You are on page 1of 10

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

1. Khái quát chung về Công đoàn


1.1. Địa vị pháp lý của Công đoàn
Địa vị pháp lý của tổ chức Công đoàn được thể hiện trong điều 1 của Luật
Công đoàn 2012. Theo đó, điều 1 Luật Công đoàn 2012 quy định “Công đoàn là
tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động,
được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của
xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho
cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây
gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh
tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa”.
Có thể thấy, quy định tại điều 1 Luật Công đoàn khá dài nhưng nổi bật lên
có 3 nội dung chúng ta cần lưu ý:
- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội.
- Công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Công đoàn đại diện, chăm lo, bảo vệ người lao động.
Ở Việt Nam chúng ta có một tổ chức chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản
Việt Nam. Điều 1 Luật Công đoàn 2012 quy định Công đoàn là tổ chức chính trị
- xã hội với hàm ý tổ chức Công đoàn có mối liên hệ nhất định và chặt chẽ với
tổ chức chính trị. Đồng thời Công đoàn cũng là một thành viên trong hệ thống
chính trị của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Công đoàn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là một
điểm đặc biệt giữa tổ chức Công đoàn Việt Nam với các tổ chức Công đoàn ở
các nước khác. Quy định này một lần nữa đã khẳng định vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Khoản 1 điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định:
1
“Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là
đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc…”.
Xuất phát từ quá trình lịch sử và thực tiễn hiện nay, Công đoàn có mối quan hệ
vô cùng mật thiết đối với Đảng, tổ chức Công đoàn không chỉ tham gia vào công
tác xây dựng Đảng, mà còn phải hiện thực hóa phương châm dựa vào tổ chức
Công đoàn để xây dựng Đảng. Tổ chức Công đoàn là “trường học” đặc biệt để
giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho công nhân và là cơ sở chính trị - xã
hội của Đảng trong công nhân, người lao động; là “cầu nối” giữa công nhân,
người lao động với Đảng. Đây là một nội dung đặc biệt quan trọng trong địa vị
pháp lý của tổ chức Công đoàn.
Nội dung tiếp theo trong quy định tại điều 1 Luật Công đoàn 2012 về việc
đại diện, chăm lo, bảo vệ người lao động, chúng ta sẽ được tìm hiểu cụ thể hơn
tại phần chức năng của tổ chức Công đoàn.
1.2. Bảo đảm điều kiện hoạt động của Công đoàn
Điều 2 Công ước số 87 của ILO: “Người lao động và người sử dụng lao
động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước
mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của
mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức
đó.” Theo đó, quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động tổ chức Công
đoàn tại cơ sở là quyền đương nhiên của người lao động khi tham gia vào quan
hệ lao động.
Nội luật hóa tinh thần của Công ước số 87, Điều 170 BLLĐ năm 2019 đã
khẳng định người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Công
đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
Ngoài ra, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp còn có quyền gia
nhập Công đoàn Việt Nam theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012. Việc
gia nhập hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người lao động, Nhà nước hay
người sử dụng lao động hay Công đoàn cơ sở cũng không có quyền can thiệp để
quyết định sáp nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
2
Bộ luật Lao động năm 2012 có dành riêng một điều để quy định về trách
nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm điều kiện hoạt động
Công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (Khoản 1 Điều 193 BLLĐ 2012).
Theo đó, Công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và
được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động Công
đoàn. Tuy nhiên, đến Bộ luật lao động năm 2019, thì quy định đã không còn
nữa. Thay vào đó, việc bảo đảm điều kiện hoạt động của Công đoàn được quy
định thông qua các điều:
- Điều 175. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên
quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động
tại cơ sở
- Điều 176. Quyền của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người
lao động tại cơ sở
- Điều 177. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện
người lao động tại cơ sở
1.3. Tình huống
Tình huống 1: Ngày 23/02/2021, anh L ký hợp đồng lao động với công ty
A trong thời gian 24 tháng từ 23/02/2021 đến 23/02/2023. Đến tháng 4/2022,
anh L được bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty A nhiệm kỳ 2022 -
2024. Ngày 24/02/2023, công ty thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bằng
văn bản đến anh L vì đã hết thời hạn của hợp đồng. Anh L đề nghị công ty gia
hạn hợp đồng nhưng công ty không đồng ý. Hỏi việc chấm dứt hợp đồng của
công ty A đối với anh L là đúng hay sai? Trong trường hợp đó, anh L có được
tiếp tục gia hạn hợp đồng hay không?
Đáp án: Công ty A chấm dứt hợp đồng với anh L là trái quy định của pháp
luật. Căn cứ theo khoản 4 điều 177 Bộ luật lao động 2019 quy định về Nghĩa vụ
của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì
người sử dụng lao động phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết
nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện
người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động. Do
3
đó, trong trường hợp này anh L được tiếp tục gia hạn hợp đồng. Trường hợp
không gia hạn hợp đồng lao động với cán bộ Công đoàn đang trong nhiệm kỳ
mà hết hạn hợp đồng, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35 Nghị định
12/2022/NĐ-CP.
Tình huống 2: Chị H hiện đang là Chủ tịch Công đoàn cơ sở của công ty B
nhiệm kỳ 2022 - 2024. Đến ngày 20/3/2023, chị H sẽ đủ điều kiện nghỉ hưu. Hỏi
trong trường hợp này, chị H có được công ty gia hạn hợp đồng hay không?
Đáp án: Chị H sẽ không được công ty gia hạn hợp đồng. Căn cứ theo
khoản 1 điều 36 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động được quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đủ điều kiện nghỉ
hưu theo quy định tại điều 169, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Khoản 4 điều 177 Bộ luật lao động 2019 cũng chỉ quy định rằng, người sử dụng
lao động phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho
người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động
tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động. Ở đây cần lưu ý là
“hết hạn hợp đồng lao động”. Trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu không được
xem là hết hạn hợp đồng lao động. Do đó, chị H sẽ không được công ty gia hạn
hợp đồng, trừ trường hợp giữa công ty và chị H có thỏa thuận khác.
2. Chức năng của Công đoàn
Chức năng của Công đoàn được thể hiện rõ ở điều 1 Luật Công đoàn 2012.
Ở đây chúng ta có thể nhóm các chức năng đó thành các nhóm cơ bản như sau:
- Đại diện tập thể người lao động: Đại diện tập thể người lao động là đại
diện cho tiếng nói của tập thể người lao động trong doanh nghiệp, trong ngành,
trong một quốc gia. Ví dụ: hoạt động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động
tập thể; khởi xướng, lãnh đạo đình công.
- Bảo vệ người lao động: Trong chế định hợp đồng lao động, khi doanh
nghiệp thực hiện hoạt động thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế,
hoặc sáp nhập, chia tách doanh nghiệp… mà tác động đến nhiều người lao động
thì doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng phương án sử dụng lao động và việc
4
xây dựng phương án sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức người
lao động (Khoản 2 điều 44 BLLĐ 2019).
- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội: Tham gia thanh tra,
kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động: Tuyên truyền, vận
động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành
pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ở đây có một vấn đề thực tiễn mà nhóm muốn mở rộng cho các bạn, đó là
việc Công đoàn khởi xướng, lãnh đạo đình công còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố
và dường như chức năng này của Công đoàn đang mờ nhạt so với các chức năng
khác. Sở dĩ nói bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác vì căn bản là Ban Chấp hành
Công đoàn cơ sở còn chịu sự tác động từ người sử dụng lao động. Thành viên
Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có thể đang là người làm công ăn lương của
người sử dụng lao động, mặt nào đó họ phải chịu sự quản lý, điều hành của
người sử dụng lao động theo quy định tại điều 6 Bộ luật lao động 2019. Và trong
quá trình hoạt động, tổ chức Công đoàn còn phải chịu sự phụ thuộc vào điều
kiện cơ sở vật chất. Do đó, dẫn đến một hệ quả là dường như tổ chức Công đoàn
cơ sở chưa có sự độc lập, bình đẳng với người sử dụng lao động, chưa đảm bảo
được yêu cầu khi tổ chức Công đoàn ra đời. Vì một trong những mục đích khi
thành lập tổ chức Công đoàn là nhằm để tập hợp sức mạnh tập thể để có thể độc
lập, đối kháng với người sử dụng lao động.
3. Hệ thống tổ chức của Công đoàn
Căn cứ theo điều 7 Luật Công đoàn 2012 và Điều lệ Công đoàn 2020, hệ
thống tổ chức của Công đoàn được tổ chức theo chiều dọc.
1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
2. Cấp tỉnh, ngành Trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương.
3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
a. Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
5
b. Công đoàn ngành địa phương;
c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công
nghệ cao
d. Công đoàn tổng công ty;
đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở

Công đoàn cấp Trung ương


(Tổng Liên đoàn)

Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc


Công đoàn cấp tỉnh Bao gồm
Trung ương; công đoàn ngành Trung ương và
tương đương.

– Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành


Công đoàn cấp trên trực Bao gồm phố thuộc tỉnh (liên đoàn lao động cấp huyện);
tiếp cơ sở – Công đoàn ngành địa phương;
– Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (công
đoàn các khu công nghiệp);
– Công đoàn tổng công ty;
– Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác

Bao gồm Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi


Công đoàn cấp cơ sở
chung là công đoàn cơ sở).

Lưu ý: Bộ luật lao động không có đề cập đến nghiệp đoàn, tuy nhiên chúng
ta có thể tìm hiểu rõ hơn trong điều lệ Công đoàn. Ví dụ như ở thành phố Hội
An có nghiệp đoàn xích lô, ở thành phố Hồ Chí Minh có nghiệp đoàn xe ôm.

6
Khái quát về Nghiệp đoàn
Nghiệp đoàn
Nghiệp đoàn là một tổ chức phi chính phủ, có nhiệm vụ đại diện cho quyền
lợi của các nhân viên trong một ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Nó
thường hoạt động để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động bằng cách đàm
phán với nhà tuyển dụng về mức lương, điều kiện làm việc và các vấn đề khác
liên quan đến việc làm. Ngoài ra, nghiệp đoàn còn có thể cung cấp các dịch vụ
hỗ trợ khác cho các thành viên của mình, bao gồm đào tạo và hỗ trợ tài chính.
Nghiệp đoàn cơ sở
Nghiệp đoàn cơ sở là một loại nghiệp đoàn mà các thành viên của nó là
những người lao động tại một địa phương cụ thể, chẳng hạn như tại một nhà
máy hoặc tại một khu vực sản xuất. Nghiệp đoàn cơ sở có nhiệm vụ đại diện cho
quyền lợi và lợi ích của người lao động trong đơn vị sản xuất hoặc trong khu
vực địa phương đó. Nó thường tham gia đàm phán với nhà tuyển dụng về mức
lương, điều kiện làm việc, các quy định an toàn và sức khỏe lao động và các vấn
đề khác liên quan đến việc làm.
Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp người lao động tự do hợp pháp, gồm:
- Lao động hành nghề vận tải, dịch vụ vận tải.
- Lao động hành nghề thương mại, dịch vụ thương mại, văn hóa, thể thao,
du lịch, y tế, y dược.
- Lao động hành nghề khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, hải sản.
- Lao động hành nghề cơ khí, xây dựng, điện tử, tin học.
- Thợ thủ công, mỹ nghệ, chế tác mỹ phẩm, hàng tiêu dùng...
(Khoản 2 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết
định 174/QĐ-TLĐ, Mục 11.2 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ)
4. Điều kiện và thủ tục để thành lập Công đoàn cơ sở
Tổ chức Công đoàn cơ sở: Được quy định tại khoản 2 điều 4 Luật Công
đoàn, theo đó Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn
viên Công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,

7
được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp
luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Căn cứ khoản 1 điều 13 Điều lệ Công đoàn 2020 quy định về điều kiện
thành lập Công đoàn cơ sở là:
- Công đoàn cơ sở được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao
động hoạt động hợp pháp;
- Có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia
nhập Công đoàn Việt Nam.
Trình tự thủ tục để thành lập Công đoàn cơ sở được quy định tại Điều 14
Điều lệ Công đoàn. Theo đó gồm các bước sau:
- Bước 1: Tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở
- Bước 2: Khi có đủ số lượng, tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở
- Bước 3: Công bố danh sách người lao động xin gia nhập Công đoàn,
tuyên bố thành lập ban chấp hành Công đoàn cơ sở, bầu ban chấp hành Công
đoàn cơ sở
- Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên
trực tiếp ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn cơ sở
- Bước 5: Công đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận
5. Thẩm quyền của tổ chức Công đoàn
5.1. Công đoàn Trung ương
Thẩm quyền của Công đoàn cấp Trung ương (Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam):
- Làm luật (VD: Nhà nước muốn ban hành, sửa đổi luật Công đoàn 2012
thì Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là nòng cốt trong công tác này. Như là
trình dự án luật, góp ý, sửa đổi bổ sung luật này)
- Tham gia các hội đồng: Để đưa ra các khuyến nghị
- Tham dự hội nghị/được tham khảo ý kiến: Đây là thẩm quyền thể hiện sự
dân chủ trong hoạt động quản lý nhà nước

8
5.2. Công đoàn cấp trên cơ sở
Thẩm quyền của Công đoàn cấp trên cơ sở: Ở đây nhóm chia ra là 2 nhóm
để các bạn dễ tiếp cận trong quá trình tìm hiểu:
- Theo đề nghị của người lao động tại doanh nghiệp chưa có tổ chức Công
đoàn: Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Người lao
động; đối thoại, thương lượng; tổ chức và lãnh đạo đình công
- Không cần có sự đề nghị của người lao động: Tuyên truyền vận động
hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn; yêu cầu
người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương
tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập Công đoàn cơ sở.
5.3. Công đoàn cơ sở
Thẩm quyền của Công đoàn cơ sở: Kiểm tra giám sát việc thực hiện các
quy định của Pháp luật lao động; tổ chức đối thoại giữa tập thể người lao động
với người sử dụng lao động; thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện
thỏa ước lao động tập thể; tham gia xây dựng nội quy lao động và xử lý kỷ luật
lao động
6. Kết luận
Công đoàn giữ vai trò quan trọng đối với người lao động, là một tổ chức
không thể thiếu để đứng giữa mối quan hệ giữa người lao động và người sử
dụng lao động. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, hài hòa mối
quan hệ này để cùng phát triển, giữ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên cần xác định đúng đắn vị trí, vai trò, chức năng của Công
đoàn trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó cần chủ động trong kiểm tra, giám
sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến công nhân, viên
chức, lao động tại doanh nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của người lao động
cần có sự quan tâm đúng mức, đảm bảo việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế. Chỉ có như vậy mới có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng cho công nhân, lao động; xây dựng mối quan hệ lao động tiến bộ
trong doanh nghiệp.

9
10

You might also like