You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 - 

KHOA LUẬT

UEH
UNIVERSITY OF
ECONOMICS
HO CHI MINH

BỘ MÔN
LUẬT DOANH NGHIỆP

BÀI NGHIÊN CỨU


HỢP TÁC XÃ – DOANH NGHIỆP XÃ HỘI – DOANH NGHIỆP ĐẶC THÙ

Giảng viên hướng dẫn: Dương Mỹ An

Nhóm 3 (Lớp chiều thứ 2)


Chế Trịnh Phương Linh
Đoàn Trần Ánh Linh
Tạ Thùy Linh
Triệu Thị Trúc Linh
Trần Thị Cẩm Ly
Trần Thị Xuân Mai
1
MỤC LỤC
A – HỢP TÁC XÃ
I – Đặc điểm..............................................................................................................4
II – Vấn đề về vốn
1. Vốn điều lệ.....................................................................................................5
2. Hợp tác xã góp vốn.........................................................................................5
III – Tổ chức, quản lý hợp tác xã...............................................................................6
IV – Quy trình thành lập HTX...................................................................................9
V – Ưu điểm và nhược điểm......................................................................................9
B – DOANH NGHIỆP ĐẶC THÙ – Tìm hiểu về ngân hàng thương mại
I – Khái niệm...........................................................................................................11
II – Chức năng.........................................................................................................12
III – Các yếu tố ảnh hưởng......................................................................................13
IV – Phân loại..........................................................................................................14
V – Vai trò............................................................................................................... 16
VI – Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.................................................................17
C – DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
I – Đặc điểm............................................................................................................19
II – Phân loại...........................................................................................................20
III – Thành lập doanh nghiệp xã hội........................................................................21
IV – Quyền và nghĩa vụ của DNXH........................................................................21
V – Ưu điểm và nhược điểm
1. Ưu điểm........................................................................................................22
2. Nhược điểm..................................................................................................23
VI – So sánh DNXH, DN truyền thống và tổ chức thiện nguyện............................23
VII – Những khó khăn của DNXH ở Việt Nam.......................................................24
2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật hợp tác xã 2012
2. Nghị định 193/2013/NĐ-CP
3. Thông tư 83/2015/TT-BTC
4. Luật doanh nghiệp 2020
5. Nghị định 96/2015/NĐ-CP
6. Bài viết “Ngân hàng thương mại là gì? Quy định về ngân hàng thương mại” của
Luật Minh Khuê ( tg Lê Minh Trường, đăng ngày 6/7/2021)
7. Bài tiểu luận “Ngân hàng thương mại ở Việt Nam” trên trang TaiLieu.vn
(29/10/2012)
8. Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị
trường của trường CĐSP Lạng Sơn http://lce.edu.vn/vi/news/khoa-kinh-te-ky-
thuat/ngan-hang-thuong-mai-va-vai-tro-cua-ngan-hang-thuong-mai-trong-nen-
kinh-te-thi-truong-1198.html
9. Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (Khái niệm, phân bố, chính sách)

3
A – HỢP TÁC XÃ
I - Đặc điểm
+ Là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu vừa thể hiện tính kinh doanh vừa mang
tính xã hội
Đặc điểm này xuất phát từ đặc trưng hợp tác xã là tổ chức được lập nên dưới
sự tham gia của tập thể nhiều xã viên cùng tự nguyện hợp tác, tương trợ cùng
nhau giải quyết các yêu cầu chung, mục đích chung trong việc sản xuất, kinh
doanh và phát triển kinh tế. Bên cạnh việc cùng sản xuất và cùng kinh doanh,
tạo ra thu nhập thì hợp tác xã còn tạo điều kiện cho tất cả các thành viên của
mình cùng lao động sản xuất, đóng góp trên cơ sở tự nguyện và được hưởng
lợi từ việc lao động của mình
+ Có tư cách pháp nhân. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và chịu
trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của mình
Tài sản của hợp tác xã không chỉ là tiền (vốn góp, vốn huy động, vốn hình thành
trong quá trình hoạt động, các khoản trợ cấp, lợi nhuận), mà còn là các phần
vật chất khác như tài sản hiện hữu cố định, quyền sử dụng đất. Những tài sản
của hợp tác xã được quản lý và sử dụng theo nguyên tắc, quy định trong điều lệ,
trong quy chế quản lý tài chính, và hoàn toàn độc lập với tài sản riêng của các
xã viên (thành viên hợp tác xã). 
+ Nhân danh mình độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật
+ Có ít nhất 07 thành viên (có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân)
+ Đáp ứng nhu cầu chung của thành viên
Nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên là nhu cầu sử dụng sản
phẩm, dịch vụ giống nhau phát sinh thường xuyên, ổn định từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, đời sống của thành viên, hợp tác xã thành viên. Đối với hợp
tác xã tạo việc làm thì nhu cầu chung của thành viên là nhu cầu việc làm của
thành viên trong hợp tác xã do hợp tác xã tạo ra)

4
+ Liên hiệp hợp tác xã có ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác
tương trợ lẫn nhau
+ Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình
thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp
+ Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp
tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác
II – Vấn đề về vốn
1.Vốn điều lệ
+ Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy
định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
+ Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo
thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên
hiệp hợp tác xã
+ Vốn điều lệ của HTX, liên hiệp HTX tăng trong trường hợp đại hội thành viên
quyết định tăng mức vốn góp tối thiểu hoặc huy động thêm vốn góp của thành viên,
HTX thành viên hoặc kết nạp thành viên, hợp tác xã thành viên mới. Giảm khi HTX,
liên hiệp HTX trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên
2. HTX góp vốn mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp
+ Việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với
những ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Hoạt động kinh doanh có lãi từ ít nhất 02 năm liên tiếp gần nhất
+ Không được sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã như các tài sản sau: tài sản đang đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ
hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi để thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành
lập doanh nghiệp

5
+ Tổng mức đầu tư của việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp không
được vượt quá 50% vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo
cáo tài chính gần nhất
III – Tổ chức, quản lý HTX, liên HTX
+ Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng
quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
+ Hợp tác xã có từ 30 thành viên,  liên hiệp hợp tác xã có từ 10 hợp tác xã thành
viên trở lên phải bầu ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên việc
thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định
+ Thành viên HĐQT không đồng thời là thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát
viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ
nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, ban
kiểm soát, kiểm soát viên

Giám đốc
Đại hội thành Hội đồng quản trị
(Tổng giám Ban kiểm soát
viên (ĐHTV) (HĐQT)
đốc)

Khái niệm + Có quyền + Là cơ quan quản Là người Kiểm tra và


quyết định cao lý điều hành giám sát hoạt
nhất + Chủ tịch HĐQT hoạt động động của hợp
+ Gồm đại là người đại diện của hợp tác tác xã, liên
ĐHTV thường theo pháp luật của xã, liên hiệp hiệp hợp tác xã
niên và ĐHTV hợp tác xã, liên hợp tác xã theo quy định
bất thường. hiệp hợp tác xã của pháp luật
ĐHTV được tổ và điều lệ
chức dưới hình
thức đại hội toàn

6
thể hoặc đại hội
đại biểu
+ Hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác
xã có 100 thành
viên, hợp tác xã
thành viên trở lên
có thể tổ chức đại
hội đại biểu
thành viên

Số lượng Tối thiểu là 03 Không quá 07


thành người, tối đa là 15 người
viên người

Tối thiểu là 02 Nhiệm kỳ của


năm, tối đa là 05 ban kiểm soát
năm hoặc kiểm soát
Nhiệm kỳ viên theo
nhiệm kỳ của
hội đồng quản
trị

Kỳ họp + Do HĐQT + Do chủ tịch hội


triệu tập đồng quản trị hoặc
thành viên hội
đồng quản trị được
chủ tịch hội đồng
quản trị ủy quyền
triệu tập
+ ĐHTV bất
+ HĐQT họp bất
7
thường do hội thường khi có yêu
đồng quản trị, cầu của ít nhất 1/3
ban kiểm soát tổng số thành viên
hoặc kiểm soát hội đồng quản trị
viên hoặc thành hoặc chủ tịch hội
viên đại diện của đồng quản trị,
ít nhất 1/3 tổng trưởng ban kiểm
số thành viên, soát hoặc kiểm
hợp tác xã thành soát viên, giám
viên triệu tập đốc
+ Trong thời hạn
03 tháng, kể từ + Ít nhất 03 tháng
ngày kết thúc một lần (đối với
năm tài chính HTX). ít nhất 06
tháng một lần (đối
Điều kiện: với liên HTX)

+ Lần 1: Có ít Điều kiện:


nhất 75% tổng số + Lần 1: Có ít nhất
thành viên, hợp hai phần ba tổng
tác xã thành viên số thành viên hội
hoặc đại biểu đồng quản trị tham
thành viên tham dự
dự
+ Lần 2: có ít
nhất 50% tổng số + Lần 2: Trong
thành viên, hợp thời gian không
tác xã thành viên quá 15 ngày, kể từ
hoặc đại biểu ngày dự định họp

8
thành viên tham lần đầu
dự
+ Lần 3: Không
phụ thuộc vào số
thành viên tham
dự

IV – Quy trình thành lập hợp tác xã


Bước 1: Xác định nhu cầu hợp tác
+ Đối tượng cần hợp tác
+ Điều kiện sản xuất kinh doanh, lợi thế và mối quan tâm của địa phương
+ Các thuận lợi khó khăn hoạt động của hợp tác xã
Bước 2: Sáng lập và công tác vận động
+ Tìm sáng lập viên: Sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự
nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập hợp tác xã. Sáng lập viên liên hiệp hợp tác
xã là hợp tác xã tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập liên hiệp hợp tác xã.
Sáng lập viên phải là người có ý tưởng hình thành việc hợp tác, có hiểu biết về Luật và
tổ chức HTX, có nhiệt tình, uy tín, khả năng, hiểu biết về những vấn đề mà HTX dự
định sản xuất kinh doanh dịch vụ, có khả năng đề xướng các chương trình và lập kế
hoạch hoạt động của HTX
+ Tuyên truyền và vận động: Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ;
thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
+ Họp bàn cơ cấu tổ chức HTX: đề cử các chức danh Hội đồng quản trị, Chủ tịch
Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Trưởng Ban Kiểm soát hoặc kiểm soát viên
Bước 3: Tổ chức hội nghị thành lập HTX
Bước 4: Đăng ký HTX theo quy định của pháp luật

9
V – Ưu, nhược điểm của HTX

1. Ưu điểm

Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế mà có thể thu hút được nhiều thành viên
tham gia, tạo điều kiện phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thể riêng
lẻ, thể hiện tính xã hội cao.

Việc quản lý hợp tác xã được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, nên
không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay đóng góp ít, các xã viên vẫn
được bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hoạt động của hợp tác
xã.

Thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào
hợp tác xã. Trường hợp này, trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho cho các xã viên có
thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm lý lo lắng rủi ro khi tham
gia vào hợp tác xã

2. Nhược điểm

Cũng do cơ chế bình đẳng, dù đóng góp được nhiều hay ít vốn thì đều có quyền
quyết định như nhau đối với vấn đề của hợp tác xã, nên mô hình hợp tác xã thường
không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp
tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi về việc quyết định không phù hợp với số vốn mà mình đã
góp.

Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông nên sẽ có nhiều vấn đề
khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã.

Nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp từ các
thành viên và có tiếp nhận thêm các khoản trợ cấp, hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức
khác, nhưng qua đó cũng cho thấy khả năng huy động vốn không cao so với các hình
thái kinh tế khác

10
B – DOANH NGHIỆP ĐẶC THÙ
Tìm hiểu về Ngân hàng thương mại
I – KHÁI NIỆM
Định nghĩa Ngân hàng thương mại ở Việt Nam là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì
mục đích lợi nhuận. Các ngân hàng thương mại chủ yếu thu tiền gửi thường xuyên của
khách hàng để thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng, chiết khấu và các phương thức
thanh toán. Với tư cách là một tổ chức thương mại, hoạt động của ngân hàng thương
mại là một hệ thống hạch toán kinh tế nhằm thu lợi nhuận. Luật cho phép các ngân
hàng thương mại thực hiện nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng như: Nhận tiền gửi cố
định và tiền gửi không kỳ hạn; thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán;
huy động vốn bằng phát hành chứng chỉ nợ ...
 BẢN CHẤT
- Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp và cũng là một đơn vị kinh
tế. Tức là ngân hàng thương mại hoạt động trong một thành phần kinh tế, có cơ cấu tổ
chức tương tự như doanh nghiệp, mối quan hệ kinh tế giữa ngân hàng thương mại với
các doanh nghiệp là bình đẳng.
- Hoạt động ngân hàng thương mại là một hoạt động kinh doanh. Và để hoạt động
kinh doanh, ngân hàng thương mại phải đạt được khả năng tự chủ về vốn và tự chủ về
tài chính. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh cần đạt được mục tiêu lợi nhuận cuối cùng,
và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cũng không ngoại lệ. Tuy
nhiên, việc theo đuổi lợi nhuận phải dựa trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc gia.
- Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là giao dịch tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì liên quan trực tiếp đến mọi ngành nghề,
mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, tiền tệ và ngân hàng là lĩnh vực “nhạy cảm” nên
hoạt động ngân hàng cần được tiến hành thận trọng, sáng tạo, tránh gây nguy hại cho
xã hội. Hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại cung cấp một nguồn vốn tín dụng
to lớn cho nền kinh tế và xã hội ...

11
- Ngân hàng thương mại là loại hình định chế tài chính trung gian hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, góp phần tạo lập và cung ứng vốn
cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế -xã hội phát triển.
III – CHỨC NĂNG
1. Chức năng trung gian tín dụng: Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người
thừa vốn và người thiếu vốn.
- Đối với khách hàng: được hưởng lợi từ nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi dưới hình
thức lãi suất, tiền gửi an toàn và tiện ích. Đối với khách hàng vay vốn giúp các chủ thể
kinh tế giải quyết vấn đề thiếu vốn tạm thời trong quá trình sản xuất, hoạt động, đồng
thời tiết kiệm chi phí, thời gian, thuận tiện, an toàn và hợp pháp.
- Đối với ngân hàng: đây là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển ngân hàng thông qua
lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, đồng thời nó là cơ sở để
ngân hàng thương mại tạo bút tệ góp phần tăng qui mô tín dụng cho nền kinh tế.
- Đối với nền kinh tế: giúp điều hoà vốn tiền tệ từ nơi tạm thời dư thừa đến nơi tạm
thời thiếu hụt góp phần phát triển sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2. Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng thương mại thay mặt khách
hàng trích tiền trên tài khoản trả cho người thụ hưởng hoặc nhận tiền vào tài khoản.
– Đối với khách hàng: giúp thanh toán nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
– Đối với ngân hàng: thông qua cung ứng một dịch vụ thanh toán để thu hút nguồn
vốn tiền gửi
– Đối với nền kinh tế: giúp lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng
cao hiệu quả quá trình tái sản xuất xã hội, giúp làm giảm khối lượng tiền mặt dẫn đến
tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt.
3. Chức năng tạo tiền
Ngân hàng thương mại thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán để tạo ra tiền,
tức là ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đi vay. Sau đó, số tiền đó lại

12
được đưa vào nền kinh tế thông qua hoạt động mua hàng hóa, trong khi những người
có số dư tài khoản tiếp lại tiêu dùng thông qua các hình thức thanh toán qua thẻ,…
4. Chức năng thủ quỹ: ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản
tiền, thực hiện yêu cầu rút tiền, chi tiền cho khách hàng của mình
– Đối với khách hàng: giúp cho khách hàng ngoài việc đảm bảo an toàn tài sản của
mình thì còn giúp sinh lời được đồng vốn tạm thời thừa.
– Đối với ngân hàng: có được nguồn vốn để ngân hàng thực hiện chức năng tín
dụng, là cơ sở để ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian thanh toán.
– Đối với nền kinh tế: khuyến khích tích lũy trong xã hội, đồng thời tập trung
nguồn vốn tạm thời thừa để phục vụ phát triển kinh tế.
IV – CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHTM
1. Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịch vụ
Quá trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần
đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi
hỏi cao hơn của khách hàng và từ sự thay đổi công nghệ
2. Sự gia tăng cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ làm cho sự cạnh tranh
càng ngày càng nâng cao. Những dịch vụ đang phải đối mặt với các sự cạnh tranh
quyết liệt này là dịch vụ cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch
vụ tư vấn tài chính cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng là
động lực để các ngân hàng phát triển.
3. Sự gia tăng chi phí vốn
Với sự nới lỏng các luật lệ, ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh
quyết định cho phần lớn tiền gửi. Đồng thời, chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử
dụng vốn sở hữu nhiều hơn để tài trợ cho tài sản của mình, điều này buộc họ phải cắt
giảm và thay thế nhiều chi phí phí khác, buộc các ngân hàng phải tìm nguồn vốn mới
như chứng khoán hóa một số tài sản, theo đó một số khoản cho vay của ngân hàng

13
được tập hợp lại và đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán, các chứng khoán được bảo đảm
bằng các món vay được bán trên thị trường mở nhằm huy động vốn hiệu quả và đáng
tin cậy hơn.
4. Sự gia tăng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Ngân hàng đã phát hiện ra rằng họ đang phải đối mặt với những khách hàng có
giáo dục hơn, nhạy cảm hơn trong vấn đề lãi suất sau khi nhận thấy rằng các khoản tiền
gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp đã được chuyển sang các tài khoản có
mức thu nhập cao hơn, với mức lái suất cao hơn. Các khoản tiền gửi lâu dài của họ có
thể dễ tăng cường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng
gửi tiền và nhạy cảm hơn với ý thích thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các
khoản tiết kiệm.
5. Cách mạng trong công nghệ ngân hàng
Thời gian gần đây, các ngân hàng đang chuyển dần sang sử dụng hệ thống hoạt
động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, nhất là trong
công việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng.
V – PHÂN LOẠI
1. Phân loại ngân hàng thương mại theo sở hữu ngân hàng:
Dựa vào hình thức sở hữu, các ngân hàng thương mại được chia ra thành các loại
gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng
thương mại liên doanh, ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài và ngân hàng tư nhân.
- Ngân hàng thương mại quốc doanh: được thành lập từ Ngân sách Nhà nước,
đây là loại hình ngân hàng thương mại được xem là trụ cột của nền kinh tế.
VD: Ngân hàng TMCP VietinBank,…
- Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP): đây là loại hình ngân hàng được
thành lập nên từ việc góp vốn của các cổ đông, kinh doanh đa năng. Hệ thống
ngân hàng TMCP được chia thành hai loại đó là ngân hàng TMCP đô thị và
ngân hàng TMCP nông thôn.

14
VD: Ngân hàng TMCP SeaBank, ngân hàng TMCP ACB, ngân hàng TMCP
Sacombank, ngân hàng TMCP Techcombank,…
- Ngân hàng liên doanh: là loại hình ngân hàng do các bên liên doanh cùng nhau
góp vốn, tỷ lệ đóng góp của các đối tác nước ngoài không quá 50% vốn điều
lệ.
VD: Ngân hàng liên doanh ShinhanVina, ngân hàng liên doanh Viet Lao,
ngân hàng liên doanh Viet Nga,…
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là loại hình ngân hàng được thành lập theo
luật pháp của Việt Nam nhưng phải do chủ sở hữu nước ngoài cấp 100% vốn;
có quyền cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho thị trường Việt Nam và thời gian
hoạt động không quá 99 năm.
VD: Ngân hàng ANZ Việt Nam, ngân hàng HSBC Việt Nam,…
- Ngân hàng tư nhân: là loại hình ngân hàng do chính cá nhân thành lập với vốn
của cá nhân đó. Loại hình này thường nhỏ và phạm vi hoạt động hẹp; thường
có mối quan hệ tốt với khách hàng. Tuy nhiên, loại hình ngân hàng tư nhân
theo cách tiếp cận này chưa xuất hiện ở Việt Nam.
2. Phân loại ngân hàng thương mại theo hình thức hoạt động:
Dựa vào chiến lược kinh doanh thì các ngân hàng thương mại được chia thành:
ngân hàng thương mại bán lẻ, ngân hàng thương mại bán buôn, ngân hàng thương mại
vừa bán lẻ vừa bán buôn. Ngoài ra còn có ngân hàng thương mại toàn cầu, nhưng phạm
vi đề cập đến loại hình này quá lớn nên sẽ không đề cập đến loại hình này.
- Ngân hàng thương mại bán lẻ: là loại hình ngân hàng thương mại tập trung
khai thác các nhóm đối tượng khách hàng là các cá nhân và các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Hoạt động chủ yếu của loại hình ngân hàng này là huy động vốn từ
mọi thành phần kinh tế và cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc các dự
án sản xuất với quy mô vừa và nhỏ. Với điểm đặc biệt là loại hình ngân hàng
này thường chú trọng đến việc đa dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu

15
của nhiều khách hàng. Tuy giá trị của các sản phẩm không lớn, nhưng bù lại,
lại đem đến một số lượng khách hàng rất lớn cho ngân hàng.
- Ngân hàng thương mại bán buôn: là loại hình ngân hàng thương mại tập trung
khai thác các nhóm đối tượng khách hàng là các tổng công ty, các tập đoàn
kinh tế, các doanh nghiệp, các xí nghiệp lớn. Khác với ngân hàng thương mại
bán lẻ, danh mục sản phẩm ngân hàng loại này cung cấp cho khách hàng
thường không đa dạng, tuy nhiên, giá trị của từng giao dịch thường là rất lớn.
- Ngân hàng thương mại vừa bán buôn, vừa bán lẻ: là loại hình ngân hàng thực
hiện song song cả hai hoạt động bán buôn và bán lẻ. Đối tượng khách hàng mà
loại hình ngân hàng này nhắm tới là từ cá nhân, các hộ gia đình, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cho đến các tổng công ty, các tập đoàn lớn. Ví dụ như Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), ngân hàng TMCP Đông
Nam Á (Seabank).
VI – VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Ngân hàng thương mại giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản
xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự ra đời của ngân hàng thương mại là
tất yếu của nền sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, lưu thông
hàng hóa mở rộng, xã hội xuất hiện nhiều người có vốn nhàn rỗi, còn người thì cần vốn
để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, ngân hàng thương mại đã đứng
ra huy động vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, dân cư sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi
cần vốn để tiến hành hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Chỉ có ngân hàng – tổ chức
trung gian tài chính mới có thể đứng ra điều hòa, phân phối vốn giúp cho các thành
phần kinh tế cùng phát triển.
- Các ngân hàng thương mại một mặt góp phần hình thành, duy trì và phát triển
nền kinh tế theo một cơ cấu ngành nhất định. Mặt khác nữa, các ngân hàng thương mại
góp phần điều chỉnh ngành, các khu vực xuất hiện sự mất cân đối hoặc khi cần có sự
thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đặc biệt, ngân hàng thương mại tạo ra

16
môi trường để có thể thực hiện được chính sách tiền tệ của NHTW (ngân hàng trung
ương).
- Ngân hàng thương mại phục vụ cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các
quốc gia.
- NHTM làm cầu nối giữa NHTW với nền kinh tế để thực hiện các chính sách
tiền tệ.
VII – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
- Chúng ta có thể thấy, ngày nay các ngân hàng thương mại ngày càng xuất hiện
nhiều trên thị trường Việt Nam nhưng việc điều phối chúng quả thật sự không hề dễ
dàng. Số lượng các ngân hàng thương mại là quá nhiều, nhất là các ngân hàng thương
mại loại nhỏ, vì vậy nên hạn chế các ngân hàng thương mại nhỏ. Và đặc biệt đáng chú
ý đó là vốn điều lệ của các ngân hàng ngày càng tăng. Thực tế cho thấy, các ngân hàng
thương mại đang hoạt động và các ngân hàng thương mại cổ phần mới được thành lập
người ta chỉ quan tâm đến việc tăng vốn. Chưa thấy một hành động nào về việc cải
thiện đến vấn đề quản trị, quản lý điều hành. Vấn đề quản lý ngân hàng không được
xây dựng theo lối ngân hàng thương mại hiện đại.
- Ngay chính NHTM nhà nước thì việc tăng vốn điều lệ tự có từ ngân sách nhà
nước của ngân hàng nhà nước kèm theo vấn đề tốn kém cho xử lý nợ tồn đọng nhưng
hệ thống quản trị rủi ro vẫn kém hiệu quả, không hề cải thiện. Thực tế thì vấn đề tăng
vốn dường như là không đi đôi với quản trị tốt đã khiến cho giá cổ phiếu của ngân
hàng thương mại cổ phần giảm sút một cách rất nghiêm trọng.
- Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay thì thị trường tiền tệ chưa thật sự phát triển.
Ngân hàng nhà nước chưa can thiệp được vào thị trường này. Các ngân hàng thương
mại cạnh tranh khốc liệt với nhau tăng lãi suất huy động vốn một cách một chiều, tạo
nguy cơ rủi ro cao cho chính các ngân hàng thương mại đó.
- Việc tham gia vào thị trường chứng khoán của ngân hàng thương mại hiện có
tiềm năng rất lớn. Nhưng đến thời điểm hiện nay thì chỉ có trên 100 công ty cổ phần
niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là quá

17
ít. Do đó đã phần nào hạn chế đi tính sôi động của thị trường. Nguyên nhân một phần
là do ngân hàng trung ương hoạt động quá mạnh mẽ và hoạt động dịch vụ của ngân
hàng thương mại chưa thật sự phát triển. Điều đặc biệt là xử lý nợ xấu đang có xu
hướng gia tăng trở lại, vấn đề cơ cấu lại ngân hàng thương mại chưa thật sự hiệu quả.
- Các ngân hàng thương mại đã đạt được những kết quả khả quan trong dịch vụ
ngân hàng bán lẻ. Ví dụ như đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ, phát triển các loại hình
dịch vụ mới, đa tiện ích, máy giao dịch tự động (ATM), internet banking,…
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
- Phát triển đồng bộ xây dựng thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và sự
phát triển của nền kinh tế. Không nên nôn nóng đốt cháy giai đoạn.
- Đưa cổ phiếu ngân hàng thương mại niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng
khoán. Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính, trực tiếp là Ủy ban chứng khoán Nhà nước
cùng phối hợp chặt chẽ với nhau. Dựa trên các cơ sở như tài chính quốc tế, các buổi
hội thảo, khóa đào tạo, các cuộc tập huấn ngắn ngày. Và tập trung tháo gỡ những
vướng mắt trong định giá ngân hàng thương mại.
- Tăng khối lượng tín phiếu kho bạc nhà nước hàng quý, hàng năm. Linh hoạt
trong lãi suất đấu thầu và theo sát các diễn biến trên thị trường. Cần có các cơ chế để
các ngân hàng thương mại hay ngân hàng cổ phần nhỏ hơn có khả năng trúng thầu tín
phiếu trên thị trường.
- Nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng. Tiến tới công bố được lãi suất thị
trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt Nam do là lãi suất chủ đạo của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam.
- Nghiệp vụ kinh doanh các ngân hàng thương mại nên đầu tư hơn nữa. Như
nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và thu hút tiền gửi không kỳ hạn, dịch vụ thanh
toán cho các khách hàng. Các ngân hàng thương mại nên nhắm tới việc thu hút các nhà
đầu tư cá nhân trên thị trường, đó sẽ là những khách hàng tiềm năng của nghiệp vụ
kinh doanh chứng khoán.

18
- Nên hoàn thành các nghiệp vụ pháp lý của nhiều cấp và cơ quan ban hành. Môi
trường pháp lý phải hoàn thiện một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với
thông lệ và chuẩn mực quốc tế, bảo vệ được lợi ích của ngân hàng và khách hàng.
- Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thương mại. Tập trung và
những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường, mở
rộng phát triển tín dụng tiêu dùng.
- Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Việc truyền tải thông
tin tới công chúng cần được tăng cường và phải thật sự chính xác và uy tín. Để khách
hàng có thể nắm bắt được cách thức sử dụng và lợi ích của các dịch vụ một cách cặn kẽ
nhất

C – DOANH NGHIỆP XÃ HỘI


I – Đặc điểm
+ Doanh nghiệp xã hội là một tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu mang
lại lợi ích và giải quyết vấn đề cho xã hội, môi trường và vì lợi ích cộng đồng. Lợi
nhuận của doanh nghiệp xã hội được sử dụng để tái đầu tư thực hiện các mục tiêu xã
hội hoặc cộng đồng chứ không nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu của
công ty.
+ Hoạt động bằng các nguồn tài trợ. Hình thức viện trợ chủ yếu bằng tài sản, tài
chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật.
Theo Điều 3 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận
viện trợ các khoản viện trợ để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội,
môi trường. Nguồn viện trợ chủ yếu đến từ các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài; các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã
đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
+ Mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.

19
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội
là doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi
trường vì lợi ích cộng đồng. Mục tiêu về lợi nhuận không phải là mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp xã hội.
+ Sử dụng ít nhất 51% lợi nhuận để tái đầu tư.

II – Các loại doanh nghiệp xã hội

+ Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận là mô hình các tổ chức hoạt động không có
lợi nhuận như các nhóm tình nguyện viên, trung tâm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ
em, trung tâm người sống chung HIV/AIDS… Đưa ra những giải pháp có tính cạnh
tranh cao để giải quyết những nhu cầu xã hội cụ thể, do đó có thể thu hút nguồn vốn
đầu tư của những cá nhân và tổ chức đầu tư vì tác động xã hội. Có 3 nhóm dựa trên
phương thức hoạt động, mục tiêu, hiệu quả xã hội và nguồn tài trợ.

 Doanh nghiệp xã hội cung cấp dịch vụ, sản phẩm. Giải quyết các vấn đề xã
hội và được một một bên thứ ba thường là cộng đồng, hoặc nhà đầu tư xã
hội tài trợ cho các hoạt động đó.

 Doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu đem hàng hóa/dịch vụ công  tới những
người chịu thiệt thời và dễ bị tổn thương nhất vè kinh tế. Mục tiêu của
những doanh nghiệp này là đáp ứng yêu cầu và quyền của người dân đang
bị những mô hình kinh doanh và cơ chế hiện tại bỏ qua.

 Doanh nghiệp tạo việc làm cho những nhóm yếu thế và lề hóa của xã hội
như những người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người mãn hạn tù…

+ Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận là mô hình kinh doanh có lợi nhuận nhưng
không vì mục tiêu lợi nhuận và không đặt nặng vấn đề về lợi nhuận mà chú trọng vào
mục tiêu xã hội, môi trường và cộng đồng. Lợi nhuận của các doanh nghiệp này được
sử dụng để tái đầu tư thực hiện các mục tiêu xã hội hoặc cộng đồng. Mô hình này đặc
biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính vi mô với các ví dụ như Grameen Bank và BRAC

20
ở Bangladesh, SKS Microfinance ở Ấn độ, Bina Swadaya ở Indonesia, KIVA ở Mỹ…
Ở Việt Nam, chúng ta cũng có hàng ngàn tổ chức tài chính vi mô cơ sở mà điển hình
nhất là các Quỹ TYM (Trung ương hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và CEP (Liên
đoàn Lao động TP HCM).

+ Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận là doanh nghiệp kết hợp giữa mục tiêu
kinh tế và mục tiêu mang lại lợi ích cho xã hội và môi trường. Các doanh nghiệp xã hội
này thường hoạt động dưới mô hình Công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần. Lợi nhuận
của các doanh nghiệp này thu được sử dụng chủ yếu để tái đầu tư vì mục tiêu xã hội và
môi trường. Có thể nói, đây là lực lượng ‘tinh túy’ của khối doanh nghiệp xã hội . Do
bản chất “hỗn hợp” của mình, doanh nghiệp xã hội thường có nguồn vốn đầu tư khá đa
dạng. Bên cạnh vốn đầu tư thương mại thông thường, có thể tiếp nhận các nguồn vốn
ưu đãi dưới dạng vay dài lãi xuất thấp, vốn cổ tức xã hội, hay vốn tài trợ không hoàn
lại.
III – Thành lập doanh nghiệp xã hội
1. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp xã hội
+ Phải là doanh nghiệp được được đăng ký thành lập theo đúng quy định của Luật
Doanh nghiệp hiện hành;
+ Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội là nhằm giải quyết các vấn đề xã
hội, môi trường và đặt lợi ích cộng đồng lên đầu;
+ Sử dụng tối thiểu 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư, phục vụ thực hiện
mục tiêu xã hội, môi trường như đúng cam kết.
2. Thủ tục
Việc thành lập doanh nghiệp xã hội cơ bản giống thành lập doanh nghiệp thông
thương bao gồm các hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hội
+ Điều lệ doanh nghiệp xã hội
+ Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập của doanh nghiệp xã hội

21
Ngoài các giấy tờ trên doanh nghiệp còn phải có các giấy tờ để thông báo cam kết
thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường theo quy định tại điều 10 luật doanh nghiệp 2020
và điều 5 nghị định 96/2015/NĐ-CP
IV – Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
Ngoài các quyền và nghĩa vụ giống như các doanh nghiệp thông thường khác,
doanh nghiệp xã hội còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10
Luật doanh nghiệp 2014 trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang
hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ
bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp
phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của
pháp luật;
b) Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý DNXH được xem xét, tạo thuận lợi và
hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy
định của pháp luật;
c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân,
doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài
để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài
bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà
doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ
hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
V – Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp xã hội

1. Ưu điểm

– Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội là hướng đến sự phát triển xã hội,
môi trường và vì lợi ích cộng đồng nên các doanh nghiệp này thường nhận tài trợ dưới

22
các hình thức khác nhau từ các cá nhân và các tổ chức gồm cả các tổ chức khác của
Việt Nam và các tổ chức ở nước ngoài để thực hiện trang trải các khoản chi phí quản lý
và chi phí hoạt động của doanh nghiệp xã hội. Ngoài các khoản viện trợ bằng tiền mặt,
doanh nghiệp xã hội còn nhận được các viện trợ bằng tài sản hoặc các hỗ trợ kỹ thuật
từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu phát triển xã hội,
giải quyết vấn đề môi trường.
– Luôn nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành trong việc tạo thuận lợi và
hỗ trợ trong quá trình cấp giấy phép, chứng chỉ và các giấy chứng nhận có liên quan
đến hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Luôn nhận được các chính sách ưu đãi về thuế khác nhau tùy thuộc vào ngành,
nghề, hoạt động của doanh nghiệp xã hội.
2. Nhược điểm
– Có rất nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng niềm tin và lòng tốt của người khác, của
các nhà hảo tâm, nhà tài trợ để kêu gọi tài trợ làm giảm đi uy tín của các doanh nghiệp
xã hội nói chung.
– Hiện nay các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp xã
hội còn quá ít và chưa thống nhất dẫn đến các cá nhân và tổ chức vẫn còn mơ hồ và lo
lắng khi muốn thành lập hay chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp này để có thể vận
hành kết hợp giữa mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp .
– Khả năng kêu gọi và huy động nguồn vốn đầu tư của các nhà tài trợ vẫn còn hạn
chế vì phần lớn các doanh nghiệp xã hội được thành lập từ quy mô nhỏ của các cá nhân
nên vốn đầu tư ban đầu là ít. Đồng thời hoạt động của doanh nghiệp lại không vì mục
tiêu lợi nhuận nên không thu hút được các nhà đầu tư nhằm mục đích thương mại.Điều
kiện thành lập doanh nghiệp xã hội
VI – So sánh doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp truyền thống và tổ chức thiện
nguyện

23
Tổ chức thiện Doanh nghiệp
Doanh nghiệp xã hội
nguyện truyền thống

Các tổ chức hoặc NGO, NPO, quỹ từ Công ty TNHH,


Hình thức
doanh nghiệp thiện công ty cổ phần, hợp
pháp lý
danh…

Sứ mệnh xã hội là chủ Lợi ích xã hội là Tối đa hóa lợi nhuận
Động cơ
đạo thuần túy

Giải Hoạt động kinh doanh Các chương trình Chiến lược kinh
pháp/công thiện nguyện doanh
cụ

Tạo cả giá trị xã hội Tạo giá trị xã hội Tạo giá trị kinh tế
Hiệu quả
và kinh tế

Cả tài trợ và doanh Tài trợ là chủ yếu Doanh thu là chủ yếu
Nguồn vốn
thu

Trách Nhà đầu tư xã hội, Nhà tài trợ, đối tượng Cổ đông, chủ sở hữu,
nhiệm giải khách hàng, đối tượng hưởng lợi, công khách hàng, cộng
trình hưởng lợi, cộng đồng chúng đồng

Tái đầu tư tổ chức, Phục vụ trực tiếp các Lợi nhuận và cổ tức
Sử dụng mở rộng quy mô hoạt hoạt động xã hội chia cho chủ sở hữu
nguồn vốn động, phân phối cho và cổ đông
cộng đồng

VII – Những khó khăn của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
Hiện nay, mô hình DNXH còn là một khái niệm mới, cách tiếp cận của DNXH
cũng như vai trò của DNXH trong đời sống kinh tế- xã hội của Việt Nam chưa được
thấu hiểu và tiếp nhận rõ ràng. Điều này dẫn đến hệ quả thường gặp là việc nhầm lẫn
các DNXH với các tổ chức từ thiện, nhân đạo hoặc các chương trình xã hội truyền
thống. Một trong số các sáng lập viên DNXH nói trên phát biểu: “Trên thực tế, coi
DNXH là tổ chức từ thiện thì không đủ, mà coi là một doanh nghiệp lại không đúng.”
Bản thân các DNXH rất lúng túng và gặp nhiều vướng mắc trong việc vận hành
một mô hình kết hợp giữa mục tiêu xã hội và hoạt động kinh doanh trong môi trường

24
pháp lý chưa hoàn thiện ở Việt Nam, thể hiện rõ nhất là ở các vấn đề liên quan tới tài
chính: quy định nhận viện trợ, tài trợ, các chính sách quy định về thuế và quản lý tài
chính, khả năng tiếp cận các ưu đãi và các quy định QLNN đối với các đối tượng đặc
biệt trong xã hội
Các DNXH ở Việt Nam còn khá non trẻ, được thành lập chủ yếu từ những ý tưởng
mang tính cá nhân có sứ mệnh phục vụ xã hội nên vốn đầu tư ban đầu đa phần là vốn
tự đóng góp của các thành viên sáng lập với quy mô nhỏ. DNXH có đặc thù là không
vì mục tiêu lợi nhuận, lại kinh doanh trên các thị trường có rủi ro cao, lợi suất tài chính
thấp nên không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thương mại, do đó khả năng tiếp cận
huy động các nguồn vốn đầu tư thương mại kể cả nguồn vốn khởi sự hoặc vốn cho phát
triển kinh doanh là rất hạn chế. Các DNXH rất khó huy động nguồn vốn vay ngân hàng
vì một số lý do như:

 Không có tài sản, nhà xưởng thế chấp do phần lớn DNXH hoạt động ở quy
mô nhỏ
 Lãi suất cho vay của ngân hàng cao hơn nhiều khả năng sinh lời của DNXH.
 Thời gian hoàn vốn kéo dài hơn các dự án thông thường

Thiếu các kênh dẫn truyền, các tổ chức trung gian, cơ chế quản lý nhà nước linh
hoạt và minh bạch để tạo lập được thị trường tài chính cho các DNXH là một thách
thức hiện nay. Khi thiếu vốn, DNXH không biết đi đến đâu, tìm kiếm nguồn đầu tư từ
đâu cho phù hợp với đặc thù hoạt động của mình. Còn nhà đầu tư thì cũng mất nhiều
thời gian để tìm kiếm những DNXH có nhu cầu và tiềm năng cho khoản đầu tư của
mình. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng là năng lực của DNXH trong nước hiện nay
chưa đủ vững mạnh để tiếp nhận đầu tư từ các nhà đầu tư xã hội chuyên nghiệp. Hậu
quả là nhiều DNXH, sau nhiều năm, vẫn phát triển ở mức độ trung bình, quy mô nhỏ
với tầm tác động xã hội hạn chế hoặc phát triển ở trạng thái “cầm chừng” trước rất
nhiều biến động và khó khăn của thị trường và sức ép từ các vấn đề xã hội ngày một
gia tăng
 Kết nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp xã hội

25
Nhà nước

Chính sách

Nguồn lực tiềm năng Vấn đề xã hội


Số cử nhân, kỹ sư ra trường Sinh kế cho phụ nữ nghèo
Tinh thần doanh nhân Đối tượng hưởng lợi: Việc làm cho người khuyết tật
Hộ nghèo,
Vốn thiện nguyện vùng sâu vùng xa, người khuyết tật, người mãn
trong dân hạn
Bảo trợ trẻtù,
emngười
HCĐB
Vốn đầu tư nhiễm
XH nước ngoài Doanh nghiệp xã hội Ngăn chặn chặt
HIV/AIDs, trẻ em đường phố, trẻ tự kỷ, hạnh phúc gia đình, bệnh phá rừng
Mạng lưới kết nối, trung gian Xử lý rác thải
nhân, dân cư đô thị, môi trường sinh thái, văn hóa, di sản...
Cơ sở hạ tầng, IT Y tế dự phòng
Điều kiện tự nhiên Ngăn chặn bạo lực xã hội
Chính sách kinh tế TT, hội nhập Chăm sóc người cao tuổi
Khung khổ pháp lý Bảo tồn văn hóa

Tác động

26

You might also like