You are on page 1of 20

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP

MÔN: LUẬT CẠNH TRANH

HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024

(Lưu hành nội bộ)


PHẦN 1: CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP

CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Phân tích và bình luận về đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh 2018?

Điều 2 LCT 2018

2. Phân tích và bình luận về phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018?

Điều 1 LCT 2018

Về nd chia làm 3 nhóm hành vi từ đầu đến hành vi CTKLM

Về hình thức: tố tụng CT; xử lí VPPL về CT; qly NN về CT.

3. Phân tích các nguyên tắc cơ bản trong việc áp dụng Luật Cạnh tranh 2018?

- Nguyên tắc trung thưc, công bằng và lành mạnh: yêu cầu các doanh nghiệp và cá nhân phải thực hiện thông tin trung thực trong

quảng cáo, sản phẩm, và giao dịch kinh doanh. Không được sử dụng thông tin sai lệch hoặc gian lận để lừa dối người tiêu dùng hoặc

đối thủ cạnh tranh; Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như áp đặt giá cả độc quyền, sử dụng tư duy cạnh tranh để loại bỏ đối

thủ, hoặc sử dụng các biện pháp gian lận, đều bị cấm. Luật Cạnh tranh khuyến khích môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo

tính công bằng

- Nguyên tắc ko xâm phạm đến lợi ích nhà nước,lợi ích công cộng: Luật Cạnh tranh đặt ra giới hạn cho các hành vi cạnh tranh có thể

gây hại đến lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. VD giá cả độc quyền gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng: Nguyên tắc này đảm bảo rằng cả doanh nghiệp và

người tiêu dùng đều có quyền lựa chọn và được bảo vệ khỏi các hành vi không lành mạnh.

4. Phân tích khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018?

-Chủ thể thực hiện: Doanh nghiệp

-Vi phạm: Trái với các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh

-Phạm vi: Trong kinh doanh

-Hậu quả: gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến doanh nghiệp khác (Đối thủ cạnh tranh hoặc bên cung ứng đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp

đối thủ cạnh tranh)

-Đối tượng tác động:Quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác

5. Phân tích hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh và cho ví dụ về hành vi này?

-Chủ thể thực hiện: Doanh nghiệp

-Đối tượng tác động: Thông tin bí mật trong kinh doanh

-Hành vi: 1. Tiếp cận, thu thập thông tin bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó

2. Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu đó

- Điều 45.1 a Đây là dạng xâm phạm bí mật kinh doanh điển hình, khi bên vi phạm chủ động tiếp cận, thu thập thông tin bằng cách phá

vỡ lại các biện pháp bảo mật của người có bí mật. Pháp luật cạnh tranh nghiêm cấm việc tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh

doanh mà không được sự đồng ý của người sở hữu bí mật kinh doanh đó. Ví dụ: hành vi truy cập một cách trái phép vào hệ thống mà

nguồn (máy tính) lưu trữ bí mật kinh doanh thuộc sở hữu của một doanh nghiệp khác
- Điều 45.1b Dạng hành vi này chủ yếu hướng đến các đối tượng thứ ba, không trực tiếp chiếm đoạt bí mật kinh doanh từ chủ sở hữu

hay người nắm giữ hợp pháp bí mật nhưng có thể tiếp nhận từ người trực tiếp chiếm đoạt, những người thứ ba khác hoặc từ các nguồn

công khai sau khi bí mật đã được bộc lộ. Kể cả trong trường hợp người này tiếp nhận thông tin một cách ngay tình, pháp luật cũng

không cho phép họ tiếp tục sử dụng hay lưu truyền thông tin cho người khác. ví dụ: một cá nhân sau một thời gian làm việc cho một

doanh nghiệp sản xuất và nắm được bí mật kinh doanh của doanh nghiệp đó, đã tiết lộ cho doanh nghiệp khác hoặc sử dụng cho chính

mình để thành lập một doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng thông tin về bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật

kinh doanh

6. Phân tích hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác và cho ví dụ về hành vi này?

- Một doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin sai lệch hoặc không chính xác về sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ,

họ có thể tuyên bố rằng sản phẩm của đối thủ kém chất lượng hoặc không an toàn mà không có bất kỳ dẫn chứng cụ thể nào

- So sánh không công bằng: Một cách phổ biến để cung cấp thông tin không trung thực là so sánh không công bằng giữa mình và đối

thủ.

- VD: Cty A sản xuất bằng nguyên liệu sữa tươi nhưng lại bị đồn là dùng sữa của Trung quốc làm khách hàng tẩy chay và ko sử dụng

trà sữa của cty A nữa.

7. Phân tích và cho ví dụ về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo qui định của Luật Cạnh tranh 2018?

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi của chủ thể kınh doanh sử dụng bất kỳ phương tiện cạnh tranh bất

hợp pháp để đạt được lợi thế trong kinh doanh thông qua việc thực hiện các hành vi gây rối, ngăn cản làm cho doanh nghiệp bị gây

rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường.

- Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác thuộc nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang tính chất công

kích, cản trở. Đây là nhóm hành vi có tác động trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh với nhiều cách thức thực hiện, phụ thuộc vào mục tiêu

công kích, cảnh trở làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích loại bỏ hẳn đối thủ cạnh tranh trên thị

trường.

- Ví dụ: Một số doanh nghiệp vận tải hành khách chặn đầu không cho xe khách của 1 đối thủ cạnh tranh xuất bến dẫn đến tình trạng

hành khách không được vận chuyển, ảnh hưởng đến trật tự công cộng và tắc nghẽn giao thông.

- VD: Muốn sản xuất bánh trung thu phải nhập nguyên liệu... Quy trình sản xuất là phải nhập nguyên liệu về. Gây rối bất cách xì bánh

xe vận chuyển nguyên liệu đó làm gián đoạn hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, làm công nhân phải ngừng hoạt động chờ nguyên

liệu tới.

8. Hãy phân tích hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác và cho ví dụ về hành vi này?

- Hành vi ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của một doanh nghiệp là một cách cố ý áp đặt áp lực hoặc sử dụng quyền lợi của

mình để đạt được lợi ích riêng mà không xem xét đến sự hài lòng hoặc quyền lợi của người đối tác. Điều này có thể gây ra sự căng

thẳng trong mối quan hệ kinh doanh và ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.

- Ví dụ: tăng giá đột ngột: Công ty A có thể tăng giá của linh kiện mà họ cung cấp cho Công ty B đột ngột và không cần lý do rõ ràng.

Họ biết rằng Công ty B không thể nhanh chóng tìm nguồn cung ứng khác hoặc thay đổi linh kiện

- Ví dụ: doanh nghiệp A mua vải từ BCD, B đe dọa ép buộc A ko được mua vải của C nữa; nếu A mua vải của C thì B sẽ ko bán vải

cho A nữa.

9. Phân tích và cho ví dụ về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính trong Luật Cạnh tranh 2018?

1
- Một công ty có thể sử dụng thông tin đánh lừa hoặc quảng cáo sai lệch để lôi kéo khách hàng. Ví dụ, công ty này có thể quảng cáo

sản phẩm của họ nhưng không đưa ra thông tin đầy đủ hoặc đúng sự thật về sản phẩm.

- Vd: doanh nghiệp bán nước đóng chai Vĩnh Hảo so sánh hàm lượng nước khoáng vĩnh hảo lớn hơn hàm lượng nước khoáng trong

lavie nhưng ko chứng minh được nội dung

10. Trình bày các quy định về việc xác định thị trường liên quan theo Luật Cạnh tranh 2018?

- Theo Điều 9 LCT 2018 Thị trường liên quan được xác định dựa trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan:
+ Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Xác định

thị trường sản phẩm liên quan được quy định tại Điều 4 NĐ35/2020/NĐ-CP, phân tích các khoản 2,3,4 và TH đặc biệt tại khoản 4 khi sự chênh lệch

giá trên 5% thì xác định theo Điều 6 NĐ35

+ Thị trường địa lý liên quan xem xét trong khu vực địa lý cụ thể trong đó những loại hàng hóa dịch vụ cos thể thay thế cho nhau với các ĐIỀU KIỆN

CẠNH TRANH TƯƠNG TỰ và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận. Quy định tại Điều 7 NĐ35, Điều 9.1 Căn cứ xác định

11. Bình luận về các tiêu chí xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường?

- Theo Điều 24 LCT 2018, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp:
+ Có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan
+ Có sức mạnh thị trường đáng kể xác định căn cứ vào các yếu tố quy định tại Khoản 1 Điều 26 lCT 2018
- Sức mạnh thị trường đáng kể: Điều 26.1 (Tên các yếu tố cần xem xét để xác định sức mạnh thị trường đáng kể); Điều 12 NĐ35 nêu lên 1 số nội
dung giải thích với từng yếu tố và trao quyền cho UBCTQG tham vấn các cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan và yêu cầu doanh nghiệp cung
cấp những tài liệu cần thiết.
12. Phân tích quy định về nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường?

- CSPL: Điều 24.2 LCT


- ĐIỀU KIỆN: Nhóm DN (2 trở lên) CÙNG HÀNH ĐỘNG gây tác động hạn chế cạnh tranh:
+ Thị phần: 2 DN >=50% và mỗi DN >=10% => Nhóm DN có VTTL

3 DN >=60% và mỗi DN >=10% => Nhóm DN có VTTL


4 DN >=75% và mỗi DN >=10% => Nhóm DN có VTTL
5 DN >=85% và mỗi DN >=10% => Nhóm DN có VTTL
+ Có SMTTĐK (Đ26 Đ12 NĐ35) và mỗi DN >=10% => Nhóm DN có VTTL

13. Hãy cho biết các căn cứ để xác định sức mạnh thị trường đáng kể của các doanh nghiệp theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018 và phân

tích, bình luận về cách thức xác định những căn cứ này?

14. Phân tích các tiêu chí đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể theo quy định của Luật Cạnh

tranh 2018?

15. Phân biệt Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ ở khoản 2 điều 11

với hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây

ra thiệt hại cho khách hàng quy định tại điểm c khoản 1 điều 27 Luật Cạnh tranh 2018?

16. Bình luận quy định về các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam?

17. Phân tích ý nghĩa của việc thông báo tập trung kinh tế?

18. Nêu và phân tích quy định về chính sách khoan hồng theo Luật cạnh tranh 2018?

19. Phân tích và bình luận về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia?

2
20. So sánh trình tự thủ tục tố tụng cạnh tranh của LCT 2018 và LCT 2004?

21. Phân tích và bình luận về chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh?

22. Hãy xác định những điểm mới của LCT 2018 so với LCT 2004 và phân tích, bình luận về những điểm mới này?

HÃY CHO BIẾT CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI. GIẢI THÍCH

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
1. Bản chất của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp nhằm giành cùng một loại khách hàng.

- Nhận định đúng:

- Giải thích: Vì cạnh tranh là sự ganh đua, nô lực tranh giành giữa các doanh nghiệp nhằm tranh giành cùng 1 loại khách hàng, tranh giành đầu và

để sản xuất và đầu ra.

2. Cạnh tranh là Luật Hiến pháp của nền kinh tế thị trường

- Nhận định sai:

3. Pháp luật cạnh tranh là linh hồn sống của nền kinh tế thị trường.

- Nhận định sai

Giải thích: Pháp luật cạnh tranh không phải là linh hồn sống của nền kinh tế thị trường.Sự ganh đua cạnh tranh mới là linh hồn sống của nền kinh tế

thị trường, CT là sự ganh đua mà khi ganh đua thì các doanh nghiệp phải sáng tạo, phải hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh

tranh giúp cho kinh tế thị trường tăng trưởng phát triển.
Cạnh tranh là linh hồn sống của nền kinh tế thị trường. đúng Vì cạnh tranh là động lực cho sự phát triển, có cạnh tranh mới có sự sáng tạo ra cái

mới, sự phấn đấu và nỗ lực đạt được đến mục đích kinh doanh nhất định.

4. Pháp luật cạnh tranh chủ yếu để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp

- Nhận định sai

Vì PLCT chủ yếu là tạo lập duy trì môi trường cạnh tranh lành manh, công bằng; bảo vệ môi trường cạnh tranh.

5. Doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh

- Nhận định sai

- Vì DN đó thành lập ở nước ngoài nhưng hoạt động ở VN gây tác động hoặc có khả gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường

VN thì cũng thuộc đối tượng áp dụng LCT. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan cũng thuộc đối tượng áp dụng

LCT.

- CSPL: Điều 1, Điều 2.3 LCT 2018

6. Các cơ quan hành chính nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh.

- Nhận định sai

- Vì Điều 8.1 LCT 2018 quy định các hành vi bị cấm có liên quan đến cạnh tranh của cơ quan nhà nước vì vậy mà cơ quan hành chính nhà nước

cũng thuộc đối tượng áp dụng LCT; Bên cạnh đó đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo pháp luật cũng là

đối tượng áp dụng LCT.

- CSPL: Điều 8.1; Điều 2.1 LCT 2018; Điều 9.1 Luật Viên chức 2010

7. Các doanh nghiệp của Quân đội Nhân dân Việt Nam không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh năm 2018.

- Nhận định sai

- Vì Đơn vị quân đội chuyên sản xuất, lắp ráp vũ khí thuộc lĩnh vực độc
quyền nhà nước theo khoản 1 Điều 2 LCT. Lĩnh vực độc quyền nhà nước
thuộc đối tượng LCT vì nếu không hạn chế CT thì sẽ dẫn đến các doanh

3
nghiệp này lạm dụng ví trí độc quyền dẫn đến hành vi hạn chế cạnh tranh chính vì vậy mà nó thuộc phạm vi điều chỉnh của LCT 2018.
- CSPL: Khoản 1 Điều 2 Luật cạnh tranh 2018

8. Luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh đối với các doanh nghiệp và hiệp hội.

- Nhận định sai

- LCT điều chỉnh đối với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề hoạt động tại VN và cơ quan tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan.

Không phải mọi hiệp hội đều thuộc đối tượng điều chỉnh của LCT mà chỉ có những hiệp hội ngành nghề hoạt động tại VN mới chịu sự điều

chỉnh của LCT.

- CSPL: Điều 2 LCT 2018

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

- NOTE: PHÂN BIỆT DOANH NGHIỆP KHÁC TRONG QUY ĐỊNH VỀ MỤC ĐÍCH CỦA HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VỚI

DOANH NGHIỆP KHÁC TRONG HẬU QUẢ

-Chung: Theo Khoản 6 Điều 3 LCT Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập

quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh

nghiệp khác.

Mục đích thực hiện hành vi: Doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm.

Hậu quả: gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác: Có thể là đối thủ cạnh tranh hoặc bên

cung ứng đầu ra đầu vào của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh.

- Quy định chung về hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Khoản 6 Điều 3 LCT

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm: Điều 45

- Các hành vi khuyến mại bị cấm: Điều 100 LTM

- TH đặc biệt không vi phạm Khoản 6 Điều 45 LCT về Hành vi Cạnh tranh không lành mạnh bị cấm: Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

dưới giá thành toàn bộ  Nếu hàng hóa tươi sống: tôm thẻ tươi, mực có thể hạ giá bán dưới giá thành toàn bộ để tiêu thụ hết trong

ngày vì để qua ngày mặt hàng không còn đảm bảo tính chất tươi ngon của hàng hóa tươi sống nữa; khi để qua ngày bán sẽ chậm hơn

=>Bảo vệ người kinh doanh.

 Khoản 6 Điều 11 Luật Giá 2012:

Điều 11. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

6.Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu, đồng thời phải

niêm yết công khai tại nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp sau:

a) Hàng tươi sống;

b) Hàng hóa tồn kho;

c) Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ;

d) Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật;

đ) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh;

e) Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước.

- Khoản 2 Điều 4 LCT: trường hợp việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định bởi pháp luật chuyên ngành thì sẽ ưu tiên áp

dụng pháp luật chuyên ngành.

1. Khi xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể.
Nhận định sai.

4
Giải thích:Khoản 6 Điều 3: Bắt buộc phải xem xét về mặt hậu quả: Gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của

doanh nghiệp khác  Hậu quả có thể đã xảy ra trên thực tế rồi và có thể chưa xảy ra trên thực tế ở dưới dạng tiềm năng (Nếu các hành vi vi phạm

không được ngăn chặn, hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra) Quy định chung cho tất cả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

-Điều 45: chỉ quy định các loại vi phạm và các loại vi phạm đó khi phân tích phải đáp ứng các tiêu chí của Khoản 6 Điều 3 (Chủ thể, mục đích, tính

chất:Trái nguyên tắc thiện chí, tập quán thương mại… và phải có Hậu quả) và đáp ứng thêm các tiêu chí của Điều 45 thì mới kết luận vi phạm

CSPL: Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018

2. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Nhận định sai.

Giải thích:Không phải tất cả mọi hành vi quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Bởi vì theo Điểm b Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 chỉ những hành vi quảng cáo, so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại nhằm lôi kéo khách

hàng bất chính mà KHÔNG CHỨNG MINH ĐƯỢC NỘI DUNG mới là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.Nếu như so sánh hàng hóa trực tiếp với

sản phẩm cùng loại mà chứng minh được nội dung thì không phải hành vi cạnh tranh không lành mạnh

CSPL: Điểm b Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018

3. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép buộc đối tác, khách hàng của doanh
nghiệp khác theo Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018.

Nhận định sai.

Giải thích: Theo Khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018, hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi mà

doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm có hành vi đe dọa, cưỡng ép bằng các biện pháp có tính côn đồ, bạo lực để ép buộc khách hàng, đối tác kinh

doanh của doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.Luật không quy định khách hàng phải giao dịch với chính

doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm.

CSPL: Khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018

4. Hành vi bắt chước thiết kế của người khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
Nhận định sai.

Giải thích:Không phải mọi trường hợp hành vi bắt chước thiết kế của người khác đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Trọng trường

hợp hành vi bắt chước thiết kế của người khác được thực hiện bởi một cá nhân không kinh doanh không nhằm mục đích kinh doanh mà chỉ vì sở thích

thì hành vi đó không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì không đáp ứng dấu hiệu chủ thể là doanh nghiệp quy tại Khoản 1 Điều 2 Luật

Cạnh tranh 2018

CSPL: Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, Khoản 1 Điều 2 Luật cạnh tranh 2018

5. Hành vi đưa thông tin không trung thực về nhân thân Tổng giám đốc của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh là hành vi cung cấp thông tin
không trung thực về doanh nghiệp khác

Nhận định sai.

Giải thích: Hành vi đưa thông tin không trung thực về nhân than Tổng giám đốc của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh là hành vi cung cấp thông tin

không trung thực về doanh nghiệp khi thông tin không trung thực về nhân than của Tổng giám đốc đó phải gắn liền với hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, ảnh hưởng đến doanh nghiệp\ và hành vi đưa thông tin không trung thực đó phải gây ra hậu quả là gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình

trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó thì mới kết luận được đó là hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh

nghiệp khác

CSPL: Khoản 3 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018

6. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là đưa ra thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận định sai

5
Giải thích:Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là đưa ra thông tin mà đó phải là thông tin không trung thực về doanh nghiệp

khác và phải gây ra hậu quả làm ảnh hưởng đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.Trong trường hợp đưa ra

thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của doanh nghiệp mà thông tin đó là thông tin trung thực về doanh nghiệp thì đây không phải là hành

vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác.

CSPL: Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018

7. Tất cả hành vi khuyến mại bị cấm đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Nhận định sai

Điều 100 LTM 2005. Không phải tất cả hành vi khuyến mại bị cấm đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong trường hợp Khoản 3 Điều

100: Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi không phải hành vi CTKLM vì không thỏa điều kiện về mặt hậu quả

là gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác, doanh nghiệp khác ở đây có thể là đối thủ cạnh

tranh trực tiếp hoặc doanh nghiệp bên thứ 3 cung cấp đầu ra đầu vào của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh.Người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên

rơi và trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy tại điểm đ Khoản 2 Điều 17 LDN 2020, bị cấm thành lập doanh nghiệp thì kh có khả

năng là doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp khác được và 1 doanh nghiệp không có chuyện đi ký kết hợp đồng với người ch thành niên

để ng đó cung cấp nguyên liệu đầu vào cho mình.

8. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều có hậu quả gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh cụ thể
Nhận định sai

Không phải mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều có hậu quả thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh cụ thể. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

có hậu quả là gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác, doanh nghiệp khác ở đây có thể là đối thủ

cạnh tranh hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp 1 doanh nghiệp A cùng kinh doanh mặt hàng trà sữa với

doanh nghiệp B đã thuê người đến trước tiệm B đe dọa không cho khách hàng vào mua trà sữa của B, B không có khách dẫn đến bị tồn kho nhiều

nguyên liệu nên không mua nguyên liệu từ C dẫn đến hoạt động kinh doanh của C bị chậm, bị giảm doanh thu.

9. Hành vi đưa thông tin so sánh sản phẩm trong hoạt động quảng cáo là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Nhận định sai.

Phải so sánh hàng hóa dịch vụ phải cùng loại nhưng không chứng minh được nội dung và hành vi này nhằm mục đích lôi kéo khách hàng bất chính

thì mới được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trường hợp so sánh hàng hóa dịch vụ của mình với hàng hóa dịch vụ cùng loại với doanh

nghiệp khác mà chứng minh được nội dung so sánh thì không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

CSPL: Điểm b Khoản 5 Điều 45 LCT

10. Hành vi thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Nhận định sai.
Hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác phải gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp đó mới là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.VD: cung cấp thông tin không trung thực về sản phẩm sữa của công ty A
khiến người tiêu dùng lo ngại không mua sữa của công ty A  Ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của công ty A, làm cho công ty A bị giảm
doanh thu, sản phẩm sữa bị tồn kho nhiều không được tiêu thụ hết trên thị trường.
CSPL: Khoản 3 Điều 45 LCT
11. Tất cả hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều được xử lý theo trình tự, thủ tục của Luật cạnh tranh
Sai vì trong trường hợp việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định bởi pháp luật chuyên ngành thì sẽ ưu tiên áp dụng pháp luật

chuyên ngành.

CSPL: Khoản 2 Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018

CHƯƠNG 3. PHÁP LUẬT CHỐNG HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH

XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP/NHÓM DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH TRÊN THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN: ĐIỀU
24 LCT

6
- Một DN có vị trí thống lĩnh trên TTLQ (Đ24.1 LCT):
(1) Thị phần >=30% => Có VTTL
(2) Thị phần <30% + Có SMTTĐK (Quy tại Đ26 Đ12NĐ35) => Có VTTL

- Nhóm DN có vị trí thống lĩnh trên TTLQ (Đ24.2 LCT): cùng hành động gây HCCT (điểm bắt buộc) và 1 trong 2 tiêu chí về thị phần
hoặc Sức mạnh thị trường đáng kể
 Thị phần:
 2 DN >=50% và mỗi DN >=10% => Nhóm DN có VTTL
 3 DN >=60% và mỗi DN >=10% => Nhóm DN có VTTL
 4 DN >=75% và mỗi DN >=10% => Nhóm DN có VTTL
 5 DN >=85% và mỗi DN >=10% => Nhóm DN có VTTL
 Có SMTTĐK (Đ26 Đ12 NĐ35) VÀ mỗi DN >=10% => Nhóm DN có VTTL
XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN: Đ3.7 LCT; NĐ35
-Thị trường sản phẩm liên quan: Điều 4 NĐ35
-Thị trường địa lý liên quan: Điều 7 NĐ35

- Các tiêu chí đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thoả thuận hạn chế cạnh

tranh (Đ11.2 NĐ35)

- Căn cứ để xác định sức mạnh thị trường đáng kể của các doanh nghiệp: Điều 26 LCT 2018

1. Mọi hành vi gây hậu quả làm cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp khác đều là hành vi hạn chế cạnh tranh

- Nhận định sai

- Vì hành vi HCCT chỉ bao gồm hành vi Thỏa thuận HCCT, Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và Lạm dụng vị trí độc quyền. Không phải mọi

hành vi gây hậu quả cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp khác đều là hành vi HCCT

- CSPL: Điều 3.2 LCT 2018

2. Tất cả các sản phẩm thuốc chữa bệnh thuộc cùng một thị trường liên quan

- Nhận định sai

- Vì thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu

khu vực địa lý cụ thể… Các sản phẩm thuốc chữa bệnh sẽ có đặc tính, công dụng và giá cả khác nhau chứ không phải như nhau nên không thể

thay thế cho nhau.

- CSPL: Điều 3.7 LCT

3. Tất cả thỏa thuận về giá hàng hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh đều là thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh bị cấm

- Nhận định sai

- Chỉ những thỏa thuận về ấn định giá giữa các doanh nghiệp và trên cùng 1 thị trường liên quan thì mới là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- CSPL: Điều 11.1 và Điều 12.1 LCT

4. Thỏa thuận hạn chế về sản lượng giữa doanh nghiệp sản xuất bia và doanh nghiệp sản xuất rượu là thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh

Nhận định SAI. VÌ 2 DOANH NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA NHAU

7
5. Thỏa thuận hạn chế sản lượng của một doanh nghiệp sản xuất gạch với một doanh nghiệp sản xuất xi măng và một doanh nghiệp sản

xuất tấm lợp là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chịu sự điều chỉnh của luật cạnh tranh 2018.

 NHẬN ĐỊNH ĐÚNG

ĐÚNG.Thỏa thuận HCCT thuộc khoản 3 Điều 11 thuộc sự điều chỉnh của LCT.

Căn cứ nd của thỏa thuận hoặc tính chất liên kết của thỏa thuận

[Vì tại khoản 3 Điều 11 LCT 2018 quy định: “Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch

vụ.”

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 12 quy định “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1,

2 và 3 Điều 11 của Luật này.” Vậy nên, thỏa thuận cần thêm điều kiện là DN trên cùng thị trường liên quan mới vi phạm LCT.]

6. Hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có mục đích nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ,

xuất khẩu hàng hóa không bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

SAI.

7. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ.

SAI. CHỈ NHỮNG THỎA THUẬN THUỘC KHOẢN 1,2,3,7,8,9,10,11 ĐIỀU 11 BỊ CẤM THEO QUY ĐỊNH CỦA ĐIỀU 12 MỚI ĐƯỢC

HƯỞNG MIỄN TRỪ NẾU CÓ LỢI CHO NG TIÊU DÙNG VÀ THỎA 1 TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 14.

8. Ba doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi tổng thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 65% trên thị trường liên quan.

SAI. VÌ PHẢI CÙNG HÀNH ĐỘNG GÂY TÁC ĐỘNG HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ CÓ THỊ PHẦN KẾT HỢP CHIẾM TRÊN 65%

TRÊN THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN MỚI ĐƯỢC COI LÀ CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH

9. Ba doanh nghiệp có tổng thị phần chiếm trên 65% trên thị trường liên quan và phải thống nhất cùng hành động mới được coi là

có vị trí thống lĩnh.

SAI. THỊ PHẦN CHIẾM TRÊN 65% THỐNG NHẤT CÙNG HÀNH ĐỘNG GÂY TÁC ĐỘNG HẠN CHẾ CẠNH TRANH MỚI ĐƯỢC

COI LÀ CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH

10. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ

SAI. DOANH NGHIỆP ĐÓ PHẢI THỰC HIỆN HÀNH VI BÁN HÀNG HÁO, CUNG ỨNG DỊCH VỤ DƯỚI GIÁ THÀNH TOÀN BỘ

NHẰM DẪN ĐẾN HOẶC CÓ KHẢ NĂNG LOẠI BỎ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH MỚI BỊ CẤM

11. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm tham gia tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

SAI.

12. Mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ đều bị cấm

SAI.

13. Khi xác định hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể.

14. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ nếu nhằm mục đích tăng cường khả năng

cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế

SAI. CHỈ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH BỊ CẤM THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1,3,4 ĐIỀU 12 LCT 2018 MỚI ĐƯỢC
XEM XÉT CHO HƯỞNG MIỄN TRỪ NẾU CÓ LỢI CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THỎA MÃN 1 TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN QUY
ĐỊNH TẠI ĐIỀU 14 KHOẢN 1.

15. Tất cả các vụ việc cạnh tranh đều được giải quyết theo quy định của Luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành

chính.
1 6 .  NHẬN ĐỊNH ĐÚNG.

8
Theo khoản 9 Điều 3 LCT, Điều 4 LCT: xử lý theo LCN (xử lý theo quy định của PLHC trong lĩnh vực chuyên ngành đó) hoặc LCT (phạt

chính, phạt bổ sung … - điều tra theo TTCT, xử lý theo HC - lai hành chính & tư pháp).Khoản 1 Điều 4 LCT: vi phạm hạn chế cạnh tranh quy

định trong luật Cạnh tranh thì xử lý theo luật Cạnh tranh như phạt bổ sung, phạt chính, được điều tra theo TTCT, xử lý theo HC – lai hành

chính và tư pháp.

Khoản 2 Điều 4 LCT: Nếu luật khác quy định về hạn chế cạnh tranh thì xử lý theo luật chuyên ngành nhưng việc xử lý sẽ được thực hiện

theo quy định của PLHC trong lĩnh vực chuyên ngành đó.
17. Mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh

tranh đều bị cấm.

Theo điểm a khoản 1 Điều 27 LCT thì chủ thể thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có

khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh đều bị cấm phải là doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.

Chương 4. Kiểm soát tập trung kinh tế

1. Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều bị kiểm soát bằng cơ chế thông báo hoặc xin phép Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

SAI. Chỉ những trường hợp tập trung kinh tế thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế mới phải thông báo tập trung kinh tế.

CSPL: ĐIỀU 33.1 LCT 2018

2. Trước khi thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh.

SAI. Trước khi thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp mà hành vi mua lại doanh nghiệp này thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế mới phải

thông báo tập trung kinh tế đến ủy ban cạnh tranh quốc gia.

CSPL: ĐIỀU 33.1 LCT 2018

3. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền xem xét việc cho phép hưởng miễn trừ đối với hành vi tập trung kinh tế.

SAI. Chỉ có các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định tại Điều 12 mới được xem xét hưởng miễn trừ còn hành vi tập trung kinh tế

không được phép hưởng miễn trừ

4. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền quyết định việc cho các doanh nghiệp được tập trung kinh tế

SAI. Các doanh nghiệp được tập trung kinh tế tự do nếu không nằm trong trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo điều 30 hoặc không thuộc ngưỡng

thông báo tập trung kinh tế . Trường hợp doanh nghiệp thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì phải tiến hành nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh

tế đến UBCTQG, sau khi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định sơ bộ đi đến thẩm định chính thức thì Ủy ban Cạnh tranh quốc gia có quyền quyết định về tập

trung kinh tế của doanh nghiệp sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế.

CSPL: điều 30, điều điều 41 lct 2018

5. Việc tập trung kinh tế chỉ được thực hiện sau khi có kết quả thẩm định chính thức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
6 .  NHẬN ĐỊNH SAI.

Sai.Vì việc tập trung kinh tế được tự do thực hiện nhưng theo K1 Đ3LCT và Điều 13 NĐ 35/2020 nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung

kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến UBCTQG theo Điều 34 LCT trước khi tiến hành.

Trường hợp phải thông báo thì theo Đ36 LCT: UBCTQG thẩm định sơ bộ trong 30 ngày phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ, nếu

cho thực hiện thì được thực hiện hoặc phải thẩm định chính thức; hết thời hạn mà UBCTQG chưa thông báo thì theo khoản 3 Điều 36 LCT

và khoản 3 Điều 14 NĐ 35/2020, việc tập trung kinh tế vẫn được thực hiện.

Trường hợp sau khi có kết quả thẩm định chính thức, UBCTQG có thể đưa ra một trong ba quyết định: TTKT được thực hiện, bị cấm hoặc

được thực hiện có điều kiện căn cứ theo Điều 41.

Tóm lại, ngoài TH có kết quả thẩm định chính thức của UBCTQG thì việc TTKT vẫn được thực hiện khi chưa đến ngưỡng thông báo, hoặc

thông báo kết quả thẩm định sơ bộ cho phép thực hiện, hoặc khi hết thời hạn thẩm định sơ bộ mà UBCTQG vẫn chưa đưa ra thông báo

kết quả
7. Tất cả các vụ việc cạnh tranh đều phải được xem xét và xử lý thông qua phiên điều trần.

9
 NHẬN ĐỊNH SAI.

SAI.Theo khoản 4 Điều 91 LCT, chỉ những vụ việc liên quan đến hạn chế cạnh tranh được xử lý bởi Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh

tranh và Hội đồng thấy rằng cần phải ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì mới tiến hành mở phiên điều trần trong tố tụng cạnh

tranh. Các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm nghĩa vụ về tập trung kinh tế thì không phải xem xét và xử lý thông qua phiên

điều trần. (89, 90).


8. Việc thực hiện tập trung kinh tế mà không gây tác động hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách

đáng kể trên thị trường thì được tự do thực hiện và không chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh.

 NHẬN ĐỊNH SAI.

-SAI

-Theo Điều 1 LCT quy định “Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác

động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; …” Như vậy, việc thực hiện TTKT gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế

cạnh tranh đến thị trường Việt Nam đều thuộc sự điều chỉnh của LCT chứ không suy xét đến hậu quả ít hay nhiều.

-Nếu không thuộc trường hợp phải thông báo theo Điều 31 và không thuộc trường hợp cấm theo Điều 30 LCT thì được tự do thực hiện

9. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không được phép thực hiện các hành vi tập trung kinh tế.

 NHẬN ĐỊNH SAI.

SAI.Vì theo Điều 1 LCT 2018 thì việc kiểm soát tập trung kinh tế dựa vào việc đánh giá hành vi có gây tác động hoặc có khả năng gây tác

động đến thị trường Việt Nam hay không mà không căn cứ vào vị Trí của DN trên thị trường.

Đáng kể: cấm

Không đáng kể thì phải thông báo hoặc tự do thực hiện không cần thông báo.

Theo Điều 30 Luật Cạnh tranh, tập trung kinh tế bị cấm khi Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây

tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam

Chương 5. Tố tụng cạnh tranh

1. Phiên điều trần trong vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh có bản chất là một phiên tòa xét xử vụ việc cạnh tranh.

SAI. CHỈ TRAO ĐỔI KHÔNG CÓ QUYỀN TRANH TỤNG, LẮNG NGHE Ý KIẾN CỦA CÁC BÊN ĐỂ HỘI ĐỒNG XỬ LÝ RA

QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CHO KHÁCH HÀNG KHÔNG PHẢI LÀ BẢN CHẤT CỦA PHIÊN TÒA MÀ CHỈ LÀ TRÌNH

TỰ THỦ TỤC ĐỂ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

2. Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh, nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại, cơ quan cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử

lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

SAI. TRONG TỐ TỤNG CẠNH TRANH KHÔNG CÓ QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI,YÊU CẦU BỒI THƯỜNG

THIỆT HẠI KHÔNG ĐƯỢC XỬ LÝ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH MÀ XỬ LÝ THEO DÂN SỰ

3. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

SAI. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐỐI VỚI VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH CỦA HỘI ĐỒNG GIẢI

QUYẾT KHIẾU NẠI, TRONG TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI VỤ VIỆC TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH

MẠNH CỦA CHỦ TỊCH UBCTQG.

CSPL: ĐIỀU 100

4. Mọi vụ việc cạnh tranh phải được giải quyết thông qua phiên điều trần

SAI. CHỈ VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH MỚI ĐƯỢC GIẢI QUYẾT THÔNG QUA PHIÊN ĐIỀU TRẦN

ĐIỀU 93.1

10
5. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi có quyền và lợi ích hợp pháp

của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh.

ĐÚNG. CSPL: ĐIỀU 77.1 LCT 2018

6. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền ra quyết định điều tra bổ sung đối với hành vi cạnh tranh không lành

mạnh

SAI. QUYỀN YÊU CẦU CƠ QUAN ĐIỀU TRA VỤ VIỆC CẠNH TRANH RA QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU TRA BỔ SUNG

7. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh

SAI. ĐIỀU 80 LCT 2018. THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA VỤ VIỆC CẠNH TRANH.

8. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan có quyền quyết định cuối cùng đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

SAI. KHÔNG PHẢI TRONG MỌI TH ỦY BAN CTQG CÓ QUYỀN RA QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG, TH XỬ LÝ VỤ VIỆC HẠN

CHẾ CẠNH TRANH THÌ QUYỀN RA QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG THUỘC VỀ HỘI ĐỒNG XỬ LÝ VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH

TRANH.

9. Quyết định giải quyết (XỬ LÝ) vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực thi hành ngay

SAI. CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH KỂ TỪ NGÀY KẾT THÚC THỜI HẠN KHIẾU NẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA ĐIỀU 95, 96

10. Quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực thi hành ngay

ĐÚNG. CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY KÝ

11. Khi nhận được Báo cáo điều tra từ Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải tổ chức

phiên điều trần để ra quyết định giải quyết vụ việc

SAI. CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH MỚI TỔ CHỨC PHIÊN ĐIỀU TRẦN. ĐIỀU 91.3 ĐIỀU 93

12. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền giải quyết tất cả các khiếu nại đối với quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh

SAI. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH THẨM QUYỀN THUỘC VỀ HỘI

ĐỒNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI. CÒN CTKLM VÀ TTKT KHIẾU NẠN DO CHỦ TỊCH UBCTQG GIẢI QUYẾT

13. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chỉ thụ lý giải quyết vụ việc khi có khiếu nại của tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích

hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh

SAI. TRƯỜNG HỢP UBCTQG TỰ PHÁT HIỆN HÀNH VI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH THÌ TỰ

RA QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU TRA KHÔNG CẦN CÓ KHIẾU NẠI.

ĐIỀU 80.2 LCT 2018

14. Thám tử tư có thể tham gia điều tra vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

SAI. TỐ TỤNG KHÔNG CÓ QUY ĐỊNH ỦY BAN CẠNH TRANH THUÊ THÁM TỬ TƯ ĐIỀU TRA VỤ VIỆC CẠNH TRANH MÀ

DO CƠ QUAN ĐIỀU TRA VỤ VIỆC CẠNH TRANH TỔ CHỨC ĐIỀU TRA.(ĐIỀU 50)

- KHOẢN 1,3 ĐIỀU 22 NĐ35 UBCTQG ỦY QUYỀN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA VN HOẶC CƠ QUAN CÓ THẨM

QUYỀN CỦA NƯỚC ĐÓ MÀ VN LÀ NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ĐỂ THU THẬP TÀI LIỆU CHỨNG

CỨ XÁC MINH TÌNH TIẾT CỦA VỤ VIỆC CẠNH TRANH

15. Một doanh nghiệp chỉ vi phạm Luật Cạnh tranh nếu thực hiện hành vi bị cấm quy định rõ trong Luật này

SAI. VÌ TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THÔNG BÁO TẬP TRUNG KINH TẾ NẾU THUỘC NGƯỠNG THÔNG

BÁO TẬP TRUNG KINH TẾ THÌ VI PHẠM LCT.

16. Mọi vụ việc cạnh tranh đều có bên khiếu nại và bên bị khiếu nại

SAI. TRƯỜNG HỢP UBCTQG TỰ PHÁT HIỆN HÀNH VI VI PHẠM THÌ HỌ TỰ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC MÀ KHÔNG CÓ BÊN

KHIẾU NẠI VÀ BỊ KHIẾU NẠI.

11
17. Quy trình giải quyết vụ việc cạnh tranh phải bảo đảm quyền tranh luận giữa các bên liên quan

SAI. CÁC BÊN TRAO ĐỔI, TRÌNH BÀY Ý KIẾN ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA MÌNH QUA PHIÊN ĐIỀU TRẦN KHI

GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH.

ĐIỀU 93.5

18. Một doanh nghiệp chỉ bị điều tra hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh khi có khiếu nại của doanh nghiệp khác

SAI. KHI UBCTQG TỰ PHÁT HIỆN RA VI PHẠM VÀ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ

19. Doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 được miễn trách nhiệm nếu tự nguyện khai báo trước khi cơ quan có

thẩm quyền phát hiện

SAI. CHỈ CÓ NHỮNG TRƯỜNG HỢP VI PHẠM THỎA THUẬN HCCT BỊ CẤM MỚI ĐƯỢC XEM XÉT VÀ MIỄN HOẶC GIẢM

MỨC XỬ PHẠT

THEO CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG ÁP DỤNG VỚI 3 DOANH NGHIIỆP ĐẦU TIÊN NỘP ĐƠN XIN HƯỞNG KHOAN HỒNG

CHỨ KHÔNG ĐƯỢC MIỄN HOÀN TOÀN TRÁCH NHIỆM.

ĐIỀU 112 LCT 2018.

20. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về cạnh tranh.

SAI. CHỈ LÀ CƠ QUAN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ VỀ CẠNH TRANH. CHÍNH PHỦ LÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ CAO NHẤT (BỘ TRƯỞNG BỘ

CÔNG THƯƠNG)

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài tập số 1

Theo đơn khởi kiện, từ năm 2017, tập đoàn X bán nhiều sản phẩm, thiết bị cho công ty T. Năm năm sau, hai bên chấm dứt mọi quan hệ, giao dịch.

Nhưng cũng từ lúc đó, công ty T liên tục đưa ra thông tin không trung thực về X trên một số trang thông tin điện tử… Chẳng hạn, công ty T. cho đăng

hình ảnh các sản phẩm bị rỉ sét của X, gây hoang mang cho người tiêu dùng trong khi sản phẩm của X rất chất lượng, bảo hành trọn đời sản phẩm.

Hay như công ty T cho đăng tải các bài viết có những đánh giá chủ quan, không có căn cứ, chỉ trích, cho rằng X đã “qua cầu rút ván”, “kinh doanh

thiếu văn hóa”, “thiếu đạo đức trong kinh doanh”, “tàn nhẫn và thủ đoạn” và “không có chữ tín”, “không đáng tin cậy”...

Công ty T còn cho đăng nhiều “Phiếu thu thập ý kiến khách hàng”, trong đó có nội dung phê phán việc chấm dứt mối quan hệ mua bán giữa X và T,

tổ chức dàn dựng chụp hình ảnh nhãn hiệu, logo của X kèm theo hình ảnh một số đối tượng có hành động biểu tượng chỉ tay phản đối, tẩy chay sản

phẩm X, phát tán rộng khắp...

Theo tập đoàn X, việc phát tán các thông tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông và chuyển tiếp cho khách hàng, đối tác của X trong một thời

gian dài chính là nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín và gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của X tại Việt Nam.

Việc làm này gây hậu quả là không những đã gây nhầm lẫn và làm lệch lạc nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu X mà còn trực tiếp làm tổn

hại đến hoạt động kinh doanh của nguyên đơn. Đồng thời ảnh hưởng xấu đối với hình ảnh thương hiệu và uy tín kinh doanh của X.

Do vậy, X đã đàm phán với công ty T yêu cầu chấm dứt các hành vi trên. Nhưng công ty này đòi phải thanh toán 180.000 euro, trong đó có 20.000

euro trả cho việc lấy lại tên miền có liên quan thương hiệu X; 160.000 euro bồi thường cho công ty T vì chi phí họ đã đầu tư vào thời điểm còn hợp tác

với X.

Các yêu cầu trên của công ty T không có cơ sở nên tập đoàn X đề nghị tòa buộc công ty T phải chấm dứt các hành động trên ngay lập tức và vô điều

kiện.

Theo anh (chị), hành vi của công ty T có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không? Nếu có là hành vi gì?

Hành vi của công ty T là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

- công ty T liên tục đưa ra thông tin không trung thực về X trên một số trang thông tin điện tử… Chẳng hạn, công ty T. cho đăng hình ảnh các sản

phẩm bị rỉ sét của X, gây hoang mang cho người tiêu dùng trong khi sản phẩm của X rất chất lượng, bảo hành trọn đời sản phẩm. Hành vi cung cấp

thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín,

hoạt động kinh doanh của X

12
- tổ chức dàn dựng chụp hình ảnh nhãn hiệu, logo của X kèm theo hình ảnh một số đối tượng có hành động biểu tượng chỉ tay phản đối, tẩy chay sản

phẩm X, phát tán rộng khắp... 

Bài tập số 2

Công ty trách nhiệm hữu hạn A có trụ sở tại Quận 1 Thành phố HCM sản xuất bia X, Công ty trách nhiệm hữu hạn B (có vốn đầu tư nước ngoài) hoạt

động trong Khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất bia Y và bán trên phạm vi toàn quốc. Công ty A khiếu nại yêu cầu xử lý Công ty

TNHH B về hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh. Theo khiếu nại của Công ty A thì Công ty B có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên

thị trường bia thành phố HCM (với thị phần là 50%), để loại bỏ đối thủ cạnh tranh khi ký các hợp đồng đại lý độc quyền để các đại lý chỉ bán bia và

quảng cáo bia của công ty B trên thị trường thành phố HCM làm cho Công ty A không thể phân phối sản phẩm của mình.

Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh sẽ phải điều tra những vấn đề gì để giải quyết khiếu nại của công ty A? Công ty A có khả năng vi phạm Luật cạnh

tranh không? Tại sao?

Phải điều tra:

-Công ty B có vị trí thống lĩnh trên thị trường không?

Công ty B có vị trí thống lĩnh trên thị trường vì có thị phần >30% trên thị trường liên quan (50% trên thị trường sản xuất bia) Đ24.1 LCT 2018

- Điều tra hành vi áp đặt điều kiện đại lý chỉ bán bia và quảng cáo bia của Công ty B trên thị trường TP.HCM → nếu đúng thì thỏa

dấu hiệu hành vi

- Điều tra hậu quả của hành vi áp đặt điều kiện sẽ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ DN A→ vi phạm Điểm đ khoản 1 Điều 27

→ Có khả năng vi phạm LCT.

- Hình thức xử lý: Điểm đ K1 Điều 8+ loại bỏ điều khoản vi phạm.

Bài tập số 3

Do chi phí sản xuất ở VN tăng cao, công ty thép A đã đặt một công ty Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây gia công sản xuất sắt xây dựng theo tiêu chuẩn

Việt Nam và dán nhãn hiệu thép của của công ty A.Nhờ đó công ty thép A bán sắt xây dựng ở VN với giá thấp hơn thị trường. Theo gương công ty A,

các công ty sản xuất thép khác là B và C cũng đặt Trung Quốc gia công và cùng với A tạo ra cuộc chạy đua giảm giá sắt xây dựng rất được lòng khách

hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại, chiếm khoảng 78% thị trường sắt- xây dựng một mặt cáo buộc các công ty A, B, C vi phạm

luật cạnh tranh, mặt khác cùng đồng ý thực hiện một giá bán tối thiểu chung (giá sàn).Theo yêu cầu của các doanh nghiệp này, hiệp hội các nhà sản

xuất thép VN cũng làm đơn kiến nghị chính phủ ra qui định thực hiện giá sàn về sắt xây dựng.

Hỏi: Công ty A có vi phạm Luật cạnh tranh không? Các doanh nghiệp còn lại có vi phạm Luật cạnh tranh không? Tại sao?

-Công ty A không có vị trí thống lĩnh trên thị trường sắt thép xây dựng  Hành vi của A không lạm dụng vị trí thống lĩnh.  A không vi phạm LCT

- A có thị phần nhỏ trên thị trường ( vì cả A,b,c chiếm khoảng 22%  A chiếm thị phần <30%) nên bán với giá thấp là bình thường

- Các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại trên thị trường ( chiếm khoảng 78%) có hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Bài tập số 4

Ba công ty thu mua cà phê tại tỉnh Đ thống nhất cùng thực hiện trong 2 tuần đầu tháng 12/2017 chỉ thu mua cà phê của nông dân mỗi ngày tối đa 60

tấn (giảm hơn 30% so với năm trước) với giá 30 triệu đồng/tấn cà phê xô, thấp hơn giá thị trường 1 triệu đồng/tấn.

Hãy phân tích các quy định của pháp cạnh tranh có liên quan và xác định ba doanh nghiệp trên có vi phạm Luật Cạnh tranh không, biết rằng thị phần

kết hợp của ba doanh nghiệp này trên thị trường liên quan là 62%.

Giải: bài không rõ ràng, chỉ cho thị phần thì giả sử để giải quyết: nếu nhóm 3 doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thì vi phạm thuộc khoảng mấy

Điều 27 LCT

13
- Đối với hành vi thu mua một cách hạn chế về số lượng so với năm trước cũng như cũng như giá thu mua giảm so với trước của ba doanh nghiệp ta
nhậnthấy đây là hành vi không liên quan đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018. Do đó ba doanh
nghiệp sẽ không vi phạm vềcạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018

-Trường hợp nhóm 3 doanh nghiệp này cùng thống nhất hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể  có vị trí

thống lĩnh thị trường thì vi phạm rơi vào:

+ Điểm b,c Khoản 1 Điều 27 LCT 2018: áp đặt giá mua cà phê bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng, bán giá thấp hơn giá thị trường gây thiệt hại

cho người nông dân;

+Ấn định số lượng thu mua vào mỗi ngày chỉ tối đa 60 tấn  Vi phạm Điểm c Khoản 1 Điều 27 lCT 2018 là Hạn chế sản xuất, giới hạn thị trường thu

mua gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng cụ thể ở đây là người nông dân.

-Trường hợp nhóm 3 doanh nghiệp này cùng hành động gây hạn chế cạnh tranh nhưng không có sức mạnh thị trường đáng kể, thị phần kết hợp của 3

doanh nghiệp trên thị trường liên quan 62% < 65%  Nhóm doanh nghiệp không có vị trí thống lĩnh thị trường  Không có hành vi lạm dụng vị trí

thì hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: 3 dn kinh doanh trên cùng thị trường liên quan (

mua cà phê tại tỉnh Đ)

+ Vi phạm thỏa thuận ấn định giá hàng hóa một cách trực tiếp cụ thể là ấn định giá cà phê với giá 30 triêu đồng/tấn theo Khoản 1 Điều 11 LCT 2018.

+ Vi phạm thỏa thuận kiểm soát khối lượng mua hàng hóa cụ thể là kiểm soát khối lượng cà phê mua vào mỗi ngày tối đa 60 tấn theo Khoản 3 Điều 11

LCT 2018.

Bài tập số 5

V.A là hãng hàng không lớn, có thị phần trên 80% trên đường bay nội địa. Để cạnh tranh, hãng này thường xuyên giảm giá vé trên các đường bay nội

địa có P.A khai thác. Đặc biệt, ngày 04/11/2019, P.A khai trương đường bay Hà Nội – Cà Mau, V.A đã giảm giá vé đến 50% cho đường bay này.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hàng không đã nhận định rằng không thể có lợi nhuận nếu khai thác đường bay với giá vé (đã giảm) của V.A.

Có quan điểm cho rằng V.A đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Hãy

cho biết ý kiến về quan điểm vừa nêu.

Giải:

- 2 doanh nghiệp V.A và P.A.

- V.A là hãng hàng không lớn, cung cấp nhiều đường bay nội địa (vd 50 cái) còn P.A cung cấp cho 20 cái đường bay nội địa nhưng chỉ

những đường bay mà P.A cung cấp thì V.A mới giảm giá để thu hút khách hàng trên những đường bay P.A cung cấp còn những đường

bay kia đã độc quyền rồi khách chỉ có thể mua vé do V.A cung cấp thôi.

- Vào ngày P.A khai trương đường bay HN-CM thì V.A giảm giá vé đến 50% chỉ vi phạm trong trường hợp mức giảm giá để thu hút

toàn bộ khách hàng trong thời gian dài mà không có lợi nhuận nhằm loại bỏ P.A còn nếu chỉ giảm giá trong thời gian ngắn 1-2 tiếng có

đăng ký thủ tục đầy đủ thì không vi phạm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ

nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

BTAP: -Xác định đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh

-Có vị trí thống lĩnh thị trường hay không?  Nếu có thì vi phạm Đ27 khoản nào?

- Nếu không có vị trí thống lĩnh thì có vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh/cạnh tranh không lành mạnh không? Giải thích.

Bài tập số 6

Công ty A là công ty chuyên sản xuất hóa mỹ phẩm có thị phần chiếm 29% trên thị trường liên quan. Công ty này dự định sẽ nâng giá một sản phẩm

dầu gội đầu mà công ty đang bán rất chạy nên đã quyết định tạm thời giảm lượng cung loại dầu gội đầu này trong khoảng 1 tháng trước khi tăng gía

bán.

Cùng thời gian đó, một cổ đông của công ty cổ phần hóa mỹ phẩm B chào bán 100% cổ phần của ông X là một cổ đông lớn (nắm giữ 35% tổng số cổ

phần phổ thông của công ty B. Công ty A đã mua lại toàn bộ số cổ phần trong công ty B của ông X.

14
Biết rằng công ty B có thị phần khoảng 35% trên thị trường liên quan. Hỏi có hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh trong trường hợp nêu trên không? Tại

sao?

GIẢI: Giả sử A mua lại thành công cổ phần của công ty B

- Tổng thị phần của công ty A trên thị trường liên quan = 35%(sẵn có) + 35% x 35% (= 12,25%) (mua lại 35% CP của cty B) = 41,25% => Công

ty A là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan.

- A có vị trí thống lĩnh có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo Khoản 1.c Điều 27 LCT 2018 A đã hạn chế phân phối sản

phẩm dầu gội đang bán chạy ra thị trường dẫn đến sự khan hiếm hàng hóa trên thị trường và sự khan hiếm này không phải là khách quan mà

xuất phát từ hành động có chủ ý của A để tạo sự khan hiếm giả để tăng giá nhằm bóc lột khách hàng.

=>A vi phạm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo Điểm c Khoản 1 Điều 27 LCT 2018.

- Đây là trường hợp doanh nghiệp A mua lại doanh nghiệp (trực tiếp mua lại 35% cổ phần của cty B) theo Khoản 4 Điều 29 LCT.

Trước khi A mua lại cổ phần của công ty B phải thực hiện nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế vì thuộc ngưỡng tập trung kinh tế theo Điểm d Khoản

1 Điều 13 NĐ35: có thị phần kết hợp của A và B trên 20% trên thị trường liên quan ( A 29%, B 35%)

Bài tập số 7

Bằng các qui định của Luật Cạnh tranh hiện hành, hãy cho biết hành vi sau đây có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không? (KHÔNG XÁC ĐỊNH

ĐIỀU KHOẢN LOẠI VI PHẠM TRƯỚC, Ý HỎI RÀ HẾT CÁC QUY PHẠM COI CÓ VI PHẠM KHÔNG) Giải thích. Nếu có hành vi vi phạm thì

xử lý như thế nào?

CTCP X là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai. Công ty TNHH Y chuyên phân phối nước giải khát. Ngày 19/05/2015 hai công ty này kí kết

hợp đồng phân phối với các nội dung như sau:

- Công ty Y cam kết chỉ phân phối mặt hàng nước uống đóng chai của X và không bán bất cứ sản phẩm nào của đối thủ cạnh tranh của công

ty X  K9 D11 LCT THỎA THUẬN KHÔNG GIAO DỊCH VỚI CÁC BÊN KHÔNG THAM GIA THỎA THUẬN

- Công ty Y cam kết không bán thấp hơn giá của hàng hóa được liệt kê tại phụ lục bán lẻ của hợp đồng phân phối.

GIẢI:

GIẢ XỬ DOANH NGHIỆP X CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG

Bài tập số 8

Công ty sữa X sản xuất sản phẩm sữa tươi Himilk theo công thức mới có khả năng làm giảm cholesterol cho người dùng. Công ty muốn đẩy mạnh tiêu

thụ sản phẩm này nên đồng ý cho nhiều đối tác phân phối sản phẩm sữa tươi Himilk. Tuy nhiên, Công ty X đưa ra điều kiện muốn trở thành nhà phân

phối sản phẩm Himilk, các công ty đối tác phải mua một số cổ phần nhất định của công ty Cao Nguyên, nhằm đảm bảo bí mật công thức chế biến sữa

Himilk không bị rò rỉ ra bên ngoài trong quá trình phân phối.

Vậy Công ty X có vi phạm điểm đ khoản 1 điều 27 Luật cạnh tranh 2018 không? Giải thích tại sao?

Bài tập số 9

A và B là hai doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế nhập khẩu tại Tp. HCM có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 32%, đã ký thỏa thuận hợp

tác với nhau, trong đó có điều khoản: (i) Thống nhất cùng tăng giá bán các mặt hàng lên 12% do giá đô la Mỹ tăng cao; (ii) Thống nhất yêu cầu các

đại lý của mình không được phân phối các thiết bị y tế do các doanh nghiệp khác nhập khẩu.

Bằng việc phân tích các quy định liên quan của LCT 2018, hãy xác định có hành vi vi phạm LCT 2018 hay không ? Giải thích tại sao?

GIẢI

-Có vị trí thống lĩnh không? A và B là hai doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế nhập khẩu tại Tp. HCM cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh
tranh (ký thỏa thuận hợp tác với nhau, thỏa thuận gồm những điều khoản có tác động hạn chế cạnh tranh) có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan
là 32% < 50% → A và B không phải là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. → Việc ký thỏa thuận hợp tác giữa A và B không thuộc
nhóm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường được quy định tại Điều 27 Luật cạnh tranh 2018
- Trong thỏa thuận hợp tác giữa A và B có điều khoản:
(i) Thống nhất cùng tăng giá bán các mặt hàng lên 12% do giá đô la Mỹ tăng cao

15
→ Thuộc trường hợp thỏa thuận HCCT theo Khoản 1 Điều 11 Luật cạnh tranh 2018: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp MÀ thỏa thuận này được thực hiện giữa 2 doanh nghiệp A và B trên cùng thị trường liên quan (hai doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế
nhập khẩu tại Tp. HCM) → A và B có hành vi vi phạm thỏa thuận HCCT bị cấm theo Khoản 1 Điều 12 Luật cạnh tranh 2018
(ii) Thống nhất yêu cầu các đại lý của mình không được phân phối các thiết bị y tế do các doanh nghiệp khác nhập khẩu.
→ Là thỏa thuận HCCT theo Khoản 8 Điều 11 Luật cạnh tranh 2018: Thỏa thuận áp đặt điều kiện ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ cho doanh
nghiệp khác→ Là hành vi vi phạm Thỏa thuận HCCT bị cấm theo Khoản 3 Điều 12 Luật cạnh tranh 2018.

Bài tập số 10

Công ty A chuyên kinh doanh sản xuất bia đóng chai. Sau 10 năm hoạt động thị phần của công ty trên thị trường liên quan chiếm 46%. Để thực hiện

kế hoạch kinh doanh, Giám đốc công ty đã quyết định thiết lập mạng lưới phân phối độc quyền trên thị trường địa lý liên quan của công ty này bằng

cách ký kết các hợp đồng đại lý độc quyền với các nhà hàng, khách sạn và quán nhậu lớn trên khu vực nói trên. Trong hợp đồng này, công ty A yêu

cầu các đại lý phải cam kết không được tiêu thụ bất kỳ sản phẩm bia nào khác ngoài những sản phẩm mà công ty A cung cấp, nếu bất kỳ đại lý nào vi

phạm, công ty A sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý.

Anh (chị) hãy phân tích tình huống và các quy định tương ứng của Luật Cạnh tranh 2018 để xác định hành vi của công ty A có vi phạm pháp luật hay

không? Giải thích?

Bài tập số 11

Công ty A là công ty chuyên cung cấp trứng gà với sản lượng lớn cho thành phố H. Đầu năm 2020, trong vòng 20 ngày liên tiếp, A đã điều chỉnh tăng

giá bán trứng từ 21.500 đồng/hộp lên thành 30.000 đồng/ hộp 10 trứng với lý do nhu cầu tăng cao mà cung không thể đáp ứng. Hành vi tăng giá trứng

của A làm cho các nhà cung ứng trúng khác trên thị trường cũng điều chỉnh tăng giá theo. Trong khi đó, Sở Công thương thành phố H đã cung cấp

những số liệu chứng minh nguồn cung trứng gà cho thành phố H không có dấu hiệu thiếu hụt như doanh nghiệp A công bố. Ngay sau công bố của Sở,

A đã điều chỉnh giá bán trở về 21.500 đồng/ hộp nhưng doanh nghiệp này bị “tẩy chay” từ khách hàng và nhà phân phối của mình.

Nếu thị phần của A là 40% trên thị trường liên quan, hãy phân tích các quy định của Luật Cạnh tranh 2018 để xác định hành vi của công ty A có vi

phạm pháp luật hay không? Giải thích?

Bài tập số 12

Công ty A là một doanh nghiệp của Hàn Quốc, chuyên sản xuất và phân phối các mặt hàng gia dụng trong đó chủ yếu là các sản phẩm là thiết bị nhà

bếp. Với mục đích mở rộng thị trường và giảm giá thành của các sản phẩm nên năm 2021, công ty A đầu tư vốn vào Việt Nam và thành lập công ty B

cũng sản xuất và phân phối các mặt hàng gia dụng. Sau một thời gian tiếp cận thị trường, nhận thấy thị trường hàng gốm sứ cao cấp ở Việt Nam có

nhiều tiềm năng và triển vọng, công ty A dự định góp vốn với công ty B để thành lập công ty C chuyên sản xuất và phân phối các mặt hàng gốm sứ

cao cấp. Theo đó, vốn điều lệ dự kiến của công ty C là 1500 tỉ VNĐ trong đó công ty A góp 70%. Tại thời điểm năm 2021, báo cáo kiểm toán của hai

công ty cho thấy, công ty A có tổng tài sản là 7000 tỷ VNĐ, công ty B có tổng tà sản là 2500 tỷ VNĐ.

Theo anh [chị] việc dự định góp vốn của các công ty như trên có chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh không? Tại sao?

Hãy phân tích các khía cạnh pháp lý cụ thể đối với vụ việc nêu trên?

Cũng trong năm 2021, công ty A dự định mua 51 % cổ phần của công ty S – là công ty kinh doanh các sản phẩm thực phẩm “sạch”. Giá trị của giao

dịch mua 51% cổ phần được các bên đàm phán và thống nhất ở mức 50 triệu USD. Theo báo cáo tài chính năm 2020, tài sản của công ty S là 1000 tỷ

VNĐ.

Hãy cho biết tài sản của công ty B có được xem là tài sản của công ty A trên thị trường Việt Nam và được cơ quan cạnh tranh xem xét khi thực hiện

việc kiểm soát đối với giao dịch mua cổ phần không?

Dự định mua cổ phần của các bên có thể được thực hiện không? Vì sao?

Câu 3: A là trưởng phòng kỹ thuật của công ty mỹ phẩm X. Do yêu cầu công việc A được tiếp xúc với các tài liệu mật có liên quan đến

công thức pha chế một số hóa mỹ phẩm. A lợi dụng việc này lấy cắp để bán thông tin trên cho DN Y. DN Y đã trả tiền cho A để sử dụng

công thức trên. Hỏi trong việc đó có ai vi phạm pháp luật về cạnh tranh hay không? Tại sao?

16
Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật cạnh tranh, công thức pha chế 1 số hóa mỹ phẩm của công ty là 1 tài liệu mật của

công ty, đáp ứng đủ điều kiện để trở thành bí mật kinh doanh của công ty.

Việc A lấy cắp tài liệu mật này là hành vi vi phạm pháp luật chứ không vi phạm pháp luật cạnh tranh vì: A không phải là đối tượng

điều chỉnh của Luật cạnh tranh theo quy định tại Điều 2 Luật cạnh tranh, A thực hiện hành vi vì lợi ích cá nhân chứ không vì lợi ích của

doanh nghiệp và A cũng không được doanh nghiệp chấp thuận cho thực hiện hành vi.

Đối với hành vi vi phạm của DN Y , xét 2 trường hợp:

- Trường hợp 1: Giả sử DN Y biết rõ A là người làm việc trong công ty X và là người được tiếp xúc với tài liệu mật của công ty, DN Y

có hành vi lôi kéo A để tiếp cận bí mật kinh doanh của công ty X thì hành vi này là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của hành vi cạnh

tranh không lành mạnh theo quy định tại Điề 41 Luật cạnh tranh.

- Trường hợp 2: Giả sử DN Y không biết A là người làm việc trong công ty X và nghĩ rằng công thức pha chế đó là do A pha chế mà

có. Thì trường hợp nay DN Y không có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của công ty X. Suy ra DN Y không vi phạm pháp luật cạnh

tranh. Trong trường hợp này, DN Y đã trả tiền cho A nên có quyền sử dụng công thức pha chế trên.

Câu 4: Công ty A chuyên sản xuất nước giải khát có gas, có thị phần 20% trên thị trường liên quan. Công ty A ký hợp đồng với công ty B

cũng là công ty chuyên sản xuất nước giải khát có gas, có thị phần chiếm 30% trên thị trường liên quan. Hợp đồng hợp tác kinh doanh

trong đó có 1 điều khoản như sau: Các sản phẩm nước uống đóng chai loại 330ml do 2 công ty này sản xuất có giá tối thiểu là 3000 đ/

chai, với giá bán này 2 công ty sẽ có lãi khổng 40%.

Cơ quan quản lý cạnh tranh cho rằng 2 công ty trên có hành vi vi phạm pháp luật cạnhtranh nên ra quyết định điều tra sơ bộ.

Điều tra viên được phân công điều tra vụ án kết luận 2 công ty trên vi phạm pháp luật cạnh tranh. Vì chứng cứ quá đầy đủ nên thủ

trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đã ký quyết định chuyển hố sơ vụ việc sang hội đồng cạnh tranh. Hội đồng xử lý cạnh tranh sau khi

được thành lập đã kết luận 2 công ty trên có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm và ra quyết định xử lý. Công ty A cho

rằng quyết định trên không đúng pháp luật nên khiếu nại lên bộ trưởng bộ thương mại.

Hãy cho biết ý kiến giải quyết vụ việc trên.

Trả lời:

-Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 11 Luật cạnh tranh, công ty A và công ty B có tổng thị phần 50% trên thị trường liên quan.

Suy ra công ty A và B được xem là nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường.

-Hợp đồng hợp tác kinh doanh của 2 công ty có điều khoản như sau: Các sản phẩm nước uống đóng chai loại 330ml do 2 công ty

này sản xuất có giá tối thiểu là 3000 đồng / chai, với giá bán này 2 công ty sẽ có lãi khổng 40%. Suy ra hành vi này không vi phạm Điều 13

Luật cạnh tranh và Khoản 2 Điều 27 Nghị định 116/2005.

-Tuy nhiên hành vi của 2 công ty là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật cạnh tranh.

 Suy ra 2 công ty A và B không vi phạm pháp luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường mà vi phạm pháp luật

cạnh tranh về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

-Cơ quan quản lý ra quyết định điều tra sơ bộ là đúng thẩm quyền được quy định tại Điều 86 Luật cạnh tranh.

-Việc thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ký quyết định chuyển hồ sở vụ việc sang hội đồng cạnh tranh là sai nguyên tắc vì: Sau

khi có kết quản điều tra sơ bộ, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh phải ra quyết định điều tra chính thức. Vì đây là hành vi thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh nên cơ quan điều tra của Cục quản lý cạnh tranh phải xác minh thị trường liên quan, thị phần trên thị trường liên

quan của cả 2 công ty, thu thập và phân tích chứng minh về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, Sau đó cơ quan quản lý cạnh tranh mới

chuyển hồ sơ sang cho hội đồng cạnh tranh để xử lý.

-Hội đồng cạnh tranh sau khi thụ lý hồ sơ phải thành lập hội đồng xử lý. Hội đồng xử lý có 30 ngày nghiên cứu hồ sơ và ra quyết

định xử lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

-Tuy nhiên trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, hội đồng xử lý phải tổ chức phiên điều trần.

17
Việc công ty A cho rằng quyết định trên không đúng pháp luật nên khiến nại lên bộ trưởng bộ thương mại là sai. Vì nếu quyết định

trên không đúng pháp luật thì công ty A chỉ có thể khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh và cơ quan giải quyết khiếu nại cũng là hội đồng

cạnh tranh chứ không phải là Bộ trưởng bộ thương mại theo quy định tại Điều 107 Luật cạnh tranh.

18

You might also like