You are on page 1of 15

HỢP TÁC XÃ

UEH UNIVERSITY

FB010 – K47| Luật Kinh doanh | Nhóm 4

Thành viên  Trần Mai Bình


 Lê Việt Cường
 Hà Thị Phương Mai
 Nguyễn Thị Ngọc Nhi
 Lưu Ngọc Thiên Thanh
 Bùi Nhật Vy
CONTENTS
1. Khái niệm
2. Đặc điểm của Hợp tác xã
3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên HTX
4. Cơ cấu tổ chức quản lý của hợp tác xã
5. Điều kiện đăng kí và thủ tục thành lập
6. So sánh Doanh nghiệp và Hợp tác xã
7. Thực trang HTX ở Việt Nam và trên Thế giới

CƠ SỞ PHÁP LÝ
 Luật Hợp tác xã năm 2012
 Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam năm 2021
 Nghị định 193/2013/NĐ-CP
 Nghị định 50/2016/NĐ-CP
 Nghị định 107/2017/NĐ-CP
 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT
 Nghị định 45/2021/NĐ-CP
 Bộ luật Dân sự năm 2015

PAGE 1
1. Khái niệm
1.1 Khái niệm:
- Theo Điều 3, Luật Hơp tác xã năm 2012 quy định: “Hợp tác xã là tổ chức kinh
tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự
nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ
sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác
xã.”
1.2 Qui định pháp luật:
- Luật Hợp tác xã 2012 (20/11/2012)
- Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã
2012: (Những quy định chung; Thành lập; Đăng ký; Giải thể Hợp tác xã; Liên
hiệp Hợp tác xã; Tài sản, Tài chính của các hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã;
Chính sách hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước; Quản lý của Nhà nước đối với Hợp
tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã; Điều khoản thi hành)
- Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã 2012.
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
- Nghị định 45/2021/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ
hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
- Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ
báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã
- Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT về đăng
ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã.
2. Đặc điểm của hợp tác xã
2.1 Đặc điểm
a. Mang tính xã hội sâu sắc
- Tính xã hội của hợp tác xã được thể hiện rõ trong các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của nó, đó là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ.
Hợp tác xã thực hiện những công việc giúp đỡ, hỗ trợ cho các thành viên, góp

PAGE 2
phần cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa và năng lực trình
độ của các thành viên.
b. Hợp tác xã có tối thiểu 7 thành viên
- Thành viên tham gia hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình nhưng cũng có
thể là pháp nhân khi đáp ứng được các điều kiện được quy định trong Điều 13
Luật hợp tác xã năm 2012, và Điều 3, 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP.
c. Là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân
- Hợp tác xã là một tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định tại Điều 74
Bộ luật Dân sự năm 2015:
- Hợp tác xã là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp theo quy định của
Luật hợp tác xã.
- Hợp tác xã cũng có cơ cấu tổ chức như cơ cấu tổ chức của một pháp nhân,
cũng có cơ quan điều hành, có điều lệ theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác xã có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình.
- Nhân danh mình độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật.
d. Hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự
chịu trách nhiệm
- Quyền tự chủ của hợp tác xã thông qua việc các hợp tác xã có quyền cơ bản
như: tự thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã; quyết định tổ chức quản
lý và hoạt động của hợp tác xã; kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên hợp
tác xã; tăng giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động;…

e. Người lao động tham gia hợp tác xã vừa góp vốn, vừa góp sức
- Nguồn vốn chủ yếu của hợp tác xã là do các thành viên góp vào. Chính vì vậy
họ cũng có quyền và nghĩa vụ cơ bản đối với tổ chức này. Quyền ở đây bao
gồm: tự thực hiện mục tiêu hoạt động, có quyền biểu quyết kết nạp hoặc chấm
dứt kết nạp thành viên, tăng giảm vốn điều lệ hay tham gia công tác quản lý
của hợp tác xã,….Thành viên cũng có nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm, tham gia
các hoạt động sản xuất, phát triển hợp tác xã. Đồng thời được hợp tác xã phân
phối thu nhập tùy vào lượng vốn đã đóng góp.
f. Được hưởng các chế độ hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước

PAGE 3
Nhà nước bảo đảm cho việc thành lập và hoạt động hợp tác xã ở nhiều mặt,
điển hình là:
- Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn, thu nhập, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của hợp tác xã
- Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và không can thiệp vào hoạt
động hợp pháp của hợp tác xã
- Bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa hợp tác xã với các
loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
- Ngoài ra Nhà nước còn có chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi lệ phí đăng ký
hợp tác xã; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại,
mở rộng thị trường, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới,…
2.2 Lợi ích & Hạn chế
a. Lợi ích
- Thu hút nhiều thành viên cùng tham gia, cải thiện vấn đề việc làm.
- Tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh riêng lẻ. Từ đó góp phần phát
triển kinh tế, xã hội.
- Cho dù thành viên góp nhiều vốn hay ít vốn thì đều có quyền hạn và nghĩa vụ
như nhau trong các vấn đề của hợp tác xã.
- Giúp cho các xã viên yên tâm đầu tư, sản xuất, tránh tâm lý lo lắng khi tham
gia hợp tác xã.

b.Hạn chế
- Không thu hút được các thành viên đóng góp vốn lớn. Quyền lợi về việc
quyết định không phù hợp với số vốn thành viên bỏ ra.
- Quá trình quản lý phức tạp do số người tham gia thường khá đông.
- Khả năng huy động vốn không cao bằng các loại hình kinh tế khác.
Hợp tác xã thường được Nhà nước hỗ trợ vốn nên thường không mấy thu
hút được các nguồn đầu tư. Ngoài ra, việc tiếp cận khoa học - kỹ thuật của
hợp tác xã thường là bị động và khó khăn hơn.
3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên HTX
3.1 Quyền của thành viên hợp tác xã (Điều 14 Luật Hợp tác xã năm 2012)
- Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.

PAGE 4
- Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ.
- Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã.
- Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên.
- Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên.
- Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát
viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã.
- Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát hoặc kiểm soát
viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban
kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy
định của Luật Hợp tác xã và điều lệ.
- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã;
được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt
động của hợp tác xã.
- Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
- Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác
xã và điều lệ.
- Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã theo quy định của
Luật Hợp tác xã và điều lệ.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của điều lệ.
3.2 Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã (Điều 15 Luật Hợp tác xã năm
2012)
- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.
- Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong
phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.
- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp
luật.
- Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên và
quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.
4. Cơ cấu tổ chức quản lý của hợp tác xã

PAGE 5
Theo Điều 29 Luật Hợp tác xã 2012, cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm Đại hội
thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát
hoặc Kiểm soát viên. Nội dung về việc tổ chức quản lý hợp tác xã được quy
định cụ thể tại Chương 4 của Luật.
Thứ nhất, Về Đại hội thành viên
Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã.
Đại hội thành viên gồm Đại hội thành viên thường niên và Đại hội thành viên
bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể
hoặc Đại hội đại biểu (gọi chung là Đại hội thành viên).
- Đại hội thành viên thường niên phải được họp trong thời hạn 03 tháng, kể
từ ngày kết thúc năm tài chính do Hội đồng quản trị triệu tập.
- Đại hội thành viên bất thường do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc
Kiểm soát viên hoặc thành viên đại diện của ít nhất 1/3 tổng số thành viên của
hợp tác xã triệu tập theo quy định.
Quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội thành viên được quy định tại Điều 32 Luật
Hợp tác xã 2012 và Điều lệ của hợp tác xã.
Thứ hai, về Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã do hội nghị thành
lập hoặc Đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ
phiếu kín.
Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên Hội đồng
quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người.
Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của hợp
tác xã có các quyền hạn, nhiệm vụ nhất định.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do điều lệ hợp tác xã quy định nhưng tối
thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
Hội đồng quản trị họp định kỳ theo quy định của điều lệ nhưng ít nhất 03
tháng một lần do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản
trị được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền triệu tập.
Hội đồng quản trị họp bất thường khi có yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành
viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát
hoặc Kiểm soát viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) hợp tác xã.

PAGE 6
Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 36 Luật
Hợp tác xã 2012 và Điều lệ của Hợp tác xã.
Thứ ba, về Giám đốc (Tổng giám đốc)
Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã.
Quyền hạn, nhiệm vụ của Giám đốc (Tổng giám đốc) được quy định tại Khoản
2 Điều 38 Luật Hợp tác xã 2012, bao gồm:
- Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã.
- Thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của hội đồng quản
trị.
- Ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng
quản trị.
- Tuyển dụng lao động theo quyết định của Hội đồng quản trị.
Trường hợp Giám đốc (Tổng giám đốc) do hợp tác xã thuê thì ngoài việc thực
hiện quyền hạn và nhiệm vụ quy định nêu trên còn phải thực hiện quyền hạn
và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp
Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị.
Thứ tư, về Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt
động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ.
Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên do Đại hội thành viên bầu trực tiếp trong
số thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên Ban kiểm soát
do Đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.
Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên phải bầu Ban kiểm soát. Đối với hợp tác
xã có dưới 30 thành viên việc thành lập Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên do
điều lệ quy định.
Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên theo nhiệm kỳ của Hội đồng
quản trị.
Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên được quy định
tại Khoản 4 Điều 39 Luật Hợp tác xã 2012.
5. Điều kiện đăng kí và thủ tục thành lập
5.1 Điều kiện đăng kí:

PAGE 7
- Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, trừ một số
trường hợp ngành nghề yêu cầu phải có điều kiện.
- Tên HTX được đặt theo quy định pháp luật tại Điều 22 của Luật Hợp tác xã
năm 2012, Điều 7,8,9,10 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, Khoản 14 Điều 1 Thông tư
số 07/2019/TT-BKHĐT.
- Hồ sơ đăng kí phải đầy đủ giấy tờ, nội dung kê khai theo đúng quy định pháp
luật.
- Trụ sở chính được xác định:
+ Số nhà  Tên đường  Phố  Xã  Phường  Thị trấn  Huyện 
Quận  Thị xã  TP thuộc tỉnh  Tỉnh  Tỉnh thuộc T.Ư
+ SĐT, số Fax, thư điện tử (nếu có)
5.2 Thủ tục thành lập
 Chuẩn bị Hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng kí thành lập HTX theo mẫu
+ Điều lệ HTX (Điều 21 Luật HTX)
+ Phương án sản xuất kinh doanh
+ Danh sách thành viên
+ Danh sách Hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm sát hoặc
kiểm sát viên
+ Nghị quyết hội nghị thành lập về nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật
Hợp tác xã năm 2012 đã được biểu quyết thông qua
 Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
+ Yêu cầu người làm thủ tục nộp bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu còn
hiệu lực (Nếu là người được ủy quyền thì nộp thêm giấy tờ theo điều 4 thông
tư)
+ Nếu hồ sơ hợp lệ cơ quan ghi giấy biên nhận theo mẫu đưa cho người nộp
hồ sơ (Nếu hồ sơ chưa đủ thì yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa).
+ Cơ quan đăng kí HTX không yêu cầu HTX nộp thêm giấy tờ nào ngoài quy
định pháp luật. Cơ quan sẽ chịu trách nhiệm trước Pháp Luật về tính hợp
pháp, chính xác, trung thực về những nội dung đã kê khai.
+ Cơ quan đăng kí HTX sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận hồ
sơ hợp lệ.

PAGE 8
PAGE 9
6. So sánh Doanh nghiệp và Hợp tác xã
So với Luật Hợp tác xã năm 2003, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã có một vài đặc
điểm thay đổi một cách rõ ràng. Và điều thay đổi rõ nhất ở đây chính là Hợp
tác xã không còn được xem như là một Doanh nghiệp. Tuy nhiên cả hai đều là
các loại hình tổ chức kinh tế.

a) Giống nhau:

 Cả hợp tác xã và doanh nghiệp đều là tổ chức tự nguyện.


 Đều có tư cách pháp nhân.
 Tài sản được hình thành từ vốn hoạt động.

Chú thích: Tổ chức tự nguyện:

 Vì những lợi ích và nhu cầu của các thành viên;


 Việc tham gia tổ chức là hoàn toàn tự nguyện;
 Tổ chức tự nguyện không liên quan nhiều với chính phủ

Mặc dù đều là các loại hình tổ chức kinh tế nhưng giữa doanh nghiệp và hợp tác
xã có một số sự khác nhau cơ bản sau đây:

b) Khác nhau:

Tiêu chí Hợp tác xã Doanh nghiệp


so sánh

Đối Các thành viên hợp tác xã Các hoạt động kinh doanh trên
tượng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nhằm mục đích
hướng chung về hàng hóa, dịch vụ sinh lợi. (lợi nhuận)
đến của thành viên. (lợi ích)

Cơ chế Thành viên hợp tác xã có Quyền quyết định việc quản lý
quản lý quyền bình đẳng và biểu công ty thường thuộc về cổ
quyết ngang nhau không đông, thành viên chiếm số vốn
phụ thuộc vốn góp trong lớn hơn, hay nói cách khác,

PAGE 10
việc quyết định tổ chức, quyền lực thuộc về người góp
quản lý và hoạt động của hợp nhiều vốn.
tác xã. 

Phân Việc phân phối lợi nhuận Việc phân phối lợi nhuận
phối lợi chủ yếu dựa vào mức độ sử thường  căn cứ trên tỷ lệ sở
nhuận dụng sản phẩm, dịch vụ của hữu vốn  của các cổ đông, thành
thành viên hoặc theo công viên công ty. (Khoản 1 Điều 49
sức lao động đóng góp của Luật Doanh Nghiệp năm 2020)
thành viên đối với hợp tác xã
tạo việc làm.

8. Thực trạng HTX ở Việt Nam & trên Thế giới


7.1. HTX ở Việt Nam
Cùng với quá trình đổi mới chung của cả nước, việc chuyển đổi, phát triển
Hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác đã có những thành công nhất
định. Các HTX ở Việt Nam đã góp phần vào quá trình hỗ trợ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, xây
dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật
tự, an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên trên thực tế,
việc phát triển HTX vẫn còn quá nhiều khó khăn, hạn chế và phức tạp.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của:
+ Biến đổi khí hậu
+ Các nguồn tài nguyên ngày càng suy giảm
+ Thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp
 Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào tiến trình Toàn cầu hóa
và Hội nhập kinh tế quốc tế với các cam kết mở thị trường về thương mại
hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và cạnh
tranh gay gắt, xu hướng chung của thế giới hướng đến sử dụng hàng hóa an
toàn, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng ca0, đặc biệt là hàng nông sản hữu cơ,
đòi hỏi các HTX phải thích ứng với thị trường bằng những sản phẩm đạt tiêu

PAGE 11
chủng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra cho nước ta nhiều cơ hội
cũng như thách thức.
a. Cơ hội
+ Học hỏi, cọ sát, nâng cao năng lực.
+ Tiếp nhận Công nghệ sản xuất – Công nghệ quản lý mới.
+ Thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Mở rộng xuất khẩu. Đặc biệt, xuất khẩu nông sản, nông sản chế biến.
+ Hội nhập  Động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 Nâng cao hiệu quả - năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
b. Thách thức
+ Về cạnh tranh thị trường:
Cạnh tranh hàng hóa sẽ diễn ra gay gắt, cả thị trường trong nước và quốc tế.
Sản phẩm của Việt Nam sẽ đối mặt mạnh mẽ với sản phẩm phẩm mới, kể cả
sản phẩm nội địa và cả sự xâm lấn của thị trường nước ngoài ngay sau khi
hàng rào thuế quan đang dần được xóa bỏ sau khi Việt Nam tham gia các thỏa
thuận thương mại quốc tế.
+ Về nguồn nhân lực:
 Tự động hóa – Trí tuệ nhân tạo đang dần được áp dụng vào công nghệ
sản xuất. Việc này sẽ khiến hàng triệu lao động có thể mất việc hoặc
chuyển đổi công việc.
 Không đủ năng lực thích ứng với tình hình mới & tụt hậu về công nghệ.
+ Biến đổi khí hậu
+ Hợp tác xã trong đại dịch COVID-19
Trước tác động của dịch Covid-19, việc tìm đầu ra cho sản phẩm của các HTX
giai đoạn này gặp nhiều khó khăn. Một số HTX buộc phải hoạt động cầm
chừng hoặc tạm dừng hoạt động. Để vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh
hưởng của dịch Covid-19, nhiều HTX đã có một số phương án hiệu quả:
+ Không ít HTX đã tranh thủ giai đoạn này để củng cố hệ thống cơ sở sản xuất.
(VD: Gia cố lại chuồng trại chuẩn bị mùa bão lũ)
+ Để duy trì sản xuất và lưu thông hàng hóa trong thời gian dịch bệnh diễn
biến phức tạp, nhiều HTX đã nhanh nhạy tiếp cận công nghệ để tìm đầu ra cho
sản phẩm. (VD: Thương mại điện tử)

PAGE 12
 Linh hoạt, sáng tạo chuyển hướng sản xuất, kinh doanh.
Chính phủ hỗ trợ Hợp tác xã trong bối cảnh đại dịch Covid-19
(Nghị quyết 105/NQ-CP 2021)
+ Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã phục hồi, duy trì và phát triển
sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
+ Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an
toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng.
+ Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho hợp
tác xã.
+ Tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia.
7.2. HTX trên Thế giới
HTX là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến, hoạt động trên mọi lĩnh
vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình độ phát triển khác
nhau. Hiện nay, HTX vẫn là mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều
kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Và quan trọng hơn nữa, thông qua hợ tác
xã, các hộ nông dân và các doanh nghiệp nhỏ hợp tác với nhau, tăng sức mạnh
để đối phó với khó khăn và tránh nguy cơ thua lỗ.
+ Châu Âu có gần 290.00 HTX với 140 triệu thành viên và xấp xỉ 4.9 triệu
người làm thuê.
+ Liên minh Châu Âu (EU) có khoảng 30.000 HTX nông nghiệp với doanh số
khoảng 210 tỷ Euro (ngành Bơ sữa, thịt, và thương mại nông nghiệp – HTX
nông nghiệp lớn nhất). Các HTX có thị phần lớn trong lĩnh vực ngân hàng
+ Đức vẫn duy trì hệ thống HTX mạnh & bộ phận quan trọng của thành phần
kinh tế.
 Đảm bảo “dịch vụ đầu  Thủy lợi, điện, hạt giống, phân bón, cây
vào”: giống…
 Tư vấn hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật công
nghệ mới, nhà kho, bảo quản đông lạnh
 Hỗ trợ dịch vụ tài chính

 HTX nông nghiệp Đức có 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, 60% thị
phần sản phẩm sữa, 30% rượu nho

PAGE 13
 HTX ở Đức bắt kịp xu thế nhu cầu Thực hẩm sạch của thị trường người
tiêu dùng. Sau đó, định hướng người nông dân, giúp họ tiêu thụ sản
phẩm, tăng thu nhập.
+ Phần Lan – nơi được xem là “quê hương” của HTX: mô hình kinh tế HTX
được trải rộng trên nhiều lĩnh vực: Công nghiệp lương thực, Ngân hàng - bảo
hiểm, thương mại.
+ Canada cũng như Phần Lan: HTX rất được chú trọng và trải rộng trên nhiều
lĩnh vực: Giáo dục, Nông nghiệp - Công nghiệp, Thương mại, Nhà ở, Y tế.
(70% dân số là xã viên)
+ Mỹ có khoảng 50.000 HTX với 150 triệu thành viên
Ngoài các nước phát triển thì HTX cũng đóng vai trò hết sức quan trọng ở một
số nền kinh tế mới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,…
 Có thể thấy rằng mô hình kinh tế HTX rất được chú trọng trong
phát triển Kinh tế ở nhiều Quốc gia trên thế giới

PAGE 14

You might also like