You are on page 1of 9

QUAN HỆ LAO ĐỘNG

1. Quan hệ pháp luật lao động là gì? Có những quan hệ pháp luật lao động nào?
2. Đặc trưng của quan hệ lao động?
3. Quan hệ lao động phải được hình thành trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động.
 Sai. Khoản 1 đoạn 2 Điều 13 BLLĐ
4. Có những chủ thể nào của quan hệ pháp luật lao động?
5. Mọi công dân VN đều có thể trở thành người lao động.
 Sai. Trường hợp mất năng lực hành vi dân sự thì không được làm việc. Luật không
cấm người bị hạn chế NLHVDS tham gia lao động
6. Người lao động phải có năng lực hành vi phù hợp với quy định của pháp luật lao
động.
 Đúng
7. Người lao động phải từ đủ 13 tuổi trở lên.
 Sai.
8. Người lao động nước ngoài đến VN làm việc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự.
9. Người sử dụng lao động phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
 Sai. Trong trường hợp là pháp nhân, năng lực hành vi (năng lực thực hiện quyền
và nghĩa vụ) có thể có hoặc không. BLLĐ chỉ yêu cầu cá nhân có NLHVDS.
10. Sự kiện pháp lí nào làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động?
11. Hãy so sánh các điều kiện để người lao động nước ngoài là công dân các nước
trong khu vực ASEAN và các nước ngoài ASEAN đến VN làm việc.
 NLĐ các nước trong ASEAN và các nước khác là như nhau, đều là NLĐ nước
ngoài.
VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ
1. Anh A làm việc tại công ty X từ 01/01/2008, chính thức ký hợp đồng lao động từ
ngày 01/03/2008 (thử việc 2 tháng), hợp đồng lao động thời hạn 12 tháng, lương
theo hợp đồng của a là 2.000.000/tháng, tiền ăn trưa là 500.000 đồng/tháng. Tuy
nhiên đến ngày 20/03/2009, công ty có chính sách cắt giảm nhân sự và anh A nằm
trong diện bị cắt giảm nhân sự. Doanh nghiệp X cho rằng A chưa đủ điều kiện
nhận trợ cấp mất việc, còn anh A thì cho rằng mình phải nhận được khoản trợ cấp
tối thiểu bằng 2 tháng tiền lương. Hỏi, trường hợp này A có được trả trợ cấp mất
việc làm hay không?
 Điều kiện để nhận trợ cấp mất việc: làm việc đủ 12 tháng trở lên (tính cả thời gian
thử việc)
- Nghị định 145.
- 1 năm 3 tháng = 1,5 năm = 2 tháng tiền lương
- Tất cả thời gian dưới 2 năm thì được trả bằng 2 năm.
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
1. Hiện nay có các loại HĐLĐ nào? So sánh BLLĐ 2012-2019
2. Giao kết HĐLĐ khác gì so với giao kết HĐ
3. Tạm hoãn thực hiện HĐLĐ là gì? Nghỉ thai sản có phải tạm hoãn không?
4. HĐ thử việc khác gì so với HĐLĐ
5. HĐLĐ có thể giao kết bằng hành vi cụ thể không? Cho ví dụ?
6. Thử việc có thể tiến hành nhiều lần với các công việc khác nhau được hay không?
7. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ thì NLĐ không được hưởng lương
8. Trong quan hệ cho thuê lại lđ có những loại HĐ nào được giao kết?
9. Giao kết HĐLĐ và HĐ thử việc có mối quan hệ như nào?
10. HĐLĐ khi giao kết với người bị mất NL HVDS thì bị tuyên bố vô hiệu.
11. Trình bày lại chủ thể ký kết.
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Tổ chức đại diện người lao động là gì?
2. Có những loại tổ chức đại diện nào? Các tổ chức này được thanh lập như thế nào?
3. Trong DN nếu có cùng lúc nhiều tổ chức đại diện thì tổ chức nào sẽ có quyền đại
diện cho tập thể lao động trong việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ?
4. HĐLĐ có hiệu lực từ thời điểm giao kết, tưlđtt có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.
 sai. Từ thời điểm ký kết (khoản 1 điều 78 BLLĐ)
5. Đơn vị sử dụng lao động chưa có bch công đoàn cơ sở hoặc lâm thời sẽ không ký
được TƯLĐTT.
 Sai. Nếu kh có BCH công đoàn cơ sở hoặc lâm thời thì vẫn có thể ký được nếu có
tổ chức đại diện đơn vị lao động
6. Chủ thể thương lượng tập thể theo quy định của BLLĐ 2019 so sánh với BLLĐ
2012.
 Chủ thể khác là có thêm các tổ chức đại diện NLĐ.
7. HĐLĐ được giao kết trái với tưtt thì sẽ bị vô hiêu.
 Chỉ bị vô hiệu một phần khi vi phạm tưtt (khoản 2 điều 15)
8. Trong trường hợp DN có nhiều tổ chức đại diện thì tổ chức nào có quyền đứng ra
thương lượng và giao kết tutt
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
1. Thời giờ làm việc là gì? Có những loại thời giờ làm việc nào?
Khái niệm làm việc theo tiêu chuẩn và không theo tiêu chuẩn không phải thuật
ngữ pháp lý và không được quy định trong luật. Vd: tài xế xe đưa đón của nhà
trường, phi công, thuyền viên thuyền trưởng… được coi là đối tượng đặc thù sẽ
chịu cơ chế trả lương và kiểm soát khác với người làm việc bình thường
2. Có những cách bố trí giờ làm việc nào?
3. Thời giờ làm việc tối đa trong mọi trường hợp là 12h/ngày
 Sai. Căn cứ điều 116, maximum là 24/24
4. Nếu 1 ngày người lao động làm việc vượt quá 8h/ngày thì phần vượt quá là làm
thêm.
 Sai, giờ làm việc thứ 9, thứ 10 vẫn được coi là giờ làm việc bình thường nếu làm
theo tuần. Căn cứ Điều 105 BLLĐ
5. A có thâm niên 12 năm công tác tại doanh nghiệp X. Vào tháng 4 năm 2021 A xin
nghỉ phép năm, hãy tính số ngày phép năm tối đa mà A có thể hưởng tại thời điểm
này giả sử số ngày nghỉ của các năm trước đã dùng hết, biết số ngày đi và về tổng
cộng là 4 ngày.
 Khoản 2 điều 113 BLLĐ, khoản 1 Điều 66 NĐ145, số ngày nghỉ phép năm sẽ
được tính là (12+2)/12*4 = 4,7 ngày + 2 ngày đi đường (4-2) = 6,7.
6. Hãy phân biệt nghỉ chuyển ca và nghỉ giữa ca? Cho vd:
 Giống: cùng là những ngày nghỉ mà người lao động được quyền sử dụng theo ý
muốn, không ai can thiệp được;
 Khác:
7. Nghỉ hàng tuần là việc nghỉ có hưởng lương.
 Sai, vì nghỉ hàng tuần là nghỉ không có hưởng lương (vì nó không quy định trong
phần có trả lương của luật)
8. Chị A làm việc theo HĐLĐ 3 năm, từ ngày 1/2/2021 chị nghỉ thai sản, đến ngày
1/8/2021 chị đi làm trở lại và ngay lập tức xin nghỉ phép năm. NSDLĐ từ chối cấp
phép năm. Việc từ chối là đúng hay sai? Tại sao?
 Căn cứ khoản 7 điều 65 NĐ145/2020 thì thời gian nghỉ thai sản vẫn được coi là
thời gian làm việc để cấp phép năm.
9. Thời gian nghỉ trong giờ làm việc ít nhất là 45 phút.
 Sai, căn cứ khoản 1 điều 119, nghỉ 30’ chứ không phải 45’
10. DN x bố trí NLĐ làm việc từ 8h đến 16h30 có 30 phút nghỉ giải lao và tính tổng
giờ làm việc là 8h. Cách tính này đúng hay sai? Tại sao?
 Áp dụng đoạn 2 khoản 1 điều 119 – làm việc theo ca liên tục thì khoảng thời gian
được nghỉ ở giữa đó sẽ tính luôn vào giờ làm việc.
 Còn nếu làm việc theo giờ hành chính, tách ra làm 2 buổi riêng thì cái giờ nghỉ đó
sẽ không được tính
11. Anh A không nghỉ phép năm các năm 2018 và đề nghị gộp vào để nghỉ trong năm
2019 nhưng không được NSDLĐ chấp nhận. Việc từ chối này là đúng hay sai? Tại
sao?
 Đúng. Căn cứ điều 113 BLLĐ Luật quy định phải có sự thoả thuận
12. Thời giờ làm thêm được quy định như thế nào?
 Về nguyên tắc: dựa trên cơ sở sự thoả thuận, có khống chế giờ làm thêm tối đa
 Các th đặc thù:
13. Tại sao cần quy định giới hạn số giờ làm việc và số giờ làm thêm?
14. Nếu 30/4 trùng vào thứ 7, ngày 1/5 trùng với chủ nhật thì NLĐ sẽ được nghỉ bù
ngày 2/5 và 3/5. Vậy ngày 2/5, 3/5 này sẽ là ngày nghỉ gì?
 Đi làm vào ngày nghỉ bù tính là đi làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần, nên tiền
lương sẽ được tính theo ngày nghỉ hàng tuần
14. Nếu NLĐ mang thai từ tháng thứ 7 tự nguyện xin làm việc ban đêm thì việc chấp
nhận có vi phạm pháp luật hay không? Tại sao?
 Việc chấp nhận yêu cầu của người lao động thì NSDLĐ sẽ bị xử phạt vì Điều 137
BLLĐ cấm.
KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
1. Kỷ luật lao động có thể được hiểu theo những nghĩa nào?
 Điều 117 BLLĐ
 Chế tài mà người không có tinh thần kỷ luật cao hoặc vi phạm quy tắc ứng xử phải
chịu.
2. Mối quan hệ giữa kỷ luật lao động và nội quy lao động? Phân tích quy định điều
117 BLLĐ
 Nội quy lao động là cơ sở để hình thành kỷ luật lao động với ý nghĩa là sự tuân
thủ. Kỷ luật lao động làm cho nội quy lao động có hiệu lực, để NLĐ tuân thủ
nghiêm túc.
3. DN sử dụng dưới 10 lao động thì không cần lập nội quy lao động.
 Sai. Theo điều 118.1 BLLĐ, “NSD LĐ phải ban hành nội quy lao động, nếu sử
dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.” →
buộc phải ban hành nội quy lao động tuy nhiên kh bắt buộc là văn bản, có thể thoả
thuận nội quy và đưa vào HĐ.
 Có 2 cách thể hiện NQLĐ: bằng văn bản hoặc thoả thuận để đưa vào HĐ
4. Nội quy lao động bắt buộc phải xây dựng ở những DN có từ 10 lao động trở lên.
 Sai. Điều 118.1 BLLĐ, NQLĐ bắt buộc phải xây dựng ở các DN và DN có từ 10
lao động trở lên buộc phải xây dựng dưới hình thức bằng văn bản.
5. Điều kiện để áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động
 Căn cứ để áp dụng xử lý kỷ luật:
- Điều 117: hành vi vi phạm kỷ luật: vi phạm nội quy hoặc pháp luật trong trường
hợp pháp luật là 1 phần của nội quy
- Điều 122.1.a: có lỗi.
6. Trình tự, thủ tục áp dụng kỷ luật lao động:
 Điều 122.6 BLLĐ - nđ145:
- Bước 1: lập biên bản về hành vi vi phạm
- Bước 2: thông báo (chuẩn bị mở phiên họp: ấn định địa điểm, thời gian → thông
báo đến NLĐ,…)
- Bước 3: tổ chức phiên họp → lập biên bản cuộc họp
- Bước 4: ra quyết định xử lý kỷ luật.
7. Ý nghĩa của việc xoá kỷ luật lao động
 Khôi phục các quyền
 Không còn tái phạm nữa
8. Trường hợp nào đăng ký nội quy ở cơ quan chuyên môn về lao động cấp tỉnh và
trường hợp nào ở cấp huyện?
 Trong mọi trường hợp, NSD LĐ sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng
ký nội quy tại CQNN
 Nếu uỷ quyền thì đăng ký cấp huyện, không có uỷ quyền thì đương nhiên đăng ký
cấp tỉnh.
 Tuỳ trường hợp của khu vực
9. Người lao động trộm cắp ngoài phạm vi nơi làm việc thì không thể bị sa thải
 Đúng. Điều 125.1 BLLĐ
10. Điều kiện áp dụng trách nhiệm vật chất đối với người lao động
 Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động, có quan hệ nhân quả và có lỗi.
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Phần 1
1. Bảo hiểm xã hội là gì? Phân biệt BHXH và các loại hình bảo hiểm khác?
 BH phi lợi nhuận - BHXH là BH duy nhất phi lợi nhuận vs BH lợi nhuận.
2. Có các chế độ ốm đau nào?
 Có 2 chế độ ốm đau: Bản thân NLĐ và con NLĐ
3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau?
 Trường hợp bản thân NLĐ ốm đau: NLĐ ốm đau kh phải tai nạn lao động, phải
nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
 Trường hợp con NLĐ ốm đau: con dưới 7 tuổi bị ốm, NLĐ nghỉ việc, có xác nhận
của cơ sở y tế có thẩm quyền
4. Cách tính chế độ ốm đau.
5. Nếu người lao động bị ốm đau trong khi nghỉ Tết cổ truyền thì có được hưởng chế
độ ốm đau không?
 Tuỳ từng trường hợp.
6. Ông A đã đóng BHXH 20 năm, ông phát hiện bị ung thư giai đoạn cuối vào tháng
11 năm 2019. Sức khoẻ của ông trong tình trạng không tốt nên không thể tiếp tục
đi làm. Hỏi ông có thể nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa là bao lâu?
 Hết 180 ngày rồi tiếp tục tối đa 20 năm (bằng thời gian đóng BHXH)
7. Chị B đi làm và đóng BHXH từ tháng 1/2017. Đến tháng 6/2018 chị có thai và
phải nghỉ việc vì thai khó. Ngày 17/3/2019 chị sinh con. Hỏi chị có đủ điều kiện
hưởng chế độ trợ cấp thai sản không? Tại sao?
 khoản 3 – dành cho NLĐ nữ phải nghỉ việc ở nhà khi gặp sự cố thai sản
 Điều kiện 1: không đáp ứng: vì chỉ mới đóng 2 tháng trong 12 tháng trước khi sinh
con. → không đủ điều kiện để hưởng.
8. Anh A bị tai nạn giao thông trên đường đi đám cưới về.
a) Anh có thể xin hưởng chế độ ốm đau không? (giả sử anh không uống rượu,
bia).
b) Anh A có thể xin nghỉ phép năm trong thời gian điều trị tai nạn không? Nếu
doanh nghiệp từ chối thì từ chối có vi phạm pháp luật không?
 Không thuộc trường hợp hưởng tai nạn lao động → được hưởng ốm đau.
 Tuỳ vào tình hình thực tế của DN. A có thể xin nghỉ phép năm nhưng DN có thể
đồng ý hoặc không (bản chất của nghỉ phép năm là nghỉ phép có lương).
9. Tai nạn lao động là gì? Bệnh nghề nghiệp là gì?
10. Chị A đi làm và đóng BHXH từ tháng 1/2019. Đến ngày 1/4/2020 chị A có thai, do
tình trạng thai nghén không tốt nên bác sỹ chỉ định chị phải nghỉ ở nhà dưỡng thai.
Chị A xin nghỉ việc từ 1/8/2020 đến 5/12/2020 chị A sinh con.
Hỏi chị có đủ điều kiện nhận trợ cấp thai sản hay không? tại sao? cơ sở pháp lý
nào?
 Tính từ 12/2019 → 11/2020: đã đóng BHXH 10 tháng. → đủ điều kiện.
11. Ông X bị tai nạn lao động trong khi làm việc tại doanh nghiệp M. Tỷ lệ suy
giảm khả năng lao động được xác định là 27%.
a) Hãy xác định trợ cấp tai nạn lao động mà cơ quan BHXH chi trả cho X, biết
rằng X làm việc liên tục tại doanh nghiệp X từ 1/1/2005 đến thời điểm xảy ra
tai nạn là ngày 1/8/2017. Và tiền lương bình quân trong năm 2017 của X là
7.500.000đ/tháng.
 Ông A thoả mãn các điều kiện được trả trợ cấp tai nạn lao động quy định tại Điều
43 Luật BHXH: trợ cấp 1 lần theo khoản 1 Điều 46 Luật BHXH.
 Theo khoản 6 Điều 11 NĐ88/2020/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp bắt buộc:
“Tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được xác
định như sau:
a) Đối với trường hợp bị tai nạn lao động là tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động;
b) Đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp là tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến tháng trước liền kề tháng làm công việc mà công việc
đó gây ra bệnh nghề nghiệp;
c) Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng
lao động thì thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
trùng nhau của các hợp đồng lao động chỉ được tính một lần;
d) Một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.”
 ông A đã đóng quỹ bảo hiểm xã hội 12 năm 6 tháng  đóng 12 năm.
- Trợ cấp 1 lần: ( 5+ ( 27−5 )∗0 , 5 )∗1,300,000=20,800,000 VNĐ
- Trợ cấp hưởng thêm: ( 0 , 5+0 , 3∗11)∗7,500,000=28,500,000 VNĐ
b) Với TNLĐ như trên, NSDLĐ sẽ chi trả gì cho X? giả định NLĐ hoàn toàn
không có lỗi.
c) Nếu NSDLĐ đã mua bảo hiểm tai nạn cho X thì khi xảy ra TNLĐ họ còn có
trách nhiệm chi trả gì nữa cho X không? Tại sao? Cơ sở pháp lý?
12. Bà Nga làm việc tại công ty An Khánh đã lâu nhưng không đi kiểm tra sức khỏe
định kỳ. Đến tháng 11/2018 khi khám định kỳ, thì bác sĩ thông báo là bà bị bệnh
nghề nghiệp theo quy định với mức suy giảm khả năng lao động 55%.
Hãy cho biết mức trợ cấp theo chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành mà bà Nga được
hưởng là bao nhiêu? Biết tiền lương bình quân năm 2018 của bà là
6.000.000đ/tháng và bà đã làm việc tại doanh nghiệp từ 2/1998.
 Bà Nga đã đóng bảo hiểm được: 20 năm 9 tháng  20 năm
 Bà Nga đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp theo Điều 44 Luật BHXH.
 Mức trợ cấp: 1.456.200 đồng/tháng
- Trợ cấp hằng tháng: (30% + (55-31)*2% ) * 1.390.000 = 1.084.200 đồng
- Trợ cấp hưởng thêm hằng tháng: (0,5% + 0,3% * 19) * 6.000.000 = 372.000 đồng
Phần 2
Ví dụ: Ông X có 40 năm đóng BHXH (tham gia BHXH từ năm 1983.) Về hưu năm
2023: đối với đàn ông thì để tính tỷ lệ hưởng lương hưu:
- 45% thì phải đóng 20 năm
- 20 năm: mỗi năm được 2% → 40%
 85% nhưng max là 75% → thừa 10% (1 năm là 2%) → bị thừa 5 năm.
 35 năm tương ứng với 75%
 Trợ cấp 1 lần = (40 – 35) x 0,5 x 10
1. Ông A đi làm và đóng BHXH được 22 năm, ông bị suy giảm khả năng lao động
65% và xin nghỉ hưu khi được 50 tuổi. Hỏi ông A có đủ điều kiện hưởng lương
hưu hay không, giả sử ông A có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc?
 Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 55 Luật BHXH, ông A đã đáp ứng đủ các điều
kiện:
- có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
- có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Chị B đóng BHXH được 15 năm, chị đã 55 tuổi. Hỏi chị B có đủ điều kiện
hưởng lương hưu hay không?
- Theo khoản 1 Điều 54 Luật BHXH thì chị B phải đóng BHXH đủ 20 năm mới
được hưởng lương hưu.
3. Chế độ tử tuất là gì? Có các chế độ trợ cấp tuất nào? Điều kiện hưởng từng chế
độ trợ cấp tuất.
- Chế độ tử tuất là
- Gồm chế độ mai táng phí và trợ cấp tiền tuất.
- Điều kiện trợ cấp tuất hàng tháng:

- Điều kiện trợ cấp tuất một lần:
4. Bà H nghỉ hưu từ 1.4.2018 có 23 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm 71% khả
năng lao động, khi nghỉ hưu bà H 48 tuổi.
a. Bà H có đủ điều kiện hưởng lương hưu không?
 Theo điểm b khoản 1 Điều 55 Luật BHXH:
- Đóng đủ 20 năm BHXH
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi, sau đó mỗi năm
tăng thêm một tuổi  năm 2018 thì độ tuổi nghỉ hưu là 48 tuổi: bà H đủ tuổi.
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu
khi suy giảm khả năng lao động
b. Nếu đủ, hãy tính tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà H
 Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng: Điều 56 Luật BHXH
- 15 năm: 45%
- 8 năm tiếp theo: 8*2% = 16%
 Tổng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45+16=61%
5. Ông A sinh ngày 5/8/1960, hỏi ông A sẽ về hưu ở thời điểm nào? Giả sử ông làm
việc trong môi trường làm việc bình thường.
 Căn cứ Điều 169 BLLĐ: Ông A nghỉ hưu vào ngày 5/8/2022.
6. Bà A sinh ngày 16/3/1966, bà A đã tham gia BHXH từ năm 1990.
a. Hãy xác định bà A có đủ điều kiện hưởng lương hưu hay không? Tại sao?
Biết bà A làm việc trong môi trường bình thường. Hãy tính tỷ lệ hưởng
lương hưu của bà A khi bà A nghỉ hưu vào năm 2023 trong tình huống này.
 Điều kiện hưởng lương hưu:
- Bà A đã nghỉ hưu năm 2023: nghỉ hưu vào năm 57 tuổi. Theo khoản 2 Điều 169
thì đến năm 2023, độ tuổi nghỉ hưu đối với nữ là 56 tuổi.  đủ điều kiện tuổi nghỉ
hưu
- Bà A đã tham gia BHXH 33 năm  đủ điều kiện đóng BHXH.
 Tỷ lệ hưởng lương hưu: 75%
- 15 năm: 45% + 18 năm tiếp theo: 18*3% = 99%  Theo khoản 1 Điều 56 thì tỷ lệ
hưởng lương hưu tối đa là 75%.
b. Giả sử bà A có đủ 15 năm làm công việc độc hại, hỏi bà A sẽ về hưu vào
năm nào? Tại sao?
 Theo khoản 3 điều 169 BLLĐ: “có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá
05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu”  bà có thể
nghỉ hưu vào năm 2016, trước khi BLLĐ 2019 có hiệu lực hoặc nghỉ hưu vào năm
2021, khi BLLĐ 2019 có hiệu lực.

You might also like