc đó NLĐ không được trả lương. Những người
khác trong cùng đơn vị bị ảnh hưởng thì mức lương do hai bên thỏa thuận
nhưng không thấp hơn mức lương cơ bản tối thiểu của Nhà nước quy định. [...]

Trên cơ sở các quy định của pháp luật lao động hiện hành, anh chị hãy
cho biết:

a. Các nội dung nêu trên trong thỏa ước lao động tập thể của công ty có
phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao? (Của t)
b. Trường hợp không đồng ý với nội dung nêu trên, tập thể người lao
động cần thực hiện những thủ tục nào để yêu cầu sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao
động tập thể?(Ly cao)
2. Tình huống 2:

Thỏa ước lao động tập thể được ký vào ngày 07 tháng 5 năm 2021 giữa
Công ty cổ phần G với đại diện tập thể người lao động, được gửi đến phòng
Lao động-Thương binh và Xã hội quận B, thành phố Hồ Chí Minh có một số
nội dung như sau:

[…] Điều 2: Thời hạn của thỏa ước tập thể (TƯTT)

1. Thỏa ước được ký kết với thời hạn (03) ba năm.


2. Sau 06 tháng kể từ ngày TƯTT có hiệu lực, trong quá trình thực hiện
một trong hai bên có quyền yêu cầu điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và theo quy định của pháp luật,
nhưng phải gửi yêu cầu bằng văn bản trước ít nhất 10 ngày làm việc.
3. Trước khi TƯTT hết hạn, hai bên có thể thương lượng kéo dài thời hạn
TƯTT hoặc ký kết TƯTT mới. Khi TƯTT hết hạn mà hai bên vẫn còn đang
thương lượng thì TƯTT này vẫn có hiệu lực.

[…] Điều 5: Thời giờ làm việc

1. Thời giờ làm việc của người lao động không quá 08 giờ trong một
ngày và 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời
giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần, nhưng phải thông báo trước cho người
lao động biết.
2. Thời gian bắt đầu và kết thúc giờ làm việc trong ngày do Thủ trưởng
đơn vị quy định.
3. Các trường hợp được phép rút ngắn thời gian lao động hàng ngày
được thực hiện theo quy định tại Điều 137 và Điều 148 BLLĐ.
Điều 13: Một số thỏa thuận khác
[…] 3. Trường hợp người lao động xin đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động với lý do chính đáng và thực hiện trách nhiệm báo trước theo quy
định của pháp luật, cán bộ phụ trách có trách nhiệm nhận đơn và gửi người có
thẩm quyền. Nếu cán bộ phụ trách không nhận đơn, người lao động có quyền
gửi trực tiếp ở phòng nhân sự của công ty hoặc nhờ công đoàn cơ sở xác nhận
và chuyển đơn. Trường hợp này người lao động có quyền nghỉ việc khi hết thời
gian báo trước (được xem là nghỉ việc hợp pháp).
4. Khi có từ 10% người lao động trong một bộ phận trở lên xin nghỉ việc
cùng lúc, người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách
nhiệm phối hợp tìm hiểu lý do và giải thích cho người lao động. Người sử dụng
lao động có quyền từ chối đơn xin nghỉ việc của người lao động khi có lý do
không chính đáng hoặc trái quy định của pháp luật (trừ HĐLĐ không xác định
thời hạn). Trường hợp này, người sử dụng lao động sẽ xem xét giải quyết lần
lượt nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. […]

Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, anh chị hãy cho biết:

1. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội có thẩm quyền tiếp nhận thỏa
ước lao động tập thể doanh nghiệp không? Vì sao?(Linh dõ)
2. Các nội dung nêu trên trong thỏa ước lao động tập thể của công ty G có
phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?(Huyền)
3. Khi nội dung của TƯTT trái với quy định của pháp luật, chủ thể nào có
quyền yêu cầu tuyên bố TƯTT vô hiệu? (Ly thường)

You might also like