You are on page 1of 3

ĐỀ BÀI

Câu 1. (7 điểm)
So sánh hành vi lạm dụng vị trí độc quyền và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
theo quy định của Luật cạnh tranh 2018? Cho mỗi nhóm hành vi 1 ví dụ.
Câu 2. (3 điểm)
Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
"Luật cạnh tranh 2018 cấm tất cả các thoả thuận hạn chế cạnh tranh được thiết
lập giữa các chủ thể kinh doanh”.
Bài làm:
Câu 1:
● Khái niệm: Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 về Giải thích từ ngữ:
- Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền: Là hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc
quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
- Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh: Là hành vi của doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
● Giống nhau:
Các điểm giống nhau giữa Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền và Hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh là:
- Đều có động cơ bảo vệ hoặc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp sử dụng hành vi
này hoặc giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường.
- Đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự cạnh tranh trên thị trường và có thể gây
hại cho người tiêu dùng.
- Đều bị cấm và bị xử phạt theo quy định của Luật cạnh tranh 2018, nhằm đảm
bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
- Đều được coi là vi phạm quyền lợi kinh doanh của các doanh nghiệp khác
trên thị trường.
- Đều có tác động lớn đến thị trường và có thể khiến sự cạnh tranh trên thị
trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Đều có thể được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn và có vị thế quan trọng
trên thị trường.
● Khác nhau:

Tiêu chí Hành vi lạm dụng vị trí độc Hành vi lạm dụng vị trí
quyền thống lĩnh

Chủ thể Doanh nghiệp Doanh nghiệp hoặc nhóm


doanh nghiệp

Cạnh tranh trong Không có doanh nghiệp cạnh Có doanh nghiệp cạnh tranh
thị trường liên tranh
quan

Thị phần Chiếm toàn bộ thị trường mà Chiếm thị phần lớn trong thị
nó cung ứng sản phẩm, hàng trường liên quan, hoặc có sức
hóa, dịch vụ. mạnh đáng kể tác động lên
thị trường

Khách hàng Dễ gây bất lợi cho khách hàng Khó gây bất lợi vì còn đối thủ
khi tăng giá cao và những điều cạnh tranh.
kiện khác

Nhà cung ứng Dễ gây khó khăn cho nhà cung Khó gây bất lợi vì còn nhiều
ứng trong thị trường liên quan đối thủ cạnh tranh trong thị
vì hành vi đơn phương chấm trường liên quan
dứt hành động vô cớ.

Động cơ - Có thể độc quyền tự nhiên vì Thường là chủ động tạo vị trí
tạo ra thị trường quá mới hoặc thống lĩnh nhằm thống trị thị
rào cản gia nhập lớn. trường liên quan.
- Có thể chủ động tạo vì muốn
mang lại lợi ích cao hơn.

Kiểm soát - Khó khăn hơn vì có thể do - Có thể kiểm soát dễ dàng
yếu tố khách quan hơn hành vi lạm dụng vị trí
độc quyền.
Ví dụ:
● Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền: Một công ty cung cấp nước sạch là đơn vị
duy nhất trong khu vực Tây Nguyên, công ty này tăng giá bán nước sạch mà
không có lý do chính đáng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và không có sự
cạnh tranh nào trong thị trường.
● Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh: Một công ty điện thoại thông minh có thị
phần lớn (35%) trong thị trường smartphone Tp. HCM, họ yêu cầu nhà cung
cấp phụ kiện chỉ được sản xuất và cung cấp phụ kiện cho sản phẩm của họ, qua
đó hạn chế sự cạnh tranh của các công ty điện thoại thông minh khác.
Câu 2:
"Luật cạnh tranh 2018 cấm tất cả các thoả thuận hạn chế cạnh tranh được thiết
lập giữa các chủ thể kinh doanh” là sai vì:
- Tại Điều 12 Luật Cạnh Tranh 2018 quy định:
+ Ở khoản 2, Chỉ cấm tất cả thoả thuận hạn chế cạnh tranh được thiết lập
giữa các chủ thể kinh doanh ở điều 11, khoản 4, 5 và 6.
+ Ở khoản 1, chỉ cấm các thỏa thuận khoản 1, 2 và 3 đối với doanh nghiệp
trên cùng thị trường liên quan còn “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một
chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ
nhất định” thì phải gây ra tác động hoặc có khả năng gây ra tác động thì
mới cấm tại khoản 4 Điều 12.
+ Và ở khoản 3 và 4 Điều 12 Luật Cạnh Tranh 2018, các khoản 7, 8, 9, 10
và 11 của Điều 11 chỉ bị cấm khi các thoả thuận hạn chế cạnh tranh
được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh gây ra tác động hoặc có khả
năng gây ra tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị
trường.
- Tại Điều 14 Luật Cạnh Tranh 2018 quy định Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh bị cấm đối với các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị
cấm theo quy định tại Điều 12.

You might also like