You are on page 1of 14

1

ÔN TẬP LUẬT KINH TẾ


I. PHẦN LÝ THUYẾT (MỖI CÂU 04 ĐIỂM)
1. Phân tích khái niệm, đặc điểm của chủ thể kinh doanh và nêu ví dụ về các chủ thể kinh
doanh. Hãy cho biết hiện nay loại chủ thể kinh doanh nào có số lượng nhiều nhất và giải
thích vì sao?

- Chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (hoặc giấy
phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hi ện trên
thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.
- Đặc điểm:

+Là chủ thể pháp lí được tổ chức dưới một hình thức nhất định với tư
cách doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể;

+ Được cơ quan đăng kí kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh hoặc được cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư nước ngoài cấp
giấy phép đầu tư;

+ Tiến hành một cách độc lập và thường xuyên các hoạt động đầu tư, sản
xuất, mua bán hoặc dịch vụ trên thị trường để thu lợi nhuận.

2. Phân tích khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp. Nêu các loại hình doanh nghiệp theo
quy
định của Luật Doanh nghiệp 2020
3. Hãy trình bày khái niệm, đối tượng áp dụng và hậu quả pháp lý đối với doanh nghiệp
sau
khi áp dụng các thủ tục: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.
4. Trình bày khái niệm và phân tích các đặc điểm của công ty TNHH một thành viên.
5. Trình bày khái niệm và phân tích các đặc điểm của công ty TNHH từ 2 – 50 thành
viên.
6. Trình bày khái niệm và phân tích các đặc điểm của công ty cổ phần.
7. Cổ phần, cổ phiếu, cổ tức là gì? Công ty cổ phần có những loại cổ phần nào? Cổ đông
sáng
lập có vai trò như thế nào trong công ty cổ phần?
8. Trình bày khái niệm và phân tích các đặc điểm của công ty hợp danh.
9. Trình bày khái niệm và phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân.
10. Trình bày khái niệm và phân tích các đặc điểm của hộ kinh doanh.
11. Lập bảng so sánh giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh.
12. Trình bày khái niệm và phân tích các đặc điểm của hợp tác xã. Tại sao nói hợp tác xã
là tổ
chức kinh tế hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và vì mục tiêu xã hội.
13. Hãy cho biết giải thể doanh nghiệp là gì và trình bày các điều kiện, trường hợp áp
dụng
thủ tục giải thể doanh nghiệp.
15. Lập bảng so sánh giữa phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại
Tòa
án và tại Trọng tài thương mại.
16. Hãy trình bày khái niệm phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
tại
Trọng tài thương mại. Có bao nhiêu hình thức trọng tài thương mại và thẩm quyền giải
quyết
tranh chấp của trọng tài thương mại theo vụ việc, theo yêu cầu của các bên, theo lãnh thổ
được xác định như thế nào?
17. Nêu khái niệm phá sản và cho biết những chủ thể nào có quyền, những chủ thể nào có
nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
II. PHẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH (0,5 ĐIỂM/CÂU)
CHƯƠNG 1 + CHƯƠNG 2:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
1. Chủ thể kinh doanh là chủ thể duy nhất của quan hệ pháp luật kinh tế.
2. Pháp luật kinh tế chỉ điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
3. Người nước ngoài, người dưới 18 tuổi thì không có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam.
4. Cá nhân đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền thành lập và
quản 2
lý doanh nghiệp.
5. Cán bộ, công chức, viên chức thì không có quyền thành lập và góp vốn vào doanh
nghiệp.
6. Doanh nghiệp luôn phải có vốn điều lệ và vốn pháp định.
7. Doanh nghiệp được cấp giấy CNĐKDN thì được thực hiện kinh doanh mọi ngành
nghề.
8. Doanh nghiệp có thể đặt trụ sở chính tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
9. Mọi loại hình doanh nghiệp đều có quyền áp dụng thủ tục chia/tách.
10. Mọi loại hình công ty đều có quyền áp dụng thủ tục sáp nhập/hợp nhất.
11. Công ty hợp danh có thể chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty CP nếu muốn
phát hành trái phiếu.
12. Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành DNTN hoặc DNTN có thể chuyển đổi thành
công ty TNHH.
13. Doanh nghiệp tư nhân có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và ở
nước ngoài.
14. Doanh nghiệp tư nhân giống hộ kinh doanh ở đặc điểm là không có tư cách pháp
nhân.
15. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu.
16. Doanh nghiệp tư nhân có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn.
17. Giám đốc của doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật và chịu trách
nhiệm
đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
18. Anh A là chủ DNTN X, anh A cho anh B thuê DNTN X trong thời hạn 5 năm nên
anh B
là người đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
19. Anh A là chủ DNTN X nên anh A có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần Y.
20. DNTN X được tự nhân danh DNTN X để mua cổ phần trong công ty cổ phần Y.
21. Anh A là chủ DNTN X nên anh A không được thành lập thêm một DNTN khác.
22. Thành viên công ty TNHH luôn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
23. Người nhận tặng cho, nhận trả nợ bằng phần vốn góp trong công ty TNHH sẽ đương
nhiên trở thành thành viên công ty.
24. Trong mọi trường hợp nếu muốn chuyển nhượng phần vốn góp, thành viên công ty
TNHH 2 – 50 TV đều phải ưu tiên chào bán phần vốn góp cho các thành viên công ty
trước.
25. Người chưa góp đủ phần vốn theo cam kết góp vốn với công ty thì không còn là
thành
viên công ty.
26. Công ty TNHH 2 – 50 TV có thể thuê người không phải là thành viên công ty để làm
Giám đốc công ty.
27. Trường hợp thuê người không phải là thành viên công ty để làm Giám đốc công ty thì
Giám đốc công ty không có quyền biểu quyết tại các cuộc họp của Hội đồng thành viên.
28. Tỉ lệ biểu quyết để thông qua các vấn đề của công ty TNHH 2-50 thành viên luôn là
65%
vốn điều lệ.
29. Công ty TNHH 2 – 50 TV chỉ được có 1 người đại diện theo pháp luật.3
30. Công ty TNHH MTV là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ
sở
hữu.
31. Vì là doanh nghiệp 1 chủ nên công ty TNHH MTV không có tư cách pháp nhân.
32. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH MTV luôn có Kiểm soát viên.
33. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu không có
chức
danh Kiểm soát viên.
34. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu bao gồm Hội
đồng thành viên và chủ tịch Hội đồng thành viên.
35. Trong công ty TNHH MTV, chủ sở hữu công ty bắt buộc kiêm làm Giám đốc công
ty.
36. Hội đồng thành viên trong công ty TNHH MTV hoàn toàn giống với Hội đồng thành
viên trong công ty TNHH 2 -50 TV.
37. Công ty cổ phần bắt buộc có cổ phần phổ thông và không bắt buộc có cổ phần ưu đãi.
38. Trong mọi trường hợp, cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản
nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
39. Cổ phần trong công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng.
40. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần ưu
đãi
hoàn lại.
41. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi có các quyền giống như cổ đông sở hữu cổ phần phổ
thông.
42. Người sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức vẫn có quyền biểu quyết tại cuộc họp Đại hội
đồng
cổ đông.
43. Trong công ty cổ phần, Hội đồng quản trị là cơ quan có quyền quyết định cao nhất.
44. Trong công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đồng là cơ quan có quyền quyết định cao
nhất.
45. Tổng giám đốc công ty cổ phần bắt buộc phải là cổ đông của công ty cổ phần đó.
46. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm làm Tổng giám đốc công ty cổ phần.
47. Ban Kiểm soát và Trưởng Ban kiểm soát trong công ty cổ phần đều do Đại hội đồng
cổ
đông bầu ra.
48. Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
49. Thành viên công ty hợp danh bắt buộc phải là cá nhân.
50. Thành viên công ty hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với
các
nghĩa vụ tài chính của công ty.
51. Công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
52. Trong mọi trường hợp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh không được đồng
thời
làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.
53. Thành viên hợp danh được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người
khác.
54. Hội đồng thành viên công ty hợp danh bao gồm tất cả các thành viên hợp danh và
thành
viên góp vốn.4
55. Thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác
thì
phải được sự đồng ý của Hội đồng thành viên.
56. Thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác
thì
phải được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.
57. Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh được tự do chuyển nhượng phần vốn góp
của mình cho người khác.
58. Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh được quyền triệu tập họp Hội đồng thành
viên và biểu quyết mọi vấn đề của công ty.
59. Người thừa kế phần vốn góp của thành viên góp vốn thì sẽ trở thành thành viên góp
vốn
của công ty hợp danh nếu các thành viên hợp danh còn lại đồng ý.
CHƯƠNG 3: HỘ KINH DOANH VÀ HỢP TÁC XÃ
60. Hộ kinh doanh giống doanh nghiệp tư nhân, đều là loại hình doanh nghiệp không có

cách pháp nhân.
61. Hộ kinh doanh có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
62. Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động.
63. Chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân, một nhóm cá nhân hoặc một tổ chức.
64. Anh A là chủ hộ kinh doanh thì anh A có thể thành lập thêm một hộ kinh doanh, 1
doanh
nghiệp tư nhân và 1 công ty TNHH.
65. Chủ hộ kinh doanh tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt
động
kinh doanh của hộ kinh doanh.
66. Khi muốn chấm dứt hoạt động kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải thực hiện thủ tục
giải
thể giống như thủ tục áp dụng đối với doanh nghiệp.
67. Hợp tác xã là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
68. Hợp tác xã không bắt buộc phải thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
69. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam vẫn có quyền góp vốn và trở thành
thành viên của HTX.
70. Thành viên hợp tác chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã trong phạm vi số
vốn góp vào HTX
71. Hợp tác xã không bắt buộc phải có Kiểm soát viên và Giám đốc.
72. Giám đốc và Kiểm soát viên của HTX bắt buộc phải là thành viên của HTX.
73. Thành viên của hợp tác xã có thể là cá nhân, tổ chức, hộ gia đình.
74. Trong hợp tác xã, số phiếu biểu quyết của các thành viên HTX là bằng nhau, không
phụ
thuộc vào tỉ lệ góp vốn vào HTX.
75. Hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu (7 thành viên) theo quy
định
của pháp luật trong 12 tháng thì phải giải thể.
76. Cán bộ, công chức thì không được trở thành thành viên của HTX.
CHƯƠNG 5: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KD, TM
89. Khi xảy ra tranh chấp kinh doanh, thương mại thì các bên bắt buộc phải giải quyết
tranh 5
chấp tại Toà án hoặc Trọng tài thương mại.
90. Chỉ có Toà án mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.
91. Trọng tài thương mại là một cơ quan xét xử thuộc bộ máy nhà nước giống như Toà
án.
92. Thẩm quyền xét xử của trọng tài thương mại được xác định theo cấp và lãnh thổ.
93. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp nếu các bên có
thoả
thuận bằng văn bản về giải quyết tranh chấp theo phương thức trọng tài.
94. Trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên cùng có
hoạt
động kinh doanh thương mại.
95. Thoả thuận về trọng tài thương mại chỉ có hiệu lực nếu được các bên xác lập trước
thời
điểm xảy ra tranh chấp.
96. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án và Trọng tài thương mại đều
được thực hiện theo nguyên tắc công khai.
97. Nếu không đồng ý về phán quyết của Trọng tài thương mại, các bên có thể kháng cáo
phán quyết đó.
98. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại chỉ được quy định tại
Bộ
luật Tố tụng dân sự.
99. Các bên tranh chấp không được tự lựa chọn Trọng tài viên để giải quyết tranh chấp.
100. Các bên tranh chấp được tự lựa chọn Trọng tài viên nước ngoài để giải quyết tranh
chấp.
101. Nếu các bên muốn giải quyết tranh chấp thương mại theo phương thức Trọng tài
thương mại thì bắt buộc phải gửi đơn khởi kiện đến một Trung tâm trọng tài thương mại
cụ
thể.
102. Thông thường, Toá án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Toà nơi bị đơn có trụ
sở.
103. Khi bị đơn có trụ sở tại nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn được chọn Toà án nơi
nguyên đơn cư trú để giải quyết tranh chấp.
104. Khi không biết trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn được quyền yêu cầu toà án nơi
nguyên
đơn có trụ sở giải quyết tranh chấp.
105. Toà án nhân dân các cấp (huyện, tỉnh) đều có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

giám đốc thẩm.
106. Toà án nhân dân tối cao không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
107. Khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự
không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp
của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật thì người có thẩm quyền sẽ
thực hiện kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
108. Tòa án nhân dân tối cao không thực hiện thủ tục xét xử sơ thẩm đối với các tranh
chấp
kinh doanh, thương mại.
CHƯƠNG 6: PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
109. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp đó phá sản.6
110. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thanh toán được các
khoản nợ đến hạn.
111. Luật Phá sản quy định về thủ tục giải quyết phá sản và thủ tục giải thể doanh nghiệp.
112. Thủ tục phá sản được áp dụng chung cho doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh.
113. Sau khi thực hiện xong thủ tục phá sản thì chủ sở hữu doanh nghiệp được giải phóng
khỏi nghĩa vụ trả nợ đối với các chủ nợ.
114. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản hay giải thể thì người lãnh đạo, điều hành
doanh nghiệp, hợp tác xã đó đều bị áp dụng các chế tài pháp lý nhất định.
115. Các thành viên công ty TNHH hoặc cổ đông công ty CP đều có quyền nộp đơn yêu
cầu
Toà án mở thủ tục giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp.
116. Mọi chủ nợ khi phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong
thời
hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá
sản.
117. Các thành viên công ty hợp danh đều có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu giải quyết phá
sản
đối với công ty hợp danh khi nhận thấy công ty mất khả năng thanh toán.
118. Đại diện của người lao động có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối
với
DN, HTX mất khả năng thanh toán.
119. Thành viên HTX có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy
HTX
mất khả năng thanh toán.
120. Người đại diện theo pháp luật của DN có quyền nộp đơn đơn yêu cầu mở thủ tục
phá
sản khi nhận thấy DN mất khả năng thanh toán.
121. Chỉ có Toà án nhân dân mới có thẩm quyền giải quyết thủ tục giải thể và thủ tục phá
sản doanh nghiệp, HTX.
122. Toà án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc phá sản
DN, HTX.
123. Khi có người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN thì Toà án bắt buộc
phải
thụ lý và mở thủ tục giải quyết vụ việc phá sản.
124. Khi Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản thì DN, HTX không được tiếp tục
thực hiện các hoạt động kinh doanh.
125. Khi Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp thì
doanh
nghiệp đó phải tự lập danh sách chủ nợ và danh sách người mắc nợ để nộp cho Toà án.
126. Hội nghị chủ nợ được coi là hợp lệ khi có số chủ nợ đại diện cho ít nhất 51% tổng số
nợ không có bảo đảm tham gia Hội nghị.
127. Hội nghị chủ nợ là cuộc họp giữa các chủ nợ với nhau.
128. Trong mọi trường hợp, Thẩm phán phụ trách vụ việc vẫn phải triệu tập Hội nghị chủ
nợ
để xem xét khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh của DN lâm vào tình trạng phá sản
theo
đúng trình tự.
129. Biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ được
7
tiến hành khi Thẩm phán đồng ý.
130. Khi Hội nghị chủ nợ đã thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi
hoạt động kinh doanh thì quản tài viên phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh.
131. Khi DN đã thực hiện hiệu quả phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì Thẩm
phán ra quyết định doanh nghiệp phá sản.
132. Khi hết thời hạn phục hồi hoạt động kinh doanh mà DN vẫn mất khả năng thanh
toán
thì Hội nghị chủ nợ ra quyết định tuyên bố DN phá sản.
133. Khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản còn lại của doanh nghiệp
được ưu tiên sử dụng để trả lương cho người lao động.
134. Thanh lý tài sản của DN là trách nhiệm của thẩm phán được phân công giải quyết vụ
việc.
135. Thành viên công ty hợp danh sẽ được chấm dứt nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ nếu
sau
khi đã thanh lý toàn bộ tài sản của công ty để trả nợ và được Toà án ra quyết định tuyên
bố
phá sản.
PHẦN III. BÀI TẬP (Mỗi bài 03 điểm)
Bài tập 1
Ông Henry và bà Bella là người quốc tịch Canada cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Họ quen
biết nhau từ năm 2014 và đến năm 2016 họ bàn bạc muốn cùng nhau thành lập công ty
chuyên kinh doanh trái cây nhập khẩu. Theo anh/chị:
1. Họ có quyền lựa chọn thành lập những loại hình doanh nghiệp nào theo quy định của
pháp
luật Việt Nam.
2. Nếu họ muốn thành lập một doanh nghiệp mà họ chỉ chịu trách nhiệm đối với các
nghĩa vụ
tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp thì họ nên chọn loại hình doanh
nghiệp nào? Tại sao?
3. Giả sử sau khi thành lập doanh nghiệp, họ được mời tham gia vào 1 Hợp tác xã chuyên
sản
xuất và phân phối trái cây sạch. Vậy họ có thể trở thành thành viên hợp tác xã đó không?
Tại
sao?
4. Giả sử sau khi được thành lập, họ không trực tiếp quản lý công ty mà mời ông C làm
Giám
đốc công ty được không? Giải thích.
5. Ông Henry muốn tự mình thành lập DNTN Henry’s Fruit để kinh doanh mảng phân
phối
phân bón hữu cơ và nuôi trồng cây trái organic. Hỏi ông có thể thực hiện dự định này
không?
Hãy giải thích và tư vấn.
6. Giả sử sau một thời gian điều hành kinh doanh DNTN Henry’s Fruit, ngày 7/7/2018,
ông
Henry bán DNTN này cho bà Mỹ. Tháng 9/2018 bà Hoa đến tìm bà Mỹ yêu cầu bà Mỹ
thanh
toán khoản nợ mà DNTN Henry’s Fruit đã vay của bà từ năm 2017. Vậy bà Mỹ có nghĩa
vụ
thanh toán khoản nợ này không? Giải thích. 8
Bài tập 2
Ông Minh, ông Hưng, bà Thảo cùng thành lập Công ty hợp danh mang tên Minh & Cộng
sự,
ngoài ra, công ty còn có thêm 1 số thành viên góp vốn. Cho biết ý kiến của anh/chị về các
vấn đề sau:
1. Ai là người đại diện theo pháp luật của công ty? Hội đồng thành viên công ty gồm
những
ai?
2. Ông Minh, ông Hưng, bà Thảo cho rằng mình là thành viên hợp danh nên khi có bất kỳ
vấn đề gì liên quan đến đến hoạt động kinh doanh của công ty thì 3 người này tự bàn bạc,
trao
đổi, quyết định và không bao giờ triệu tập họp Hội đồng thành viên.
3. Công ty hoạt động được một thời gian thì ông Hưng muốn cùng gia đình sang nước
ngoài
định cư nên đã được Hội đồng thành viên đồng ý cho rút vốn. Một năm sau, doanh
nghiệp
kinh doanh thua lỗ và lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ và các thành viên công ty
buộc
ông Hưng phải cùng liên đới chịu trách nhiệm và thanh toán khoản nợ của công ty. Yêu
cầu
này của các chủ nợ và các thành viên có phù hợp quy định pháp luật hay không? Tại sao?
4. Sau 3 năm kinh doanh thì bà Thảo gặp vấn đề về sức khỏe. Hỏi, bà có thể chuyển
nhượng
toàn bộ phần vốn góp của mình cho chồng để chồng bà trở thành thành viên hợp danh của
công ty hay không? Giải thích.
Bài tập 3
Ông Nguyễn Hoàng là chủ sở hữu của công ty TNHH MTV Uy Tín và doanh nghiệp tư
nhân
Nguyễn Hoàng. Hỏi:
1. Luật Doanh nghiệp 2014 có cấm hành vi sở hữu đồng thời hai doanh nghiệp như trên
của
ông Nguyễn Hoàng không? Giải thích.
2. Sau một thời gian kinh doanh, ông Hoàng có thể chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân
Nguyễn
Hoàng thành Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn Hoàng không? Giải thích.
3. Nêu sự khác nhau về hậu quả pháp lý xảy ra đối với công ty TNHH MTV trong trường
hợp
(TH1) ông Nguyễn Hoàng chuyển nhượng một phần vốn góp của mình trong công ty
TNHH
MTV Uy Tín cho bạn thân là bà Mỹ và trường hợp (TH2) ông Hoàng chuyển nhượng
toàn bộ
phần vốn góp của mình trong công ty TNHH MTV Uy Tín cho ông Huy.
4. Ông Hoàng có được dùng danh nghĩa cá nhân mình để mua cổ phần trong Công ty cổ
phần
Hòa Phát và góp vốn vào công ty hợp danh không? Tại sao?
Bài tập 4
A, B, C, D cùng nhau góp vốn thành lập công ty TNHH TM DV Xuka, được cấp giấy
chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 12/5/2017, trong đó A và B đã góp đủ mỗi người 1
tỷ,
còn C và D cam kết mỗi người góp 2 tỷ nhưng hiện tại mới thực góp được mỗi người 1
tỷ, số
còn lại sẽ góp đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy CNĐKDN.
Hỏi:9
1. Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu,
giải
thích? Ngày 25/5/2017, khi tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên để lên phương án kinh
doanh cho công ty, A và B cho rằng C và D chưa góp đủ vốn nên C và D không có quyền

ý kiến và biểu quyết về các nội dung trong cuộc họp. Ý kiến của A và B có phù hợp quy
định
pháp luật không? Giải thích.
2. Giả sử sau 90 ngày nhưng C và D không góp đủ số vốn như đã cam kết thì họ có còn là
thành viên công ty hay không, vì sao.
3. A tặng 40% phần vốn góp của mình trong công ty cho vợ sắp cưới (tên M) nhân dịp
sinh
nhật. Trường hợp này, chị M có đương nhiên trở thành thành viên công ty không? Nêu cơ
sở
pháp lý.
4. B dùng một phần vốn góp trong công ty để trả nợ cho X nhưng các thành viên còn lại
trong
công ty không đồng ý cho X trở thành thành viên công ty. Do vậy, X đã chuyển nhượng
phần
vốn góp đó cho A. Các thành viên còn lại trong công ty không đồng ý vì họ cho rằng X
phải
chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên trong công ty, nếu các thành viên không
mua
hoặc không mua hết thì lúc đó X mới được chuyển nhượng cho A. Ý kiến của của thành
viên
công ty có phù hợp quy định pháp luật không? Tại sao?
Bài tập 5
Xuân, Hạ, Thu, Đông dự định thành lập công ty cổ phần Bốn Mùa với vốn điều lệ dự
kiến là
10 tỷ đồng, chia thành 1.000.000 cổ phần, mỗi cổ phần có mệnh giá 10.000đ. Tuy nhiên,
cả 4
người chỉ muốn đăng ký mua mỗi người 200.000 cổ phần, nên họ dự định sau khi công ty
cổ
phần Bốn Mùa được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì họ sẽ huy động thêm
vài
người khác mua 200.000 cổ phần còn lại của công ty. Hỏi:
1. Dự tính trên của Xuân, Hạ, Thu, Đông có phù hợp quy định pháp luật không? Giải
thích.
2. Giả sử vào thời điểm công ty Bốn Mùa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp
thì Đông mới chỉ thanh toán mua ngay được 100.000 cổ phần thì khi công ty Bốn Mùa tổ
chức họp Đại hội đồng cổ đông, Đông sẽ có phiếu biểu quyết tương ứng với số cổ phần
đăng
ký mua (200.000 cổ phần) hay số cổ phần phổ thông đã thanh toán (100.000 cổ phần)?
Giải
thích và nêu cơ sở pháp lý.
3. Sau 3 năm kinh doanh, do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, Đại hội đồng cổ
đông
công ty họp và quyết định tăng vốn điều lệ công ty bằng cách phát hành thêm 500.000 cổ
phần, mệnh giá 10.000/cp, trong đó 200.000 là cổ phần ưu đãi cổ tức, 200.000 là cổ phần
phổ
thông và 100.000 là cổ phần ưu đãi biểu quyết. Xuân, Hạ, Thu, Đông sẽ không đăng ký
mua
thêm cổ phần trong đợt chào bán này. Dự định này của họ có phù hợp quy định PL
không?
Giải thích.
Bài tập 6
Ngày 10/6/2017, công ty TNHH xây lắp vật liệu xây dựng Hòa Thắng (gọi là bên A) ký
hợp
đồng số 97/HĐMBHH bán 300 tấn xi măng PCB40 Bỉm Sơn (đóng gói 50kg/bao) cho
công
ty cổ phần thiết kế thi công công trình Nhà Xinh (gọi là bên B) với giá 1,5 triệu VNĐ/tấn.
10
Theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên A sẽ giao hàng vào ngày 20/6/2017 cho bên B tại
địa
điểm thi công công trình do bên B chỉ định trong hợp đồng. Tuy nhiên trong hợp đồng
hai
bên lại không có thoả thuận về thời hạn thanh toán tiền hàng, dẫn đến việc bên B chây ỳ
không chịu thanh toán tiền hàng cho bên A. Sau nhiều lần yêu cầu thanh toán nhưng
không
được bên B thực hiện, bên A đã đơn phương nộp đơn khởi kiện đến “Trung tâm Trọng tài
Thương mại quốc tế Việt Nam” để yêu cầu Trung tâm trọng tài này giải quyết tranh chấp.
Hỏi:
1. Trung tâm trọng tài có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ tranh chấp nêu trên không?

sao?
2. Giả sử ngày 15/7/2017, để khắc phục việc thiếu thoả thuận về giải quyết tranh chấp tại
trọng tài thương mại, hai bên đã gặp nhau và cùng lập 1 văn bản thoả thuận với nội dung
tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng số 97/HĐMBHH sẽ được giải quyết tại “Trung tâm
Trọng
tài Thương mại quốc tế Việt Nam”. Trong trường hợp này, Trung tâm trọng tài có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp không, tại sao?
3. Giả sử tranh chấp đã được giải quyết tại Trung tâm trọng tài nhưng bên A không đồng
ý
với phán quyết của trọng tài. Vậy bên A có quyền yêu cầu Toà án xét xử lại vụ tranh chấp
không? Giải thích.
Bài tập 7
Ngày 6/7/2017, người đại diện hợp pháp của công ty TNHH thương mại dịch vụ Hòa
Việt
(gọi là bên A, trụ sở chính tại quận HK, TP HN) và công ty cổ phần Y Khoa Á Minh (gọi

bên B trụ sở chính tại quận 1, TP HCM) ký kết Hợp đồng mua bán hàng hóa số
89/2017/HĐMBHH với nội dung cơ bản:
- Bên A bán cho bên B một bộ hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí để lắp
cho
bệnh viện. Bên A có cung cấp trọn góí và lắp đặt bộ hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều
hòa
không khí để lắp cho bệnh viện của bên B tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Giá trị hợp đồng: 500 triệu VNĐ.
- Phương thức thanh toán: Chuyển khoản. Thanh toán đợt 1: 30% giá trị hợp đồng vào
ngày
ký hợp đồng. Thanh toán đợt 2: 70% còn lại vào ngày giao hàng.
- Thời hạn giao hàng: trong khoảng từ ngày 3/8/2017 đến 5/8/2017.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên xảy ra tranh chấp do bên B cho rằng sản
phẩm
bên A cung cấp có xuất xứ không rõ ràng và không phù hợp với thoả thuận.
1. Nếu bên mua (bên B) khởi kiện bên bán (bên A) đến Toà án thì Toà án nào có thẩm
quyền
giải quyết vụ tranh chấp trên. Vì sao?
2. Nếu bên mua (bên B) khởi kiện theo sự lựa chọn của nguyên đơn thì những Toà án nào

thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
3. Nếu bên bán (bên A) không đồng ý với phán quyết của Toà án cấp sơ thẩm và kháng
cáo
thì Toà án nào có quyền xét xử phúc thẩm?
Bài tập 811
Công ty TNHH PaiKo (có trụ sở tại TP. Ban Mê Thuột, tỉnh Đaklak) ký hợp đồng mua
căn
nhà (tại số 200 đường Hai Bà Trưng quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) của công ty CP
Huỳnh
Nga (có trụ sở chính tại huyện Z, thành phố Cần Thơ). Trong quá trình thực hiện hợp
đồng,
hai bên phát sinh tranh chấp vì bên bán chậm bàn giao nhà so với thời hạn thoả thuận
trong
hợp đồng.
1. Nếu công ty TNHH PaiKo khởi kiện thì Tòa án nhân dân nào có thẩm quyền giải
quyết?
Vì sao?
2. Nếu sau đó công ty TNHH PaiKo kháng cáo thì Tòa án nhân dân nào có thẩm quyền
xét
xử phúc thẩm? Nếu công ty cổ phần Huỳnh Nga kháng cáo thì phải nộp đơn đến Tòa án
nhân
dân nào?
3. Nếu công ty công ty TNHH PaiKo thực hiện quyền lựa chọn Tòa án nhân dân giải
quyết
tranh chấp thì Tòa án nhân dân nào có thẩm quyền giải quyết? Vì sao?
Bài tập 9
Trong quá trình thanh tra thuế, cơ quan thuế phát hiện Công ty TNHH PaiKo có trụ sở tại
TP.
Ban Mê Thuột, tỉnh Đaklak mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hỏi:
1. Cơ quan thuế có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH
PaiKo
không? Giải thích.
2. Ông H Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc của Công ty TNHH PaiKo. Vậy
khi
Công ty TNHH PaiKo mất khả năng thanh toán, ông H có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở
thủ
tục phá sản đối với Công ty TNHH PaiKo không? Tại sao?
3. Công ty CP Hoàn Mỹ là chủ nợ của công ty TNHH PaiKo (khoản nợ 7 tỷ, trong đó có
5 tỷ
được bảo đảm và 2 tỷ là khoản vay dạng trái phiếu không có bảo đảm). Vậy Công ty CP
Hoàn Mỹ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH PaiKo
không? Tại sao?
4. Giả sử Công ty TNHH PaiKo có văn phòng đại diện ở nước ngoài thì Toà án nào có
thẩm
quyền giải quyết vụ việc phá sản này? Tại sao?

You might also like