You are on page 1of 9

MỤC LỤC

Lời cảm ơn............................................................................................................2


1. Quy định pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế ở Việt Nam......................2
1.1 Khái niệm tập trung kinh tế.........................................................................2
1.2. Mục đích của tập trung kinh tế...................................................................3
1.3. Hình thức tập trung kinh tế.........................................................................4
1.3.1. Sáp nhập doanh nghiệp.........................................................................4
1.3.2. Hợp nhất doanh nghiệp........................................................................4
1.3.3. Mua lại doanh nghiệp...........................................................................5
1.3.4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp.......................................................5
1.4.Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm soát hoạt động TTKT......5
1.5.Quy định về xử lý hoạt động TTKT vi phạm..............................................6
2.Liên hệ thực tiễn...............................................................................................7
Tài liệu tham khảo................................................................................................8

1
Lời cảm ơn

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học ……..đã đưa
môn học ……… trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy (Cô)............ đã dạy dỗ, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian
tham gia lớp học môn………của thầy (cô), em đã có thêm cho mình nhiều kiến
thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những
kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.

1. Quy định pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế ở Việt Nam
1.1 Khái niệm tập trung kinh tế
Hoạt động tập trung kinh tế ít nhiều đều có tầm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
của nền kinh tế quốc dân, cho dù hoạt động này diễn ra ở các nước phát triển
hay đang phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống nội
dung của hoạt động tập trung kinh tế và nghiên cứu vấn đề kiểm soát hoạt động
này là rất cần thiết, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi xu hướng tập trung
kinh tế đang diễn ra dưới nhiều góc độ, nhiều hình thức đa dạng.

Trong khoa học kinh tế, tập trung kinh,tế được nhìn nhận là chiến lược tích tụ
vốn và tập trung sản xuất hình thành các chủ thể kinh doanh có quy mô lớn
nhằm khai thác lợi thế nhờ quy mô. Trong quá trình kinh doanh, các chủ thể
kinh doanh có quy mô lớn luôn tìm cách nâng cao áp lực cạnh tranh bụộc các
doanh nghiệp nhỏ yếu hơn phải phụ thuộc vào mình. Mặt khác, các doanh
nghiệp nhỏ yếu hơn phải sáp nhập vào doanh nghiệp lớn hoặc hợp nhất với
nhau nếu muốn tồn tại. Tập trung kinh tế là quá trình gắn liền với việc hình
thành và thay đổi cấu trúc thị trường. Theo đó, tập trung kinh tế dẫn đển việc

2
giảm sổ lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường thông qua
các hành vi sáp nhập hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên
cơ sở mở rộng năng lực sàn xuất. Cách hiểu tập trung kinh tể này đã chỉ ra
nguyên nhân của tập trung kinh tế (thông qua việc sáp nhập, tăng trưởng nội
sinh của doanh nghiệp) và dẫn đến hậu quả là làm giảm các doanh nghiệp trên
thị trường. Khái niệm ưên đã coi tập trung kinh tế là kết quả của quá trình tích
tụ tư bản.

Trong nền kinh tế thị trường, tập trung kinh tế là hoạt động phổ biến của các
doanh nghiệp nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế, tạo ra các doanh nghiệp mới có
quy mô lớn hơn trước. Vì vậy, tập trung kinh tế có thể hình thành doanh nghiệp
có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền. Khi ở vào vị trí này, doanh nghiệp cố
xu hướng lạm dụng vị trí của mình thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng xẩu
cho thị trường, cho doanh nghiệp khác và người tiêu dùng. Do đó, các hành vi
tập trung kinh tế phải được pháp luật kiểm soát.

1.2. Mục đích của tập trung kinh tế


Tập trung kinh tế ngày càng trở nên thường xuyên và có quy mô ngày càng lớn.
Thực tế này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu vì tập trung kinh
tế luôn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Những mục đích chính của tập
trung kinh tế, đó là:

- Tập trung kinh tế giúp cho doanh nghiệp tạo ra mô hình kinh doanh lớn nhằm
tăng lợi thế kinh tế nhờ quy mô

- Tự bảo vệ trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn
khác mà doanh nghiệp không mong muốn

- Tập hợp các doanh nghiệp phân phối hoặc khách hàng vào một mối để đảm
bảo tốt hơn nguồn cung ứng hoặc khả năng tiêu thụ sản phẩm

- Triển khai các chiến lược tập trung vào một số hoạt động hoặc đa dạng hoá
hoạt động

3
- Đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn nước ngoài chiếm được chỗ đứng trên thị
trường

-Tạo ra cơ hội xâm nhập vào các thị trường mới

1.3. Hình thức tập trung kinh tế.


Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây: Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp
nhất doanh nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh
nghiệp; Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

1.3.1. Sáp nhập doanh nghiệp


Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp
khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh
nghiệp bị sáp nhập.

Theo pháp luật cạnh tranh, sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung
kinh tế nên bị kiểm soát nhằm ngăn ngừa khả năng hình thành doanh nghiệp có
sức mạnh trên thị trường có thể dẫn đến thực hiện hành vi gây cản trở cạnh
tranh.

1.3.2. Hợp nhất doanh nghiệp


Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các
doanh nghiệp bị hợp nhất.

Như vậy, sau khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt
tồn tại, doanh nghiệp hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu
trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa
vụ tài sản khác của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

4
1.3.3. Mua lại doanh nghiệp
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua
toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát,
chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Có một số ý kiến cho rằng mua lại toàn bộ doanh là hình thức sáp nhập doanh
nghiệp bởi khi mua lại toàn bộ doanh nghiệp, người mua trở thành chủ sở hữu
doanh nghiệp cũng như tài sản của doanh nghiệp, được hưởng các quyền, nghĩa
vụ và tính hợp pháp của doanh nghiệp đó. Về bản chất, việc mua lại không phải
là quá trình thống nhất về tổ chức giữa doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp
bị mua lại.

1.3.4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp


Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng
nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để
hình thành một doanh nghiệp mới.

1.4.Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm soát hoạt động TTKT
* Thẩm quyền

Thẩm quyền kiểm soát hoạt động TTKT thuộc về Ủy ban cạnh tranh Quốc gia
thuộc Bộ Công Thương.

* Trình tự, thủ tục kiểm soát hoạt động TTKT

Thủ tục và các bước thông báo tập trung kinh tế cũng được quy định rõ; tại từ
Điều 33 đến Điều 41 Luật Cạnh tranh 2018 và tại Nghị định số 35/2020/NĐ-
CP; quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh

Trong quá trình thông báo TTKT, sau khi việc TTKT được thẩm định sơ bộ;
trường hợp TTKT thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức; theo quy định
tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 35/2020/NĐ-CP; thì phải nộp hồ sơ và thông
qua bước thẩm định chính thức. Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc
TTKT, UBCTQG ra quyết định về:

5
– Tập trung kinh tế được thực hiện: Nếu kết quả là tập trung kinh tế được thực
hiện; DN tập trung kinh tế được làm thủ tục tập trung kinh tế theo quy định của
pháp luật về DN; và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Tập trung kinh tế có điều kiện: Nếu kết quả là tập trung kinh tế có điều kiện;
DN được phép tập trung kinh tế; nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy
định tại Điều 42 Luật cạnh tranh 2018.

– Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm: Trường hợp này, DN không được
phép tập trung kinh tế.

1.5.Quy định về xử lý hoạt động TTKT vi phạm


Điều 44 LCT 2018 liệt kê một số hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh
tế. Đối với mỗi hành vi này thì trong LCT 2018 cũng đưa ra thẩm quyền và các
hình thức xử lý cụ thể. Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 110 LCT 2018; thì
tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh có thể bị áp dụng một số hình
thức xử phạt sau:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền;

– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc văn bản tương đương,
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh
tranh;

– Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm

Ngoài những hình thức xử phạt trên; tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc
phục hậu; quả theo quy định pháp luật hiện hành.

Thẩm quyền thủ tục xử phạt được quy định chi tiết tại Nghị định số
75/2019/NĐ-CP; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh
6
2.Liên hệ thực tiễn
Qua việc phân tích pháp luật cạnh tranh về TTKT ở phần trên, có thể thấy tinh
thần pháp luật về TTKT tại Việt Nam hiện nay về cơ bản đã hình thành với đầy
đủ những nội dung cần thiết về quy định pháp lý, thể chế giám sát, kiểm soát
TTKT. Các quy định về các vấn đề này về cơ bản được xây dựng theo đúng
truyền thống của pháp LCT hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm
hạn chế cần được bổ sung và hoàn thiện như sau:

Thứ nhất, LCT chưa đề cập đến việc kiểm soát đối với TTKT theo chiều dọc,
TTKT hỗn hợp . Ngoài ra, LCT cũng chưa đề cập đến việc kiểm soát hình thức
liên kết thông qua đội ngũ lãnh đạo, quản lý chung. Những dạng TTKT này, có
khả năng xảy ra trong tương lai cùng với sự đa dạng hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp trên thị trường, và có thể gây ra hạn chế cạnh tranh ở mức độ
nhất định hoặc làm gia tăng nguy cơ thỏa thuận giữa các doanh nghiệp sau khi
tiến hành TTKT.

Thứ hai, ngoài các quy định có nội dung khái quát và mang tính nguyên tắc
trong Mục 3 Chương II LCT, và tại Mục 5 chương II Nghị định số
116/2005/NĐ-CP, hiện nay vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể. LCT vẫn chưa
có quy định để trao quyền cho cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xây dựng
nội dung thẩm tra trong thủ tục thông báo, thủ tục miễn trừ các trường hợp
TTKT và quy chế kiểm soát TTKT. Nếu khung pháp lý này được hoàn thiện,
doanh nghiệp có thể hình dung được phạm vi của quyền tự do kinh doanh liên
quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại, góp vốn thành lập doanh
nghiệp,… mà họ muốn thực hiện.

Thứ ba, bất cập trong quy định về xác định thị trường liên quan: Tại khoản 2
Điều 4 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định: “Đặc tính của hàng hóa, dịch
vụ được xác định theo một hoặc một số căn cứ sau đây: a) Tính chất vật lý; b)
Tính chất hóa học; c) Tính năng kỹ thuật; d) Tác dụng phụ đối với người sử
dụng; đ) Khả năng hấp thụ”. Các tiêu chí cụ thể nêu trên có thể phù hợp đối với

7
hàng hóa nhưng không có một sự liên quan nào tới dịch vụ. Do đó, trong trường
hợp cần phải xác định thị trường liên quan của một loại dịch vụ, cơ quan cạnh
tranh không thể áp dụng các tiêu chí này để xác định đặc tính của dịch vụ, từ đó,
không đảm bảo đầy đủ các yếu tố xác định thị trường liên quan theo quy định
của luật.

Thứ tư, bất cập khi sử dụng thị phần làm tiêu chí để đánh giá vụ việc TTKT:
Khó khăn đối với doanh nghiệp khi sử dụng thị phần làm tiêu chí để thông báo.
Quy định nghĩa vụ phải thông báo chính xác về thị phần của các bên tham gia
TTKT là một khó khăn cho doanh nghiệp. Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể
biết và chịu trách nhiệm về doanh số của mình mà không có nghĩa vụ phải nắm
được doanh số của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường (căn cứ để tính toán thị
phần của các bên tham gia TTKT). Việc yêu cầu doanh nghiệp phải thu thập
một khối lượng lớn thông tin liên quan đến thị trương và thị phần tạo một áp lực
rất lớn cho các doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục thông báo hoặc thâm
vấn ý kiến của Cục Quản lý cạnh tranh.

Ngoài ra, việc sử dụng yếu tố thị phần kết hợp làm căn cứ để kiểm soát TTKT
cho thấy LCT Việt Nam chỉ kiểm soát các trường hợp TTKT theo chiều ngang.
Vì vậy, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp
không cùng thị trường liên quan (các dạng sáp nhập thep chiều dọc và hỗn hợp)
không chịu sự kiểm soát của LCT.

Thứ năm, các quy định của pháp luật về thủ tục thông báo còn đơn giản. LCT
dành 5 điều luật để quy định về thủ tục này nên chỉ giải quyết được một số vấn
đề trong thủ tục thông báo như hồ sơ thông báo, thời hạn thụ lý hồ sơ, thời hạn
và nội dung trả lời thông báo TTKT. Các quy định này chỉ mang tính nguyên
tắc mà chưa làm rõ các nội dung mang tính kỹ thuật của quá trình đánh giá một
vụ việc TTKT.

8
Tài liệu tham khảo
[1] https://luatminhkhue.vn/tap-trung-kinh-te-la-gi----phan-tich-khai-niem-tap-
trung-kinh-te.aspx

[2] https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/tap-trung-kinh-te-duoc-hieu-nhu-the-
nao-lam-cach-nao-de-danh-gia-su-tac-dong-cua-viec-tap-trung-kin-485355-
3569.html

[3] https://luatduonggia.vn/thuc-trang-phap-luat-canh-tranh-viet-nam-ve-tap-
trung-kinh-te/

You might also like