You are on page 1of 5

Câu 1: theo điều 117 Bộ LLD 2019 quy định: Kỷ luật lao động là những quy định về việc

tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao
động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định

Câu 2: khoản 3 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019: nghiêm cấm xử lý kỷ luật lao động đối
với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc
không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không
có quy định

Câu 3: sai, theo khoản 1 điều 118 quy định: Người sử dụng lao động phải ban hành nội
quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng
văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao
động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật
chất trong hợp đồng lao động

Câu 4: đúng, Căn cứ theo khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội quy
lao động như sau: Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng
từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.

Câu 5: Trách nhiệm kỷ luật lao động sẽ áp dụng khi có các căn cứ:
+ Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động
+ Có lỗi.

Câu 6: Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật
 Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm.
 Bước 2: Thông báo cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.
 Bước 3: Thành viên xác nhận tham dự cuộc họp.
 Bước 4: Tiến hành cuộc họp.
 Bước 5: Quyết định xử lý kỷ luật.

Câu 7: Thời gian xóa kỷ luật này có ý nghĩa rất lớn không chỉ vì sau khi xóa kỷ luật,
người lao động không còn phải chịu các hậu quả của xử lý kỷ luật lao động (trong trường
hợp khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương trong 06 tháng) mà còn là điểm mốc chấm
hết cho thời hạn thực hiện kỷ luật của người lao động. Trong thời hạn này, nếu người lao
động tiếp tục vi phạm đúng hành vi đã bị xử lý kỷ luật, người lao động có thể bị áp dụng
hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất là sa thải.

Câu 8: điều 125 Bộ LLD 2019 quy định: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô,
đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc . Như vậy, việc trộm cắp
ở đây phải xảy ra tại nơi làm việc thì công ty mới có căn cứ để xử lý người lao động. Do
đó, NLĐ trộm cắp tài sản không phải tại nơi làm việc thì công ty không có căn cứ để sa
thải.
Câu 9: Trách nhiệm vật chất sẽ áp dụng khi người lao động :
+Làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao
vật tư quá định mức cho phép.
+Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh
nghiệp

Câu 10: sai. Người lao động phải bồi thường theo quy định của pháp luật được quy định
trong điều 129 Bộ luật lao động 2019

Câu 12: sai. tạm đình chỉ công việc của người lao động không phải là hình thức xử lý kỷ
luật lao động mà chỉ là một biện pháp cần thiết để ngăn ngừa người lao động gây khó
khăn cho việc xác minh hành vi vi phạm của họ.

Câu 13: đúng. Trách nhiệm kỷ luật được áp dụng khi người lao động thực hiện hành vi vi
phạm kỷ luật lao động và có lỗi, trong đó trách nhiệm vật chất thêm căn cứ có thiệt hại
xảy ra và có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm, như vậy có thể hiểu khi người
lao động thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật, nếu có thiệt
hại gây ra thì sẽ phải chịu thêm trách nhiệm vật chất.

Câu 14: Trách nhiệm vật chất chỉ áp dụng với lỗi vô ý, không áp dụng với lỗi cố ý. Vì
nếu người lao động có lỗi cố ý sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Câu 15: *Về kỉ luật lao động

Sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

- Điểm b, khoản 1, Điều 122, BLLĐ năm 2019 quy định khi xử lý kỷ luật người lao động
phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động
đang bị xử lý kỷ luật là thành viên. Đây là một sửa đổi cho phù hợp với quy định mới của
BLLĐ năm 2019 về việc có thể có nhiều hơn một tổ chức đại diện người lao động tại cơ
sở.

- Điểm c, khoản 1, Điều 123, BLLĐ năm 2012 quy định, khi tiến hành xử lý kỷ luật,
người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào
chữa. Điểm c, khoản 1 Điều 122, BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm ngoài luật sư, người
lao động có thể nhờ tổ chức đại diện người lao động bào chữa cho mình.

- BLLĐ năm 2012 quy định nguyên tắc khi kỷ luật người lao động dưới 18 tuổi phải có
sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật. Nội dung này đã được
BLLĐ năm 2019 điều chỉnh lại; theo đó, kỷ luật người chưa đủ 15 tuổi phải có sự tham
gia của người đại diện theo pháp luật (khoản 1, Điều 122 BLLĐ năm 2019). Quy định
này thống nhất với quy định tại Điều 136, Bộ luật Dân sự năm 2015, cha, mẹ đương
nhiên là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Bên cạnh đó, BLLĐ năm
2019 đã điều chỉnh độ tuổi dành cho nguyên tắc này; theo đó, từ ngày 01/01/2021, khi
tiến hành xử lý kỷ luật phải có người đại diện theo pháp luật chỉ áp dụng với trường hợp
người lao động dưới 15 tuổi.

Sửa đổi quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

BLLĐ năm 2012 quy định là hết thời hiệu xử lý kỷ luật mới kéo dài 60 ngày, BLLĐ năm
2019 đã mở rộng quy định là còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời
hiệu đến 60 ngày. Cụ thể: Đối với một số người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm,
đau, điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ,
tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh đối với hành
vi vi phạm pháp luật; lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 12
tháng tuổi, khi hết thời gian trên, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60
ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động, nhưng không quá 60 ngày kể từ
ngày hết thời gian nêu trên (Khoản 2, Điều 123, BLLĐ 2019).

Quy định này tạo điều kiện để đảm bảo cho các bên có đủ thời gian để thực hiện đúng các
quy trình, trình tự thủ tục về xử lý kỷ luật lao động.

Tách bạch rõ ràng các hình thức xử lý kỷ luật

Điều 124, BLLĐ năm 2019 quy định 04 hình thức kỷ luật lao động bao gồm: Khiển trách
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng - Cách chức - Sa thải. So với quy định
của BLLĐ năm 2019, các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong BLLĐ năm 2012 cũng
vẫn với 4 hình thức như vậy nhưng được nhóm thành 3 khoản; ở BLLĐ năm 2019 thì các
hình thức này được tách bạch rõ ràng hơn, tránh khi thực hiện có thể hiểu nhầm các hình
thức xử lý kỷ luật "kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức" như
trong khoản 2 của BLLĐ năm 2012 là một hình thức.

Thêm trường hợp người sử dụng lao động được sa thải người lao động

Đối với quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sai thải, So với BLLĐ năm 2012,
BLLĐ năm 2019 quy định thêm 01 trường hợp bị áp dụng hình thức sa thải là người lao
động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Hành vi này phải được nêu rõ trong
nội quy lao động mà doanh nghiệp ban hành (khoản 2, Điều 125). Việc bổ sung quy định
này là cần thiết, đây được coi là giải pháp thiết thực giúp người lao động, đặc biệt là lao
động nữ yên tâm làm việc.

Bên cạnh đó, BLLĐ năm 2019 quy định rõ thời gian người lao động tự ý bỏ việc cộng
dồn tính theo ngày thay vì theo tháng, theo năm đối với hành vi tự ý bỏ việc không có lý
do chính đáng (05 ngày trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày trong thời hạn 365 ngày -
khoản 2, Điều 125).

Sửa đổi. bổ sung về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

- BLLĐ năm 2019 đã làm rõ khái niệm "xâm phạm nhân phẩm" theo quy định tại BLLĐ
năm 2012 bằng những hành vi dễ nhận dạng: sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân
phẩm (Khoản 1, Điều 127, BLLĐ 2019).

- Điều 127, BLLĐ năm 2019 đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao
động, trong đó khoản 3 quy định nghiêm cấm: "Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao
động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa
thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy
định". Quy định này nhằm mục đích bảo vệ người lao động, tránh việc người sử dụng lao
động lạm dụng để xử lý kỷ luật người lao động với các hành vi mà nội quy lao động
không quy định, hợp đồng lao động không có thỏa thuận, hoặc các văn bản quy phạm
pháp luật về lao động không có quy định.

* Về trách nhiệm vật chất

BLLĐ năm 2019, ngoài việc quy định người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc
có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật, đã bổ sung thêm "hoặc theo nội quy lao động của người sử dụng
lao động" (Khoản 1, Điều 129, BLLĐ 2019).

Theo quy định của BLLĐ năm 2012, người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc
có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật. Điều này dẫn đến trường hợp nếu người sử dụng lao động có quy định về
bồi thường khác với quy định về bồi thường theo quy định của pháp luật thì vẫn phải thực
hiện theo quy định về bồi thường của pháp luật; như vậy người lao động có thể phải bồi
thường mức cao hơn so với thiệt hại thực tế hoặc ngược lại. BLLĐ năm 2019 đã quy định
mở rộng hơn là có thể bổi thường theo quy định trong nội quy lao động của doanh
nghiệp. Điều này tăng tính chủ động và linh hoạt cho người sử dụng lao động trong việc
căn cứ vào tính chất, điều kiện đặc thù của doanh nghiệp, mức độ thiệt hại, điều kiện
hoàn cảnh của NLĐ để đưa ra các mức bồi thường cho phù hợp với thực tế, tránh thiệt
hại cho cả doanh nghiệp và cả người lao động.

Câu 16: Vì việc xóa kỷ luật chỉ áp dụng đối với trường hợp người lao động bị khiển
trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng. Trong hai trường hợp, về cơ bản
người lao động vi phạm ở mức độ chưa nghiêm trọng, chưa ảnh hưởng lớn đến trật tự, nề
nếp trong đơn vị, cần thiết tạo cơ hội cho họ khắc phục, sửa chữa. Còn việc NLĐ bị sa
thải là trường hợp vi phạm nặng nên không thể xóa kỷ luật

Câu 17: Nội quy lao động là một văn bản do người sử dụng lao động ban hành ra
nhằm tạo ra và duy trì kỷ luật trong lao động của đơn vị và nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, nội quy lao động cũng
là cơ sở để xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm.

Câu 18: Trách nhiệm vật chất là việc người sử dụng lao động thực hiện xử lý bồi thường
thiệt hại đối với người lao động. Thông thường, trách nhiệm vật chất được ghi nhận trong
nội quy lao động hoặc được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Bồi thường thiệt hại là Hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt
hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh
thần cho bên bị thiệt hại.

Câu 19: sai. Vì phạt tiền hay trừ lương là không được xem hình thức xử lý kỷ luật. Và
đây là hành vi bị nghiêm cấm.

Câu 20: Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng là một hình thức xử lý kỷ luật
lao động khi đó người lao động sẽ bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên
so với thời gian quy định.

Giả sử quy định của công ty là 12 tháng mới nâng lương 1 lần, thời điểm nâng lương gần
nhất là 01/1/2019, đợt nâng lương tiếp theo là 01/1/2020. Tháng 3/2019 bị kỷ luật kéo dài
hình thức nâng lương 6 tháng. Vậy sẽ bị kéo dài thời hạn nâng lương là 06 tháng, tức là
phải đợi đến 1/7/2020 mới được nâng lương.

You might also like