You are on page 1of 31

BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

MÔN HỌC

ĐẠI CƯƠNG VỀ
KẾ TOÁN TẬP ĐOÀN

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 1


GIỚI THIỆU MÔN HỌC ĐCKTTĐ

1. Vị trí môn học:


- Là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành
- Là môn nghiệp vụ chính của chuyên ngành KTDN
- Là môn học bổ trợ hữu ích cho các chuyên ngành khác thuộc
khối kinh tế
2. Mục đích:
- Cung cấp cho người học hiểu nhưng kiến thức về lý luận cơ bản
về kế toán tâp đoàn kinh tế
- Giúp cho người học có khả năng vận dụng để thu thập, xử lí,
trình bày thông tin kinh tế tài chính trong tập đoàn kinh tế
- Vận dụng để giải quyết bài tập tình huống, giúp cho SV khi đến
thực tập và làm việc tại các tập đoàn kinh tế nắm bắt công việc
Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 2
GIỚI THIỆU MÔN HỌC ĐCKTTĐ

3. Tài liệu nghiên cứu môn học:


3.2.Tài liệu bắt buộc:
- Giáo trình Đại cương kế toán tập đoàn, xuất bản năm 2021
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (11,07,08,25,26,28)
- CMKTQT tương ứng: IFRS 03, IAS28, IAS31 (IFRS11); IAS27,
IFRS10; IAS24; IAS14 (IFRS8)
- Thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán Việt nam số
07,08,11,25…
- Chế độ kế toán Việt nam ban hành theo TT200, 202,133
- Các tài liệu liên quan khác
3.2. Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình kế toán tài chính các trường trong khối kinh tế.
- Chuẩn mực kế toán kế toán quốc tế.
- Các sách chuyên khảo , tham khảo trong và ngoài nước
- Các trang Wed chuyên ngành về Kế toán, kiểm toán, thuế…

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 3


GIỚI THIỆU MÔN HỌC ĐCKTTĐ

4. Yêu cầu đối với sinh viên:


- Nắm chắc kiến thức cơ bản về kế toán tập đoàn kinh tế
- Vận dụng xử lý các bài tập, các tình huống và rèn luyện tốt các kỹ
năng thực hành.
- Tư duy sáng tạo vận dụng kiến thức vào công việc thực tế tại
doanh nghiệp

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 4


GIỚI THIỆU MÔN HỌC ĐCKTTTĐ

5. Kết cấu môn học: bao gồm 6 chương

Chương 1: Tổng quan về tập đoàn kinh tế và tổ chức công tác kế toán

trong tập đoàn kinh tế

Chương 2: Hệ thống Báo cáo tài chính trong tập đoàn kinh tế

Chương 3: Kế toán các khoản đầu tư tài chính trong tập đoàn kinh tế

Chương 4: Kế toán hợp nhất kinh doanh

Chương 5: Kế toán tái cấu trúc trong tập đoàn kinh tế

Chương 6: Báo cáo bộ phận và thông tin các bên liên quan

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 5


Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP
ĐOÀN KINH TẾ

NỘI DUNG:
1.1. Tổng quan về Tập đoàn kinh tế
1.2 Cơ sở lý thuyết về kế toán trong Tập đoàn kinh tế
1.3. Tổ chức công tác kế toán trong các Tập đoàn kinh tế

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 6


1.1. Tổng quan về Tập đoàn kinh tế
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Tập đoàn kinh tế
1.1.3. Các mô hình tập đoàn kinh tế

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 7


1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các
Tập đoàn kinh tế
1.1.1.1. Tính tất yếu khách quan hình thành và phát triển Tập đoàn
kinh tế
➢ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất
➢ Quy luật tích tụ và tập trung vốn và sản phẩm
➢ Quy luật cạnh tranh, liên kết và tối đa hoá lợi nhuận.
➢ Sự phát triển của khoa học và công nghệ.
➢ Trình độ phát triển của thị trường và trình độ khu vực hóa và toàn cầu
hóa kinh tế
➢ Trình độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá kinh doanh
Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 8
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các
Tập đoàn kinh tế
1.1.1.2. Các phương thức hình thành tập đoàn kinh tế

➢ Thông qua quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp hình thành công ty mẹ
- công ty con (tập đoàn kinh tế).
➢ Thông qua hợp nhất kinh doanh

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 9


1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tập đoàn kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm Tập đoàn kinh tế
Ông Leff - nhà kinh tế của Mỹ: “Tập đoàn kinh tế là một tập hợp các công ty hoạt động
kinh doanh trên thị trường khác nhau dưới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung,
trong đó các thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn
nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thương mại”

Đại học Fuibright: “Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý,
hoạt động đa ngành (thường không liên quan trực tiếp với nhau), được kết nối với nhau bởi
những mối liên kết pháp lý chính thức (ví dụ như quan hệ vốn sở hữu) hay không chính
thức (ví dụ như quan hệ gia đình”
Luật doanh nghiệp Việt Nam: ““1) Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần
kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp
hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh
nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật
này. 2) Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành
viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng
công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật”.”

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 10


1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tập đoàn kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm Tập đoàn kinh tế
Theo VAS25: “Tập đoàn bao gồm công ty mẹ và các công ty con. Công ty con là
doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).
Công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con”
Những điểm chung:
- Tập đoàn kinh tế là một nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu
cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác, trong đó công ty nắm quyền kiểm soát
đối với các thành viên khác trong nhóm gọi là công ty mẹ. Các công ty bị kiểm
soát là công ty con.
- Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ, công ty con và mỗi
thành viên trong tập đoàn kinh tế có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ của
một doanh nghiệp độc lập.
- Tập đoàn kinh tế được thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp
vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài
với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác
tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức
công ty mẹ - công ty con.
Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 11
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tập đoàn kinh tế
1.1.2.2. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế

➢ Tập đoàn kinh tế là tập hợp các công ty liên kết với nhau thông qua
quan hệ đầu tư vốn
➢ Có cơ cấu tổ chức phức tạp
➢ Có phạm vi hoạt động lớn trong một hoặc nhiều quốc gia, hoạt
động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng thường có một ngành,
nghề chủ đạo
➢ Có quy mô lớn về nguồn vốn, nhân lực và doanh số hoạt động
➢ Mang lại nhiều rủi ro và lợi ích, do vậy, trong quá trình hoạt động,
các tập đoàn thường thực hiện các hoạt động tái cấu trúc

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 12


1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tập đoàn kinh tế
1.1.2.3. Vai trò của Tập đoàn kinh tế
➢ Tập đoàn kinh tế cho phép huy động được các nguồn lực vật chất, lao động và
vốn trong xã hội
➢ Hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế góp phần giảm thiểu rủi ro.
➢ Có vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa
học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên.
➢ Giúp khai thác tối đa lợi ích thu được từ các tài sản thuộc quyền kiểm soát của
tập đoàn, nhất là các tài sản vô hình
➢ Góp phần mở rộng phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế, đẩy nhanh
quá trình phát triển.
➢ Là công cụ điều tiết kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 13


1.1.3. Các mô hình tập đoàn kinh tế

➢ Theo nguyên tắc liên minh: Tập đoàn kinh tế mô hình mạng lưới liên kết

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 14


1.1.3. Các mô hình tập đoàn kinh tế

➢ Theo nguyên tắc thẩm quyền: Tập đoàn kinh tế mô hình phân cấp

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 15


1.1.3. Các mô hình tập đoàn kinh tế

➢ Theo nguyên tắc thẩm quyền: Tập đoàn kinh tế mô hình phân cấp

Hình 3: Mô hình cấu trúc tập đoàn kinh tế hình chóp

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 16


1.1.3. Các mô hình tập đoàn kinh tế

➢ Theo nguyên tắc thẩm quyền: Tập đoàn kinh tế mô hình phân cấp
Ngoài ra có thể nhận diện các mô hình tập đoàn khác nhau như:
- Thông qua cơ chế đầu tư vốn gồm mô hình tập đoàn đầu tư đơn cấp, đầu tư đa
cấp và đầu tư hỗn hợp:
+ Mô hình tập đoàn đầu tư đơn cấp
+ Mô hình tập đoàn đầu tư đa cấp
+ Mô hình tập đoàn đầu tư hỗn hợp
- Theo cơ chế liên kết kinh doanh gồm mô hình tập đoàn liên kết ngang; mô hình
tập đoàn liên kết dọc và mô hình tập đoàn liên kết hỗn hợp:
+ Mô hình tập đoàn liên kết ngang
+ Mô hình liên kết theo chiều dọc
+ Mô hình liên kết hỗn hợp (đa dạng hóa)
- Theo cơ chế quản lý gồm mô hình tập đoàn quản lý tập trung, quả lý phân tán
và quản lý hỗn hợp:
+ Mô hình tập đoàn quản lý tập trung
+ Mô hình phân tán
+ Mô hình hỗn hợp

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 17


1.2. Cơ sở lý thuyết về kế toán trong TĐKT

➢ Lý thuyết chủ sở hữu

➢ Lý thuyết công ty mẹ

➢ Lý thuyết công ty mẹ mở rộng

➢ Lý thuyết thực thể

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 18


1.3. Tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế
1.3.1. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế ảnh hưởng đến tổ chức công
tác kế toán
1.3.2. Nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng mô hình tổ chức công tác
kế toán trong các tập đoàn kinh tế
1.3.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế
1.3.4. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 19


1.3.1. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế ảnh hưởng đến tổ
chức công tác kế toán

➢ Thứ nhất, tập đoàn kinh tế có sự đa dạng về cơ cấu tổ chức


➢ Thứ hai, tập đoàn kinh tế có quy mô lớn về vốn, lao động, doanh thu
➢ Thứ ba, tập đoàn kinh tế có phạm vi hoạt động rộng lớn với đa
ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng thường có một ngành, nghề chủ đạo.

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 20


1.3.2. Nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng mô hình tổ
chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế
➢ Xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị phải phù hợp với
khuôn khổ pháp lý và định hướng phát triển các doanh nghiệp theo mô hình
hoạt động tập đoàn kinh tế: công ty mẹ - công ty con của mỗi quốc gia.
➢ Xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập đoàn kinh tế
phải theo hướng phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, hội nhập kế toán quốc
tế và các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán.
➢ Tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập đoàn kinh tế phải tuân thủ pháp
luật, cơ chế chính sách của từng quốc gia, phù hợp với đặc điểm tổ chức, đặc
điểm hoạt động và yêu cầu quản lý cũng như khả năng và trình độ quản lý của
doanh nghiệp.
➢ Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với trình độ trang bị, ứng dụng công
nghệ thông tin hiện đại theo hướng kết nối - chia sẻ - bảo mật để thông tin
trong từng đơn vị thành viên và trong nội bộ tập đoàn được chia sẻ, được cung
cấp và tổng hợp lập BCTCHN đảo bảo trung thực, hợp lý, kịp thời.

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 21


1.3.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong các
tập đoàn kinh tế

➢ Thứ nhất, tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân mà chỉ là tổ hợp
của các pháp nhân kinh tế.
➢ Thứ hai, công ty mẹ không phải là cấp trên của công ty con mà chỉ là
đơn vị đầu tư, kiểm soát công ty con và có địa vị pháp lý bình đẳng với
công ty con.
➢ Thứ ba, trong tập đoàn kinh tế, các thành viên của nó đều thực hiện
hạch toán độc lập, tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị thành viên có
thể chịu sự chi phối ảnh hưởng khác nhau bởi các qui chế tài chính đặc
thù tương ứng với loại hình doanh nghiệp của từng đơn vị thành viên đó.

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 22


1.3.4. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế

1.3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán trong các tập
đoàn kinh tế
1.3.4.2. Tổ chức xây dựng và hướng dẫn vận dụng chính sách kế toán
cho tập đoàn kinh tế
1.3.4.3. Tổ chức thu thập thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế
1.3.4.4. Tổ chức hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán trong các tập
đoàn kinh tế
1.3.4.5. Tổ chức lập báo cáo tài chính, phân tích và cung cấp thông tin
trong các tập đoàn kinh tế
1.3.4.6. Tổ chức kiểm tra kế toán trong tập đoàn kinh tế

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 23


1.3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán trong các
tập đoàn kinh tế

Sơ đồ 1.1: Bộ máy kế toán tập đoàn kinh tế

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 24


1.3.4.2. Tổ chức xây dựng và hướng dẫn vận dụng chính sách kế
toán cho tập đoàn kinh tế
Kế toán công ty mẹ vận dụng và xây dựng chính sách kế toán cho áp dụng cho tập đoàn liên quan đến:

- Chính sách kế toán liên quan đến vốn bằng tiền, các giao dịch có gốc ngoại tệ

- Chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho

- Chính sách kế toán liên quan đến tài sản cố định, bất động sản đầu tư

- Chính sách kế toán liên quan đến doanh thu, chi phí

- Chính sách kế toán liên quan đến công nợ phải thu, công nợ phải trả, vốn chủ sở hữu

- Chính sách kế toán liên quan đến các khoản đầu tư tài chính

- Chính sách kế toán liên quan đến xác định và ghi nhận các ước tính kế toán về khấu hao, dự phòng tổn
thất tài sản, dự phòng nợ phải trả, các khoản doanh thu hoãn lại, …

- Chính sách kế toán đối với lập và trình bày báo cáo tài chính.

- Các quy định liên quan khác liên quan đến kiểm kê tài sản, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị
trong tập đoàn, mã hóa các thông tin trong phần mềm kế toán, thiết kế các mẫu sổ, theo dõi và báo cáo
thông tin về các giao dịch nội bộ trong tập đoàn…

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 25


1.3.4.3. Tổ chức thu thập thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế

Căn cứ vào hệ thống chứng từ kế toán do Bộ Tài chính ban hành, mỗi đơn
vị thành viên trong tập đoàn chọn những chứng từ kế toán cần vận dụng phù
hợp với hoạt động của doanh nghiệp mình, cụ thể:

- Hệ thống chứng từ áp dụng trong công ty mẹ:


+ Các chứng từ cung cấp thông tin cho việc tổ chức ghi nhận, xử lý và cung
cấp thông tin lên BCTC
+ Các chứng từ cung cấp thông tin cho việc lập BCTCHN
- Hệ thống chứng từ áp dụng trong từng công ty con
+ Các chứng từ cung cấp thông tin cho việc tổ chức ghi nhận, xử lý và
cung cấp thông tin lên BCTC của các công ty con
+ Các chứng từ cung cấp thông tin cho việc lập BCTCHN ở tập đoàn (công
ty mẹ)

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 26


1.3.4.4. Tổ chức hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán trong các
tập đoàn kinh tế

➢ Xây dựng hệ thống tài khoản:


- Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài
chính riêng theo phương pháp vốn chủ của các công ty trong tập đoàn. Mỗi
tập đoàn, có thể bao gồm nhiều công ty con hoạt động ở nhiều lĩnh vực kinh
doanh khác nhau hoặc nhiều khu vực khác nhau, mối quan hệ giữa các bên
liên quan của tập đoàn là vô cùng phức tạp, phong phú. Các bút toán hợp nhất
rất đa dạng, phức tạp.
- Để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập BCTCHN thì ở
công ty mẹ và các công ty con phải tổ chức thêm các tài khoản và các sổ chi
tiết, sổ phụ để hệ thống thông tin. Cần phải mở sổ chi tiết để theo dõi và tập
hợp thông tin đối với các giao dịch nội bộ liên quan đến các tài khoản phục
vụ cho lập BCTCHN…

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 27


1.3.4.4. Tổ chức hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán trong các
tập đoàn kinh tế

➢ Xây dựng hệ thống sổ kế toán: Tổ chức sổ chi tiết để theo dõi và tập
hợp thông tin đối với các giao dịch nội bộ liên quan đến các tài khoản
phục vụ cho lập BCTC riêng và BCTCHN….

Sổ kế toán tổng
hợp
Chứng từ GD nội Báo cáo tài
bộ chính riêng
Sổ kế toán chi
tiết

Bảng kê GD
nội bộ

Báo cáo tài chính hợp nhất

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 28


1.3.4.5. Tổ chức lập báo cáo tài chính, phân tích và cung cấp thông
tin trong các tập đoàn kinh tế

Trong một tập đoàn, do các đơn vị thành viên hạch toán độc
lập nên có hệ thống báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, và hệ
thống báo cáo tài chính riêng của từng công ty con. Đồng thời, dựa
trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và từng công ty con, tập
đoàn thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Hệ thống báo cáo tài chính của từng thành viên trong tập
đoàn bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 29


1.3.4.6. Tổ chức kiểm tra kế toán trong tập đoàn kinh tế

- Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của bộ máy kế toán của các
công ty con, đặc biệt là việc phân công những bộ phận, cá nhân chịu
trách nhiệm về thu thập, ghi nhận và cung cấp thông tin cho việc lập
BCTCHN toàn tập đoàn;
- Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài
chính của báo cáo tài chính trước khi gửi lên công ty mẹ để lập
BCTCHN;
- Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ
pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định
của lãnh đạo đơn vị kế toán cũng như của tập đoàn (công ty mẹ);
- Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản
của công ty con; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ
thống quản lý, điều hành hoạt động của các công ty con.
Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 30
BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !

Bộ môn Kế toán tài chính - HVTC 31

You might also like