You are on page 1of 1

82

PHẦN 4
PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH

Pháp luật về cạnh tranh được quy định cụ thể tại Luật Cạnh tranh số
23/2018/QH14 và Nghị định 35/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 quy định chi tiết
một số điều của Luật Cạnh tranh.
1. Khái quát cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh
1.1. Khái quát về cạnh tranh
a) Khái niệm cạnh tranh
- Cạnh tranh có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ
kinh tế - pháp lý, cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua (ganh đua) giữa các thành
viên cùng một thị trường nhằm mục đích lôi kéo khách hàng, gia tăng thị phần
của một thị trường hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
- Cạnh tranh với tính chất là động lực nội tại thúc đẩy sự phát triển của
nền kinh tế chỉ tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường. Cạnh tranh không
những là môi trường và động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, tăng
năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quan
trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã hội.
b) Nhận dạng cạnh tranh
- Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của công quyền vào hoạt động
kinh doanh, thị trường được chia thành hai hình thái: Cạnh tranh tự do và cạnh
tranh có sự điều tiết.
- Căn cứ vào cơ cấu thành viên thị trường và mức độ tập trung trong một
lĩnh vực kinh doanh, thị trường được phân chia thành các hình thái: Cạnh tranh
hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo (mức độ cao nhất là độc quyền).
- Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh, các
hành vi cạnh tranh trên các hình thái, thị trường được phân chia thành: Cạnh
tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.
1.2. Pháp luật cạnh tranh
Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp
thứ 5, ngày 12 tháng 6 năm 2018, Luật có hiệu lực từ 01/7/2019.
So với Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh mới được xây dựng
trên cơ sở có sự kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý trong đó
nhấn mạnh mục tiêu tăng cường hiệu quả thực thi, phục vụ cho mục tiêu quan
trọng nhất là: Tạo lập, duy trì và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, từ đó tăng cường khả năng tiếp
cận thị trường, phân bổ hiệu quả các nguồn lực,nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc
lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

You might also like