You are on page 1of 2

https://lsvn.

vn/hoan-thien-phap-luat-ve-ky-luat-lao-dong-theo-bo-luat-lao-dong-
20191637857188.html

1. Hai bất cập trong BLLD 2019


Thứ nhất, theo điểm a khoản 1 Điều 122 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định:
“Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động”1
NLĐ bị xem là có lỗi khi người đó có hành vi vi phạm nội quy lao động, gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho chủ thể khác. Việc phải chứng minh được lỗi trước khi xử
lý kỷ luật là phù hợp, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho NSDLĐ bởi việc này là rất
khó.
Ví dụ: NSDLĐ không thể chứng minh lỗi của NLĐ khi xử lý kỷ luật sa thải NLĐ đó
là: “trường hợp về việc tranh chấp kỷ luật lao động sa thải giữa nguyên đơn là ông Đỗ
Quốc T và bị đơn là Công ty R. Theo đó, ngày 29/7/2013, Công ty R đã ban hành quyết
định kỷ luật sa thải đối với ông T. Công ty R cho rằng, ngày 27/7/2013, khi ra về, ông T
bị chặn lại từ cổng bảo vệ để tiến hành kiểm tra và phát hiện trong cốp xe có 01 điều
khiển máy lạnh từ xa của Công ty R. Tại biên bản làm việc, ông T không thừa nhận hành
vi và cũng không ký vào biên bản vì cho rằng mình không lấy cắp tài sản của Công ty R.
Ông T không biết vì sao chiếc điều khiển nằm trong cốp xe của mình trong khi xe ông đã
bị hư khóa cốp xe từ lâu. Tại phiên tòa, hoạt động xét xử phúc thẩm nhận định rằng việc
Công ty R khẳng định ông T trộm cắp tài sản nhưng lại không chứng minh được hành vi
trộm cắp của ông T, trong khi ông T không thừa nhận hành vi trộm cắp, còn vật chứng
trong cốp xe máy của ông vì sao có thì ông không biết, xe ông đã hư khóa cốp từ lâu và
xe lại để tại bãi xe. Do đó, Công ty R chưa đủ cơ sở kết luận ông T có hành vi trộm cắp
tài sản của Công ty là chiếc điều khiển máy lạnh và việc tiến hành xử lý kỷ luật sa thải
đối với ông T của Công ty R là trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến danh dự, quyền và lợi
ích 73 hợp pháp của NLĐ. Vì vậy, hoạt động xét xử phúc thẩm đã tuyên hủy quyết định
sa thải, buộc Công ty R phải nhận ông T trở lại làm việc và bồi thường thiệt hại cho ông
T. Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng việc chứng minh lỗi của NLĐ là rất
quan trọng khi NSDLĐ ban hành quyết định xử lý kỷ luật sa thải. Tuy nhiên, việc chứng
minh lỗi của NLĐ không bao giờ là đơn giản. Do đó, nếu không có đủ căn cứ, không thể
chứng minh được lỗi của NLĐ mà NSDLĐ vẫn ban hành quyết định sa thải thì NSDLĐ
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho NLĐ và các trách nhiệm khác theo quy
định của pháp luật”2

1
Điều 122 Bộ luật lao động 2019
2
Nguyễn Thành Vinh (2019) Kỷ luật sa thải theo pháp luật lao động Việt Nam, luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã
hội
Thứ hai, theo điểm b khoản 1 Điều 122 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định: “Phải
có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị
xử lý kỷ luật là thành viên”3
Trên thực tế thì đa số chỉ những doanh nghiệp lớn mới có tổ chức đại diện người lao
động được thành lập và hoạt động trong công ty. Vậy nếu doanh nghiệp không có tổ chức
của người lao động thì việc xét kỷ luật lao động diễn ra như thế nào? Bởi hầu hết các
doanh nghiệp vừa và nhỏ để không có tổ chức người lao động. Khi đó, nếu việc xét xử
diễn ra có thể sẽ gây bất lợi cho phía người lao động về việc không đảm bảo được lợi ích
hợp pháp của mình. Bên cạnh đó thì khi người lao động bị xử lý kỷ luật với những lý do
chính đáng và hợp pháp nhưng người lao động vẫn cố tình lấy lý do người sử dụng lao
động khi tiến hành xử lý kỷ luật không có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao
động để khởi kiện ngược lại người sử dụng lao động theo điểm b khoản 1 điều 122 Bộ
luật lao động 2019.
2. Hai kiến nghị
Thứ nhất, căn cứ xác định lỗi của NLĐ: Có thể căn cứ vào nhận thức và thái độ của
NLĐ và áp dụng tương tự như quy định vấn đề lỗi trong trách nhiệm hình sự với 4 hình
thức cố ý (trực tiếp, gián tiếp), vô ý (do cẩu thả hoặc quá tự tin)
Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì phải có
sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập
công đoàn cơ sở để có thể tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật lao động.4

3
Điều 122 Bộ luật lao động 2019
4
Xử lý kỷ luật lao động khi người lao động không tham gia công đoàn,[ https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/xu-ly-
ky-luat-lao-dong-khi-nguoi-lao-dong-khong-tham-gia-cong-doan-133562-faqs.html], tuy cập ngày 29/09/2022

You might also like