You are on page 1of 13

Đề cương thuyết trình

LUẬT CẠNH TRANH


Lớp: 120 – QTKD45
NHÓM 10
Danh sách thành viên:
1. Khiếu Thị Hồng Ngọc – 2053401010064
2. Nguyễn Bích Thiện Ân – 2053401010138
3. Trần Thị Hồng Dung – 2053401010022
4. Đinh Ngọc Huy – 2053401010035
5. Phạm Thị Thùy Linh – 2053401010047
6. Phạm Mai Tuyết Nhi – 2053401010073
7. Võ Như Quỳnh – 2053401010094
8. Nguyễn Thảo Vy – 2053401010135
9. Lê Trần Mai Thư – 2053401010107
10. Bùi Bích Trâm - 1953401010179
Chủ đề thuyết trình:
1. Khái niệm và đặc điểm của hành vi tập trung kinh tế (theo Luật Cạnh tranh
2018).
2. Phân tích quy định về kiểm soát tập trung kinh tế (theo Luật Cạnh tranh 2018).
3. So sánh về pháp luật kiểm sóat tập trung kinh tế giữa Luật Cạnh tranh 2018 và
Luật Cạnh tranh 2004.

1
BẢNG VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa
TTKT Tập trung kinh tế
UBCTQG Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

MỤC LỤC
BẢNG VIẾT TẮT........................................................................................................2
I. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI TTKT....................................................3
1. Khái niệm về TTKT............................................................................................3
2. Đặc điểm của hành vi TTKT...............................................................................3
II. PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT TTKT.................................................5
1. Nguyên tắc xử lý đối với TTKT..........................................................................7
1.1. Nhóm TTKT bị cấm (còn gọi là khu vực màu đen)......................................7
1.2. Nhóm TTKT cần phải kiểm soát (khu vực màu xám)..................................8
1.3. Nhóm được tự do thực hiện TTKT (khu vực màu trắng)..............................9
2. Thủ tục thông báo về việc TTKT........................................................................9
3. Các biện pháp xử lý vi phạm.............................................................................10
III. SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TTKT TRONG LUẬT CẠNH TRANH 2004
VÀ LUẬT CẠNH TRANH 2018...............................................................................11
1. Khái niệm mua lại doanh nghiệp.......................................................................11
2. TTKT bị cấm.....................................................................................................12
3. Thông báo TTKT..............................................................................................12
4. Thẩm định TTKT..............................................................................................12
5. TTKT có điều kiện............................................................................................12
6. Kết luận............................................................................................................. 13

2
I. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI TTKT.
1. Khái niệm về TTKT.
Trong khoa học pháp lý và kinh tế ở Việt Nam, khái niệm TTKT được xem xét ở các
cách tiếp cận cơ bản sau:

Thứ nhất, ở góc độ là một quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, TTKT được hiểu là
quá trình mà số lượng các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh độc lập trên thị
trường bị giảm đi thông qua các hành vi hợp nhất, sáp nhập, mua bán vốn hoặc thông
qua việc tự tăng trưởng của doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất. 

Thứ hai, ở góc độ hành vi doanh nghiệp, TTKT được hiểu là tập trung tư bản hoặc
tăng thêm tư bản do hợp nhất nhiều nguồn tư bản lại hoặc một tư bản này thu hút một
tư bản khác. 

Thứ ba, ở góc độ chuỗi sản xuất, TTKT có thể diễn ra ở các hình thức: TTKT theo
chiều ngang, TTKT theo chiều dọc và TTKT hỗn hợp. Trong đó, dạng TTKT theo
chiều ngang dược xác định là có khả năng tác độgn đến hạn chế cạnh tranh cao nhất.

Thứ tư, ở góc nhìn sơ bộ qua lăng kính pháp luật của Việt Nam, Luật Cạnh tranh
2018 của Việt Nam tuy không đưa ra một định nghĩa cụ thể thế nào là TTKT nhưng
cũng đã liệt kê các hình thức của TTKT tại Điều 29 của Luật này. Theo đó, TTKT bao
gồm các hình thức sau:
“1. Sáp nhập doanh nghiệp;

2. Hợp nhất doanh nghiệp;

3. Mua lại doanh nghiệp;

4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

5. Các hình thức TTKT khác.”

Về cơ bản, pháp luật ghi nhận bốn hình thức chính của TTKT là sáp nhập, hợp nhất,
mua lại và liên doanh. Việc thêm quy định “Các hình thức khác theo quy định” là để
nhằm dự phòng trường hợp có quy định khác hoặc quy định ban hành trong tương lai
ghi nhận thêm hình thức khác (có thể là luật hoặc văn bản dưới luật như nghị định
hoặc thông tư).

2. Đặc điểm của hành vi TTKT

3
Thứ nhất, chủ thể thực hiện TTKT là các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị
trường.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, chủ thể tham gia TTKT có thể là tổ chức hoặc cá
nhân kinh doanh. Còn theo pháp luật hiện hành, tùy thuộc vào hình thức TTKT mà
chủ thể thực hiện phải đáp ứng điều kiện nhất định.

Cụ thể, chủ thể thực hiện sáp nhập, hợp nhất có thể là:

1) Các loại công ty theo Luật Doanh nghiệp (công ty hợp danh, công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn);

2) Các hợp tác xã (theo Luật Hợp tác xã).

Như vậy, không phải mọi chủ thể là đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh đều có thể
tham gia vào các hành vi TTKT mà với mỗi hình thức TTKT khác nhau sẽ có giới hạn
khác nhau về chủ thể tham gia. Các doanh nghiệp tham gia TTKT có thể là các doanh
nghiệp hoạt động trong cùng hoặc không cùng thị trường liên quan.

Thứ hai, hành vi TTKT được thể hiện dưới những hình thức nhất định theo quy định
của pháp luật.

Theo Luật Cạnh tranh, TTKT diễn ra dưới các hình thức: sáp nhập doanh nghiệp, hợp
nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp.

Hình thức hợp nhất, sáp nhập có bản chất là các doanh nghiệp đã tồn tại trên thị
trường liên kết khả năng kinh doanh bằng cách chủ động tích tụ các nguồn lực kinh tế
như vốn, lao động, kĩ thuật, năng lực quản lí… mà họ đang nắm giữ riêng lẻ để hình
thành một khối thống nhất có quy mô hoạt động lớn hơn trước và cơ cấu tổ chức của
các doanh nghiệp sau khi thực hiện TTKT.

Trong hình thức mua lại hoặc liên doanh có thể thấy các doanh nghiệp thực hiện
TTKT dưới hình thức này nhằm liên kết về sở hữu, trong đó một trong các chủ thể
tham gia nhằm mục đích sở hữu toàn bộ doanh nghiệp khác hoặc sở hữu một phần đủ
để kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp khác và làm thay đổi cơ cấu sở
hữu của doanh nghiệp này.

4
Thứ ba, thông qua việc thực hiện các hình thức TTKT sẽ dấn đến hậu quả là hình
thành các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mạnh, thay đổi cấu trúc thị trường và
tương quan cạnh tranh trên thị trường.

Các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các hình thức TTKT khác nhau đã tích tụ
các nguồn lực về tài chính, kĩ thuật, lao động, năng lực tổ chức quản lí kinh doanh của
các doanh nghiệp riêng lẻ để hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mạnh
hơn.

Qua đặc điểm này, có thể nhận thấy cho dù TTKT được hình thành theo hình thức nào
cũng đều làm cho vị trí lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường bị thay
đổi do việc xuất hện “đột ngột” các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn mạnh hơn
và làm thay đổi tương quan cạnh tranh trên thị trường.

Thứ tư, dựa trên những tiêu chí nhất định theo các quy định của Luật Cạnh tranh, Nhà
nước sẽ kiểm soát các doanh nghiệp tham gia TTKT.

Một mặt, TTKT được hiểu là quyền tự do kinh doanh của các chủ sở hữu doanh
nghiệp khi họ quyết định thay đổi cơ cấu tổ chức doanh nghiệp của mình. Khi đó, các
hình thức của TTKT như sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp được coi là các biện pháp
nhằm tổ chức lại doanh nghiệp hoặc các hình thức đầu tư và được quy định tại các văn
bản pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật về công ty và pháp luật khác có liên
quan (như pháp luật về đầu tư, pháp luật về chứng khoán).

Mặt khác, TTKT như đã phân tích tại đặc điểm thứ ba sẽ dẫn đến việc hình thành các
tập đoàn kinh tế lớn mạnh và có thể gây hạn chế cạnh tranh. Vì vậy, các nước sẽ phải
kiểm soát TTKT. Tuy nhiên để đảm bảo không xâm phạm vào quyền tự do kinh
doanh của doanh nghiệp và bảo vệ cạnh tranh trên thương trường thì các nhà lập pháp
phải đưa ra những tiêu chí nhất định để kiểm soát TTKT. Tiêu chí chủ yếu được sử
dụng để xem xét các vụ TTKT là thị phần kết hợp, tổng doanh thu hằng năm giữa các
doanh nghiệp tham gia TTKT.

II. PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT TTKT


Kiểm soát TTKT là hệ thống các quy định pháp luật và các công cụ thực hiện chính
sách cạnh tranh, điều chỉnh động kiểm soát tập trung quyền lực thị trường nhằm duy
trì và bảo vệ cạnh tranh trên thị trường.

5
Nó kiểm soát việc tập trung quyền lực thị trường được thực hiện bởi cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, là hình thức kiểm soát nhà nước đối vs hoạt động của các chủ thể kinh
doanh. Luật Cạnh tranh 2018 không kiểm soát tất cả hoạt động TTKT mà chỉ tập
trung vào một số trường hợp trên cơ sở đánh giá quy mô của doanh nghiệp hình thành
sau hoạt động TTKT.

Mục tiêu của chính sách kiểm soát TTKT nhằm đảm bảo không gây ra hoặc không
tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác động tiêu cực tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường khi
TTKT.

Hoạt động kiểm soát TTKT có tính chất tiền kiểm, ngăn chặn các vụ việc sáp nhập có
khả năng làm phương hại tới cạnh tranh.

- Thông báo TTKT theo ngưỡng:

Theo khoản 2 Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018, ngưỡng thông báo TTKT được xác định
căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:

“a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia TTKT;

b) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia TTKT;

c) Giá trị giao dịch của TTKT;

d) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia TTKT.”

Còn ở quy định của Nghị định 35/2020/NĐ-CP, ngưỡng thông báo TTKT được quy
định tóm tắt như trong bảng dưới đây:

Tổng doanh Giá trị giao Thị phần hợp


Lĩnh vực Tổng tài sản
thu dịch nhất
Từ 20% trở lên
Doanh nghiệp Đạt 15.000 tỷ Đạt 10.000 tỷ Đạt 3.000 t ỷ
trên thị trường
bảo hiểm đồng trở lên đồng trở lên đồng trở lên
liên quan

Từ 20% trở lên


Doanh nghiệp Đạt 15.000 tỷ Đạt 3.000 tỷ Đạt 3.000 t ỷ
trên thị trường
chứng khoán đồ ng trở lên đồng trở lên đồng trở lên
liên quan

Doanh nghiệp Đạt từ 20% trở Đạt từ 20% trở Từ 20% trên Từ 20% trở lên
Tổ chức tín lên trên tổng lê n trên tổng tổng vốn điều trên thị trường

6
tài sản của hệ doanh thu của
thống các tổ hệ thống các tổ lệ của hệ thống
dụng chức tín dụng chức tín dụng các tổ chức tín liên quan
trên thị trường trên thị trường dụng
Việt Nam Việt Nam
Từ 20 % trở
Các doanh Đạt 3.000 tỷ Đạt 3.000 tỷ Đạt 1.000 t ỷ lên trên thị
nghiệp khác đồng trở lên đồng trở lên đồng trở lên trường liên
quan
1. Nguyên tắc xử lý đối với TTKT
Các trường hợp TTKT phân chia thành 3 nhóm sau:

1.1. Nhóm TTKT bị cấm (còn gọi là khu vực màu đen)

Pháp Luật Cạnh tranh Việt Nam thừa nhận TTKT là một quyền hợp pháp của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, xét đến khía cạnh mặt trái của cạnh tranh, nhà nước đưa ra khung
pháp lý về những hành vi TTKT bị cấm trong một số trường hợp theo Điều 30 của
Luật Cạnh tranh 2018: “Doanh nghiệp thực hiện TTKT gây tác động hoặc có khả
năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam”.
Hay nói cách khác làm suy giảm tính “hoàn hảo” của thị trường cạnh tranh.

Và theo Điều 31 của Luật Cạnh tranh 2021 quy định như sau:

“Điều 31. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể của việc TTKT

1. UBCTQG đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể của việc TTKT căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các
yếu tố sau đây:

a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT trên thị trường liên quan;

b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi TTKT;

c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia TTKT trong chuỗi sản xuất, phân phối,
cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh
của các doanh nghiệp tham gia TTKT là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;

7
d) Lợi thế cạnh tranh do TTKT mang lại trên thị trường liên quan;

đ) Khả năng doanh nghiệp sau TTKT tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu một cách đáng kể;

e) Khả năng doanh nghiệp sau TTKT loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia
nhập hoặc mở rộng thị trường;

g) Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia TTKT.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”

1.2. Nhóm TTKT cần phải kiểm soát (khu vực màu xám)

Các trường hợp TTKT nằm trong Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thực hiện
TTKT là các trường hợp được xem xét chấp thuận TTKT, và có nghĩa vụ thông báo
TTKT cho UBCTQG.

Theo đó, UBCTQG sẽ thẩm định việc TTKT dựa trên các nội dung bao gồm thị phần,
mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi TTKT, mối quan hệ của
các doanh nghiệp tham gia TTKT, từ đó đưa ra đánh giá tổng hợp khả năng tác động
hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của TTKT để làm cơ sở quyết định
về việc TTKT1.

Trong trường hợp được quyết định chấp nhận cho TTKT, các bên có thể phải chịu các
điều kiện sau khi TTKT, hay còn gọi là TTKT có điều kiện. Các điều kiện áp dụng đối
với các giao dịch TTKT trong trường hợp này bao gồm2:

1. Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia TTKT;

2. Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều
kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau TTKT;

3. Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị
trường;

4. Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của TTKT.

1.3. Nhóm được tự do thực hiện TTKT (khu vực màu trắng)

1
Xem Điều 31, 32 Luật Cạnh tranh 2018; Điều 14, 15 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.
2
Xem Điều 42 Luật Cạnh tranh 2018.

8
Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Nghị định 35/2000/NĐ-CP các trường hợp TTKT có tổng tài
sản, tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của
doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên
dưới 3.000 tỷ đồng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện TTKT;
trường hợp TTKT có giá trị giao dịch dưới 1.000 tỷ đồng; trường hợp TTKT mà các
doanh nghiệp dự định tham gia TTKT có thị phần kết hợp dưới 20% trên thị trường
liên quan trong năm tài chính liền kề năm dự kiến thực hiện TTKT thì không bị cấm
và cũng không có nghĩa vụ phải thực hiện thủ tục thông báo TTKT cho UBCTQG.

Tuy nhiên, Khi áp dụng trên thực tế, quy định về ngưỡng thông báo nêu trên mang lại
một số bất cập.

Ví dụ, một doanh nghiệp chỉ cần thuộc trong nhóm doanh nghiệp liên kết (tổng tài sản
của nhóm doanh nghiệp này đạt từ 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề
trước năm dự kiến thực hiện giao dịch TTKT) thì khi doanh nghiệp đó dự định thực
hiện bất kì hành vi TTKT nào cũng đều phải gửi hồ sơ thông báo TTKT đến
UBCTQG cho dù giao dịch có giá trị 1.000 tỷ đồng hay 1 tỷ đồng, cho dù các bên
tham gia giao dịch TTKT đó có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 20% hay
1%.

Như vậy, có thể thấy mặc dù có những trường hợp mà thị phần trên thị trường liên
quan của các doanh nghiệp tham gia giao dịch rất nhỏ, hầu như không có khả năng
thâu tóm hoặc nguy cơ gây lũng đoạn thị trường nhưng vẫn thuộc diện bắt buộc thông
báo TTKT.

Việc thực hiện hồ sơ thông báo phức tạp cùng với việc thời gian tiến hành thẩm định
sơ bộ hồ sơ thông báo và có xác nhận về việc được phép hay không được phép thực
hiện giao dịch TTKT khá dài (30 ngày), kéo theo thời gian thực hiện giao dịch cũng sẽ
kéo dài đã tạo ra tâm lý lo ngại cho các doanh nghiệp có dự định thực hiện giao dịch
TTKT, nhất là những doanh nghiệp có ý định mở rộng đầu tư sang ngành nghề, lĩnh
vực mới.

2. Thủ tục thông báo về việc TTKT.

9
Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thủ tục thông báo trong 10 điều luật (từ Điều 34
đến Điều 43) nêu các nội dung có tính khái quát khá cao, chủ yếu đề cập đến những
vấn đề chính sau đây:

1. Doanh nghiệp gửi hồ sơ thông báo TTKT

2. UBCTQG tiếp nhận hồ sơ thông báo TTKT

3. UBCTQG thẩm định sơ bộ việc TTKT

4. UBCTQG thẩm định chính thức việc TTKT

5. UBCTQG quyết định về việc TTKT

6. Doanh nghiệp thực hiện TTKT

3. Các biện pháp xử lý vi phạm.

Theo Luật Cạnh tranh 2018 Điều 44 quy định như sau:

“Điều 44. Các hành vi vi phạm quy định về TTKT

1. Doanh nghiệp không thông báo TTKT theo quy định của Luật này.

2. Doanh nghiệp thực hiện TTKT khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của
UBCTQG quy định tại khoản 2 Điều 36, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36
của Luật này.

3. Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức việc TTKT mà thực
hiện việc TTKT khi UBCTQG chưa ra quyết định quy định tại Điều 41 của Luật này.
4. Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể
hiện trong quyết định về TTKT quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này.

5. Doanh nghiệp thực hiện TTKT trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều
41 của Luật này.

6. Doanh nghiệp thực hiện TTKT bị cấm quy định tại Điều 30 của Luật này.”

Việc xử lý vi phạm pháp luật về TTKT được thực hiện theo thủ tục tố tụng cạnh
tranh, trong đó cơ quan quản lý cạnh tranh có chức năng điều tra vụ việc và có
thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
theo các quy định của Luật Cạnh tranh và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 26/09/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

10
Các biện pháp xử phạt bao gồm: phạt tiền tùy theo hành vi vi phạm và mức độ nghiêm
trọng của hành vi. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị buộc thực hiện chia tách các
doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
bị buộc phải bán tài sản đã mua.

III. SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TTKT TRONG LUẬT CẠNH TRANH 2004
VÀ LUẬT CẠNH TRANH 2018
Luật Cạnh tranh 2004 ra đời tạo dấu mốc quan trọng trong hành lan pháp lý về hoạt
động cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.

Luật Cạnh tranh được ban hành như một khuôn khổ pháp lý chuyên biệt hướng tới
thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu, đó là chống độc quyền và giám sát các liên minh
trong kinh doanh cho mục đích căn bản và trực tiếp là bảo vệ tự do cạnh tranh.

Đối với chống độc quyền, cần lưu ý rằng ngoài sự ngăn cấm các hành vi TTKT một
cách cố ý và chủ động nhằm giảm thiểu hay loại trừ cạnh tranh, cũng cần kiểm soát
chặt chẽ cả các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên do điều kiện khách quan hoặc các
yếu tố ngẫu nhiên. 

Việc kiểm soát hay không kiểm soát doanh nghiệp độc quyền tự nhiên là vấn đề vẫn
còn những tranh luận, cần tiếp tục được nghiên cứu ở những nội dung chuyên sâu hơn.

Thế nhưng, những gì thuộc về sự phát triển, lớn mạnh một cách tự nhiên, vốn có thì
pháp luật cần phải tôn trọng, nuôi dưỡng. Luật Cạnh tranh năm 2004 cũng như Luật
Cạnh tranh năm 2018 của Việt Nam chỉ kiểm soát sự lớn mạnh của các doanh nghiệp
bằng tăng trưởng thông qua các hình thức TTKT, không kiểm soát sự lớn mạnh của
doanh nghiệp bằng tăng trưởng tự thân của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại với sự phát triển của xã hội hóa các quy định pháp
luật không còn phù hợp và sự ra đời Luật Cạnh tranh 2018 đã sửa đổi,bổ sung những
vấn đề bất cập đó.

Dưới đây là những so sánh thay đổi TTKT trong Luật Cạnh tranh 2018 và Luật Canh
tranh 2004:

1. Khái niệm mua lại doanh nghiệp

Theo Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 đã sửa lại hình thức mua lại doanh nghiệp với nội
dung như sau: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián

11
tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm
soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”

So với quy định về mua lại doanh nghiệp tại Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 thì việc
sửa đổi này nhằm làm rõ hình thức mua lại doanh nghiệp có thể được thực hiện trực
tiếp hoặc gián tiếp, điều này giúp việc các công ty khi thành lập công ty con tránh hoạt
động kiểm soát TTKT do doanh nghiệp mới chưa có thị phần, ngành nghề kinh doanh
trùng lặp trên thị trường.

2. TTKT bị cấm

Theo Luật Cạnh tranh 2018 không quy định cấm TTKT một cách cứng nhắc như Luật
Cạnh tranh 2004 dựa vào mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT
trên 50% trên thị trường liên quan mà dựa vào bản chất gây tác động hoặc có thể gây
tác động hạn chế cạnh tranh của giao dịch TTKT.

Cụ thể tại Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 quy định “Doanh nghiệp thực hiện TTKT
gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên
thị trường Việt Nam.”

Như vậy, Luật Cạnh tranh 2018 đã cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động TTKT
để cạnh tranh thì nhà nước mới can thiệp.

3. Thông báo TTKT

Theo Điều 20 của Luật Cạnh tranh 2004 thì trước khi tiến hành TTKT đối với doanh
nghiệp có thị phần kết hợp từ 20-50% trên thị trường (trừ trường hợp sau khi TTKT
vẫn thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định pháp luật và trường hợp
được miễn trừ theo quy định pháp luật Điều 19 Luật Cạnh tranh 2004)

Nhưng đến Luật Cạnh tranh 2018 đã thay tiêu chí thi phần kết hợp làm tiêu chí thông
báo TTKT bằng các tiêu chí như: tổng tài sản; tổng doanh thu trên thị trường Việt
Nam của doanh nghiệp tham gia; giá trị gia dịch TTKT; thị phần kết hợp trên thị
trường liên quan của doanh nghiệp tham gia TTKT được quy định tại khoản 2 Điều 33
Luật Cạnh tranh 2018.

4. Thẩm định TTKT

12
Sơ bộ theo Luật Cạnh tranh 2018 thẩm định TTKT được chia làm 2 giai đoạn: thẩm
định sơ bộ (Điều 36) và thẩm định chính thức việc TTKT (Điều 37).

5. TTKT có điều kiện

So với Luật Cạnh tranh 2004 thì tại Điều 42 Luật Cạnh tranh 2018 đã thêm quy định
mới, hành vi TTKT được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện
tham gia TTKT sau:

“Điều 42. TTKT có điều kiện

TTKT có điều kiện là TTKT được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số
điều kiện sau đây:

1. Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia TTKT;

2. Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều
kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau TTKT;

3. Kiện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị
trường;

4. Kiện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của TTKT.”

6. Kết luận

Tóm lại, với cách tiếp cận mới, Luật Cạnh tranh năm 2018 không còn đặt ra các
trường hợp miễn trừ đối với các trường hợp TTKT bị cấm như Luật Cạnh tranh năm
2004. Các tiêu chí về việc cho hưởng miễn trừ (có tác động tích cực) được xem xét
ngay trong quá trình thẩm định TTKT nhằm đánh giá một hành vi TTKT có gây tác
động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị
trường Việt Nam hay không. Để xác định TTKT được thực hiện hay TTKT có điều
kiện hoặc TTKT thuộc trường hợp bị cấm. Ngoài ra ở Luật Cạnh tranh 2018 còn bổ
sung thêm 6 điều luật (điều 31, 32, 38, 39, 40, 41).

13

You might also like