You are on page 1of 26

CHỦ ĐỀ 7: CẠNH TRANH, CUNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG

( Dự kiến thời lượng 6 tiết )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm cạnh tranh.


- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
- Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
- Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh
- Nêu được khái niệm cung, cẩu và các nhân tổ ảnh hưởng đến cung, cầu.
- Phân tích được mối quan hệ và vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh
tế.
- Phân tích được quan hệ cung - cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cụ
thể.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao
và bày tỏ ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các
thông tin liên quan đến vấn dề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực
hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; phân tích, đánh giá được
hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện cạnh tranh; đồng
tình, ủng hộ những hành vi cạnh tranh lành mạnh; phê phán, đấu tranh với những
thái độ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Phân tích, đánh giá được thái độ,
hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc giải quyết quan hệ cung-
cầu
- Năng lực phát triển bản thân: Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, khả
năng, điều kiện của bản thân trong quan hệ cạnh tranh. Tự đánh giá được khả năng
của bản thân trong việc phân tích quan hệ cung-cầu
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến
thức về cạnh tranh, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; giải thích
được một cách đơn giản một số hiện tượng kinh tế về cạnh tranh; vận dụng được
kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội
liên quan đến cạnh tranh. Hiểu được kiến thức khoa học về cung, cầu, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết quan hệ cung; giải thích
được một cách đơn giản một số hiện tượng kinh tế về cung-cầu đang diễn ra trong
đời sống xã hội; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích được mối quan hệ
cung-cầu trong trường hợp cụ thể
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm, tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh
tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
- Tự giác, tích cực tim hiểu mối quan hệ cung-cầu và vai trò của nó khi tham
gia các hoạt động kinh tế.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
*Xác định nội dung dạy học
- Khái niệm cạnh tranh
+ Cạnh tranh nội bộ ngành
+ Cạnh tranh giữa các ngành
- Tác động tích cực, tiêu cực của cạnh tranh
- Những quy định của Nhà nước ( luật cạnh tranh )
- Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
- Vai trò của cạnh tranh
- Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
- Khái niệm cung, đường cung, các nhân tố ảnh hưởng đến cung
- Khái niệm cầu, đường cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
- Vai trò của quan hệ cung - cầu
- Mối quan hệ cung – cầu trong nền kinh tế
*Kiến thức trọng tâm
- Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tể
nhằm giành lãy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hay lưu thông hàng hoá,
dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng
một ngành, cũng sản xuất ra một loại hàng hóa, nhằm giành giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoa để thu lợi nhuận siêu ngạch
+ Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản trong
các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi nhất.
- Tác động tích cực, tiêu cực của cạnh tranh
+ Tác động tích cực
 Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh
tế thị trường
 Cạnh tranh chính là cơ chế điều chỉnh linh hoạt và phân bố các nguồn lực
kinh tế của xã hội một cách tối ưu
 Cạnh tranh kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản
xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh
 Cạnh tranh góp phần tạo nên cơ sở cho sự phân phối thu nhập lần đầu
 Cạnh tranh tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, phong phủ, chất lượng
tốt, giả thành hạ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và xã hội.
+ Tác động tiêu cực
 Cạnh tranh sẽ làm gia tăng nhanh sự ô nhiễm môi trường và làm mất cân
bằng sinh thái
 Cạnh tranh làm tăng nạn hàng giả, hàng nhái, trốn lậu thuế, gây thiệt hại
cho người tiêu dùng và xã hội.
 Cạnh tranh góp phần làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội
Những quy định của Nhà nước ( luật cạnh tranh )
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động
hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam;
hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tổ tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp
luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả
doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.
Điều 4. Áp dụng pháp luật về cạnh tranh
1. Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ
việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông
báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập
trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh
không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.
Điều 5. Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh
1. Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước
bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.
2. Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và
lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền
và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.
Điều 6. Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh
1. Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh
bạch.
2. Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã
hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực
hiện pháp luật về cạnh tranh.
Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về cạnh tranh.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh
tranh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có
trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh
1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường
sau đây:
a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải
thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử
dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh
nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong
trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh
tranh trên thị trường;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh
tranh.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để
doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
- Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
+ Tổn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do
trong sản xuất, kinh doanh.
+ Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau.
Vai trò của cạnh tranh
- Đổi với người sản xuất:
+ Những biện pháp mà doanh nghiệp phải thực hiện như nâng cao năng lực
sản xuất, trình độ tay nghề, chuyển hướng sản xuất nhằm nâng cao nang suất,
chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cẩu của khách hàng, tăng
sức cạnh tranh trên thị trường dệt may.
+ Vai trò của cạnh tranh đối với chủ thể sản xuất: động lực thúc đẩy người sản
xuất đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sân xuất, kinh doanh.
- Đối với người tiêu dùng:
+ Người tiêu dùng được hưởng lợi khi có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
khác nhau trên thị trường, nhận được nhiều dịch vụ phong phú và chẩt lượng
như: thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử khí mua vé máy bay, chuyển tiền
liên ngân hàng,...
+ Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: tạo điểu kiện cho người tiêu
dùng thoả mãn nhu cầu của mình.
- Đối với nền kinh tể:
+ Việc xuất khẩu gạo đã mang lại những lợi ích cho Việt Nam như: đa dạng
hoá thị trường xuất khẩu, giúp gạo Việt Nam được biết đến, gia tăng giá trị cho
gạo,...
+ Vai trò của cạnh tranh đối với nển kinh tế: thúc đẩy tăng trưởng kinh tể,
nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác tối đa mọi nguồn lực của quốc gia.
Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
- Là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập
quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh.
- Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các
doanh nghiệp khác.
- Các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh khác như: xâm phạm thông tin,
bí mật trong kinh doanh; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
- Một số biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh
+ Xâm phạm thông tin, bí mật kinh doanh
+ Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
+ Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
+ Lôi kéo khách hàng một cách bất chính
-Khái niệm cung: Cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả
năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhất định.
- Đường cung: Đường cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng
cung.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cung
+ Giá cả của các yếu tố đầu vào: Nếu giả của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn
đến giá thành giảm, do đó lợi nhuận tăng nên cung tăng và ngược lại
+ Chính sách thuế: Thuế cao dẫn đến thu nhập của người sản xuất giảm, cung
giảm và ngược lại
+ Kì vọng của các chủ thể kinh doanh
 Kỳ vọng về sự thay đổi giá: Nếu giá tăng hơn trong tương lai thì doanh
nghiệp sẽ chờ một cơ hội tốt hơn trong tương lai để tung hàng hoá của mình
ra bán nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Điều này sẽ làm cho cung hiện tại
giảm và ngược lại.
 Kỳ vọng về giả của các yếu tố đầu vào: Nếu giá đầu vào giảm hơn trong
tương lai, doanh nghiệp nhận thấy sản xuất hiện tại chi phí sẽ đắt hơn so với
tương lai nên cung hiện tại giảm và ngược lại
+ Số lượng người sản xuất: Số lượng người sản xuất cũng góp phần quan trọng
quyết định cung trên thị trường. Nếu số lượng người sản xuất tăng lên thì cung
trên thị trường tăng lên và ngược lại
+ Giá bán sản phẩm
+ Các nhân tố khác: Các chính sách của nhà nước; Thiên tai dịch bệnh, động
đất, sóng thần...
-Khái niệm cầu: Cẩu là sổ lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có khả
năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhầt định.
- Đường cầu: Đường cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa giả và lượng
cầu.
- Nhu cầu được hiểu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con
người. Chẳng hạn nhu cầu về ăn, ở mặc, đi lại, chăm sóc sức khoẻ, học hành, vui
chơi giải trí…
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
+ Thu nhập của người tiêu dung: Thu nhập tăng lên dẫn tới cầu về hàng hoá
thông thường tăng lên. Lượng cầu tăng lên tại mọi mức giá. Đường cầu dịch
chuyển lên trên (sang phải). Trong hàng hóa thông thường lại có hàng hóa thiết
yếu và hàng hóa xa xỉ. Hàng hóa thiết yếu là những hàng hóa được cầu nhiều
hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ với
sự tăng của thu nhập.
+ Giá của mặt hàng liên quan: hàng hóa thay thế, hàng hóa bổ sung
 Hàng hoá thay thế: Khi giả của hàng hoá này tăng, người ta chuyển sang
mua hàng hoá kia nhiều hơn, dẫn đến cầu về hàng hoá kia tăng lên, đường
cầu dịch lên trên (sang phải). Vàngược lại khi giá của hàng hoá này giảm thì
cầu về hàng hoá kia giảm, đường cầu dịch xuống dưới (sang trải).
 Hàng hoá bổ sung: Khi giả của hàng hoá này tăng lên thì cầu về hàng hoá
kia giảm và ngược lại, khi giả của hàng hoá này giảm xuống lên thì cầu về
hàng hoá kia tăng lên, đường cầu dịch chuyển lên trên (sang phải).
+ Dân số
+ Thị hiếu, văn hóa : sở thích của con người (phong tục, tập quán, trào lưu tiêu
dùng....) Nếu hàng hoá phù hợp với thị hiếu sở thích, hàng hoá hợp mốt hay
đang là trào lưu tiêu dùng thì cầu về hàng hoá đó tăng ngay; Nếu hàng hoá đó
lạc hậu về mốt, không còn phù hợp với thị hiếu nữa thì cầu giảm xuống
- Vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế
+ Người sân xuất đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất nhằm đem
lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hoá phù hợp với nhu cẩu và đem lại hiệu
qủa kinh tế.
- Mối quan hệ cung – cầu trong nền kinh tế
+ Cung-cầu tác động lẫn nhau: Khi cầu tăng, sản xuất mở rộng, lượng cung
tăng; khi cầu giảm, sản xuất thu hẹp, lượng cung giảm.
+ Cung-cầu ảnh hưởng đến giá cả: Khi cung lớn hơn cầu, giá cả giảm; khi
cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng; khi cung bằng cầu, giá cả ổn định.
+ Giá cả ảnh hưởng đến cung-cầu.
 Về phía cung: khi giá cả tăng lên trong khi giá cả của các yếu tố sản xuất
đầu vào không tăng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung
tăng lên và ngược lại.
 Về phía cầu: khi giá cả giảm xuống, cầu có xu hướng tăng lên và ngược
lại.
*Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là tổ chức hoạt động như: thảo luận nhóm, trò chơi,
giải quyết tình huống…
Phương tiện dạy học
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
- Tranh ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về cung, cầu, quan hệ cung-cầu;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
-Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


3.1 BÀI CẠNH TRANH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Hoạt động 1: Mở đầu
а. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức,
kĩ năng cẩn thiết để thực hiện yêu câu, khám phá kiến thức mới.
b. Nộidung:Đọc yêu cầu trong SGK trang 6 và thực hiện theo hướng dẫn của
GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hỉện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS chia sẻ vể một trường hợp ganh đua giữa các
chủ thể kính tếtrên thị trường và nêu nhận xét.
-Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV yêu cẩu HS làm việc cá nhân, trong thời gian 3 phút trình bày về một
trường hợp ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường và nêu nhận xét.
+ HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
-Tổ chức, điều hành:
+ GV mời đại diện 2 - 3 HS trả lời, yêu cầu các HS khác lắng nghe, sau đó
nhận xét càu trà lời của bạn mình.
+ GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ.
- Kết luận, đánh giá: GV nhận xét các ý kiến và chổt ý.
2.Hoạt động 2: Khám phá
► Nhiệm vụ 1. Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: Hs nêu được khái niệm cạnh tranh.
b. Nội dung: Đọc trường hợp trong SGK trang 6 và trà lời càu hỏi.
c. sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm cạnh tranh.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cẩu HS đọc trường hợp trong SGK để trả lời các câu
hỏi:
+ Việc ganh đua giữa doanh nghiệp c và doanh nghiệp p được thể hiện như
thế nào và nhằm mục đích gì?
+ Em hiểu thế nào là cạnh tranh trong nên kinh tế?
-Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi để trả lời từng càu hỏi.

+ Trong quá trình HS đọc trường hợp, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi
cẩn thiết. Ghi lại những HStích cực, những HS chưa thực sựtích cực để điều
chỉnh.
-Tổ chức, điều hành: GV gọi đại diện HS trả lời và các HS khác lắng nghe, sau
đó nhận xét ý kiến của bạn mình. GV có thể dựa vào kết quả quan sát HS thực hiện
nhiệm vụ để mời theo tinh thân xung phong hoặc chỉ định HS trả lời.
- Kết luận, đánh giá: GV kết luận, đánh giá câu trâ lời của HS.
Gợi ý trả lời:
-Việc ganh đua giữa doanh nghiệp c và doanh nghiệp p thế hiện: doanh nghiệp
p sản xuất sản phẩm tương tự doanh nghiệp C; ganh đua cả về thiết kế kiểu dáng,
chiến lược quảng cáo,...
-Cạnh tranh giữa hai doanh nghiệp này nhằm mục đích: giành thị phẩn trên thị
trường và tranh giành khách hàng.
- Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sựganh đua giữa các chủ thể kinh tể
nhằm giành lãy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hay lưu thông hàng hoá,
dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
► Nhiệm vụ 2. Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu
a. Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh.
b. Nộì dung: Đọc các trường hợp trong SGK trang 7 và thực hiện yêu cấu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc các trường hợp trong SGK để thực hiện
yêu cẩu: Em hây nêu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong các trường hợp
trên. Cho biết còn nguyên nhân nào khác dẫn đến cạnh tranh.
-Thực hiện nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân (trong 5 phút) để thực
hiện yêu cầu.
-Tổ chức, điều hành: GV mời HS trình bày, yêu cẩu HS giải thích.Trong quá
trình HS trình bày, GV có thể gợi ý thêm để HS phát biếu, bày tỏ ý kiến.
- Kểt luận, đánh giá: GV kết luận, đánh giá phần trình bày của HS.
Gợi ý trả lời:
GV giải thích thêm về nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh:
-Tổn tại nhiều chủ sở hữu vớitưcách là những đơn vị kinh tế độc lập, tựdo trong
sản xuất, kính doanh.
-Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau.
► Nhiệm vụ 3. Đọc các trường hợp, thông tin và trả lời câu hỏi, thực hiện
yêu cầu
a. Mục tiêu: HS phân tích được vai trò của cạnh tranh đối với người sản xuất,
người tiêu dùng và nền kính tế.
b. Nộì dung: Đọc các trường hợp, thông tin trong SGK trang 7 - 8 và thực hiện
nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm HS về vai trò của cạnh tranh đổi với người
sản xuất, người tiêu dùng và nền kinh tế.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV chia nhóm (mỗi nhóm 4 - ố HS) để thào luận về các
trường hợp, thông tin trong SGK (khoảng 5 phút) để trả lời các càu hỏi và thực
hiện yêu câu:
+ Những biện pháp mà doanh nghiệp p thực hiện nhằm mục đích gì?
+ Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với người sàn xuất?
+ Chỉ ra những lợi ích mà khách hàng được hưởng trong trường hợp trên.
+ Cho biết vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng.
+ Việc xuất khấu gạo sang các nước trên thê giới đã đem lại những lợi ích
gì cho nên kinh tế nước ta?
+ Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với nên kinh tế?
-Thực hiện nhiệm vụ: GV tổ chức để HSthực hiện hoạt động theo yêu cầu.
-Tổ chức, điều hành: GV yêu cẩu đại diện nhóm HS trả lời và các nhóm khác
lắng nghe để nhận xét.
- Kết luận, đánh giá: GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.
Gợi ý trả lời:
- Đổi với người sản xuất:
+ Những biện pháp mà doanh nghiệp p thực hiện như nâng cao năng lực sản
xuất, trình độ tay nghề, chuyển hướng sản xuất nhằm nâng cao nang suất, chất
lượng, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cẩu của khách hàng, tăng sức
cạnh tranh trên thị trường dệt may.
+ Vai trò của cạnh tranh đối với chủ thể sản xuất: động lực thúc đẩy người sản
xuất đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sân xuất, kinh doanh.
- Đối với người tiêu dùng:
+ Người tiêu dùng được hưởng lợi khi có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
khác nhau trên thị trường, nhận được nhiều dịch vụ phong phú và chẩt lượng
như: thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử khí mua vé máy bay, chuyển tiền
liên ngân hàng,...
+ Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: tạo điểu kiện cho người tiêu
dùng thoả mãn nhu cầu của mình.
-Đối với nền kinh tể:
+ Việc xuất khẩu gạo đã mang lại những lợi ích cho Việt Nam như: đa dạng
hoá thị trường xuất khẩu, giúp gạo Việt Nam được biết đến, gia tăng giá trị cho
gạo,...
+ Vai trò của cạnh tranh đối với nển kinh tế: thúc đẩy tăng trưởng kinh tể,
nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác tối đa mọi nguồn lực của quốc gia.
► Nhiệm vụ 4. Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu
a. Mục tiêu: HS phê phán được những biểu hiện của cạnh tranh không lành
mạnh.
b. Nội dung: Đọc các trường hợp trong SGK trang 8 - 9 và thực hiện yêu cẩu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biểu hiện của cạnh tranh không lành
mạnh.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cẩu HS làm việc theo nhóm đôi để thực hiện các yêu
cầu:
+ Em hãy nêu biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh
trong các trường hợp trên.
+ Cho biết thế nào là cạnh tranh không lành mạnh. Hãy nêu các biểu hiện
khác của cạnh tranh không lành mạnh mà em biết.
-Thực hiện nhiệm vụ: GV cho các nhóm đôi thời gian khoảng 5 phút đểthảo
luận, thực hiện các yêu câu.
-Tổ chức, điểu hành: GV mời HS trình bày, yêu cầu HS giải thích.Trong quá
trình HS trình bày, GV có thề gợi ý thêm đề HS phát biểu, bày tỏ ý kiến.
- Kết luận, đánh giá: GV kết luận, đánh giá phẩn trình bày của HS.
Gợi ý trả lời:
-Cạnh tranh lành mạnh (trường hợp 1) và cạnh tranh không lành mạnh (trường
hợp 2,3).
- Các biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh: cạnh tranh bằng năng lực, không
làm trái quy định của pháp luật,...
- Các biếu hiện của cạnh tranh không lành mạnh: thông tin sai sự thật, xuyên
tạc sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp khác (trường hợp 2); quảng
cáo cổ ý so sánh nhằm lôi kéo khách hàng (trường hợp 3).
- Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc
thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh
doanh, gày thiệt hại hoặc có thể gày thiệt hại đến quyển và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp khác.
- Các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh khác như xâm phạm thông tin, bí
mật trong kính doanh; gây rối hoạt động kính doanh của doanh nghiệp khác,...

3. Hoạt động 3: Luyện tập


► Nhiệm vụ 1. Cho biết ý kiến đồng tình hay không đồng tình với các nhận
định và giải thích
a. Mục tiêu: Củng cổ kiến thức, giúp HS nhận diện được khái niệm cạnh tranh,
giải thích được nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh.
b. Nội dung: HS bày tỏ ý kiến đổng tình hay không đổng tình với các nhận
định trong SGKtrang 10 và giải thích.
c. Sản phẩm: Ý kiến đổng tình hay không đổng tình của HS với các nhận định
trong SGK và phẩn giải thích.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV ỵêu cẩu HS làm việc cá nhân, đọc các nhận định trong
SGK để bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình, sau đó giải thích.
-Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian (khoảng 5 phút) đọc các nhận định
sau đó đưa ra ý kiến và giải thích.
-Tổ chức, điều hành: GV gọi 2-3 HS trả lời; yêu cầu các HS khác lắng nghe,
sau đó nhận xét.
- Kết luận, đánh giá: GV nhận xét và đưa ra gợi ý trả lời.
Gợi ý trả lời:
-Đổng tình với nhận định a vì cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế th ị
trường, để đạt lợi nhuận thì các chủ thể phải cạnh tranh để giành những điều kiện
thuận lợi.
- Không đổng tình vớí nhận định b vì điều kiện sân xuất và lợi ích khác nhau
nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau.
-Đổng tình với nhận định c vì chỉ khi các chủ thể kinh tế có quyền tự do kính
doanh thì cạnh tranh mới diễn ra.
► Nhiệm vụ 2. Nhận xét hành vi của chủ thế kinh tế trong các trường hợp
а. Mục tiêu: HS phê phán được những biểu hiện của cạnh tranh không lành
mạnh.
b. Nội dung: Đọc các trường hợp trong SGK trang 10 để nhận xét về hành vi
của chủ thể kinh tế.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS vể hành ví của các chủ thể kinh tế.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cẩu HS làm việc theo nhóm đôi đểthực hiện yêu cẩu.
-Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo nhóm đôi, nhận xét hành vi của các
chủ thể kính tế.
-Tổ chức, điều hành: GV mời một số HS đại diện nhóm trình bày; các HS còn
lại lắng nghe và nhận xét.
- Kết luận, đánh giá: GV nhận xét và tuyên dương những HS trình bày tốt.
Gợi ý trả lời:
a. Doanh nghiệp H cạnh tranh lành mạnh khi áp dụng công nghệ, đầu tư vào
máy móc hiện đại, tìm tòi và đưa ra các sản phẩm mới.
b. Doanh nghiệp B cạnh tranh không lành mạnh khi mời anh T và trả sốtiền lớn
đề biết được quy trình sản xuất của doanh nghiệp A. Đây là biểu hiện xâm phạm
thông tin, bí mật trong kinh doanh.
c. Hai hãng hàng không Q và G cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật, bằng
năng lực chọn cách đi riêng. Hãng hàng không Q lấy chẩt lượng làm điểm mạnh,
hướng đến khách hàng cao cấp. Hãng hàng không G hướng đến giá, nhu cẩu và
khả năng thanh toán của mọi khách hàng.

► Nhiệm vụ 3. Đọc thông tin và phân tích vai trò của cạnh tranh đối với các
chủ thể kinh tế
a. Mục tiêu: HS phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
b. Nội dung: Đọc thông tin trong SGK trang 11 và thực hiện yêu cẩu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của cạnh tranh đổi với các chủ thể
kinh tế.
d. Tổ chức thực hiện:
-Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc trường hợp trong SGKđể
phân tích vai trò của cạnh tranh đổi với các chủ thể kinh tế.
-Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thông tin đểthực hiện yêu cầu.
-Tổ chức, điều hành: GV mời một sổ HS đại diện nhóm trình bày; các HS còn
lại lắng nghe và nhận xét.
- Kết luận, đánh giá: GV kết luận.
Gợi ý trả lời:
- Ba doanh nghiệp viễn thông đều đưa ra gói cước tương ứng với nhiều ưu đãi,
thu hút được lượng người dùng lớn, tập trung triển khai hạ tâng, nâng cao chất
lượng mạng lưới, áp dụng công nghệ tự động kiểm soát. Cạnh tranh là động lực
thúc đẩy người sản xuất đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
- Cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đem lại nhiều quyền lợi cho
người tiêu dùng. Vai trò của cạnh tranh đổi với khách hàng trong trường hợp trên:
tạo điều kiện cho người tiêu dùng thoằ mãn nhu cầu của mình.
► Nhiệm vụ 4. Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS phê phán được những biểu hiện của cạnh tranh không lành
mạnh.
b. Nội dung: Đọc trường hợp trong SGK trang 11 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm HS.
d. Tổ chức thực hỉện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc trường hợp trong SGK
để trâ lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì vê hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên?
+ Theo em, gia đình ông H cấn làm gì để bảo vệ quyển lợi của mình?
-Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc trường hợp để trả lời các càu hỏi.
-Tổ chức, điều hành: GV mời HS đại diện trình bày; các HS còn lại lắng nghe
và nhận xét.
- Kết luận, đánh giá: GV nhận xét và đưa ra gợi ý trả lời.
Gợi ý trả lời:
-Hành vi cạnh tranh không lành mạnh:tungtín đồn thất thiệt lên Internet về cửa
hàng nhà ông H sửdụng phụ gia không rõ nguồn gổc gây ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất.

- Gia đình ông H cẩn nhờ cơ quan chức năng (chính quyền địa phương) can
thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

4. Hoạt động 4: Vận dụng


► Nhiệm vụ. Cùng các bạn trong nhóm xây dựng tiểu phẩm phê phán những
biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường
a. Mục tiêu: HS phê phán những biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh.
b. Nội dung: Xây dựhg tiều phẩm phê phán những biểu hiện cạnh tranh không
lành mạnh trên thị trường.
c Sản phẩm: Tiểu phẩm của nhóm HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, xây dựng tiểu phẩm.
-Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
-Tổ chức, điều hành: HS biểu diễn các tiểu phẩm.
- Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, góp ý về sản phẩm của các nhóm và tổng
kết.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI HỌC
Qua bài kiểm tra, quan sát ý thức, thái độ của HS khi thực hiện nhiệm vụ, GV
đánh giá
HS dựa trên các mức độ sau:
- Nêu được khái niệm cạnh tranh.
- Giải thích được nguyên nhàn dẫn đến cạnh tranh.
- Phân tích được vai trò cùa cạnh tranh trong nền kinh tế.
- Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.
1. Hoàn thành tốt: HS nêu được đẩy đủ các nội dung cần đạt. Đánh giá HS ở
mức hoàn thành tốt khi có điểm sổ trên 7 điểm.
2. Hoàn thành: HS nêu được nội dung cẩn đạt nhưng chưa đầy đủ.Đánh giá
HS ởmức hoàn thành khí có điểm sổ từ 5 đến 7 điểm.
3. Chưa hoàn thành: HS chưa nêu được các nội dung cẩn đạt.Đánh giá HS Ở

mức chưa hoàn thành khi có điểm số dưới 5 điểm.


3.2 BÀI CUNG – CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức,
kĩ năng cẩn thiết để thực hiện yêu câu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: Đọc thông tin trong SGK trang 12 và trả lời câu hỏi.
c. sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
-Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGKđểtrả lời câu hỏi: Em
có nhận xét gì vê sổ lượng hàng hoá, dịch vụ được cung ứng và nhu cẩu mua
sắm của người dân vào dịp Tết?
-Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV yêu cẩu HS làm việc cá nhàn, trong thời gian 3 phút, đọc thông tin đề trả
lời câu hỏi.
+ HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
-Tổ chức, điều hành:
+ GV mời đại diện 2 - 3 HS trả lời, các HS khác lắng nghe đề nhận xét câu trả
lời của bạn mình.
+ GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ.
- Kết luận, đánh giá: GV nhận xét các ý kiến và chốt ý.
Gợi ý trả lời:
Sổ lượng hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phong phú (những mặt hàng nông sản của
bà con từ vườn nhà hoặc từ các chợ đẩu mỗi đổ về). Từ 23 tháng Chạp, nhu cẩu
mua sắm của người dân tăng cao vì đây là thời điềm cận Tết, người dân nghi làm
dành thời gian đi sắm Tết.
2. Hoạt động 2: Khám phá
► Nhiệm vụ 1. Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cung.
b. Nội dung: Đọc trường hợp trong SGKđểtrả lời câu hỏi ở trang 13.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm cung.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cẩu HS làm việc cá nhàn, đọc trường hợp trong
SGKđểtrả lời các câu hỏi:
+ Công ty bánh kẹo H đưa ra thị trường các sản phẩm với số lượng và giá
cả như thế nào để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng vào dịp tết Trung thu?
+ Em hiểu thế nào là cung?
-Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân và trả lời từng câu hỏi.
+ Trong quá trình HS đọc thông tin, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi
cần thiết, đổng thời ghi lại những HStích cực, những HS chưa thực sự tích cực
để điều chỉnh.

-Tổ chức, điều hành: GV gọi đại diện HS trả lời và các HS khác nhận xét câu
trả lời của bạn mình. GV có thể dựa vào kết quả quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định HStrả lời.
- Kết luận, đánh giá: GV kết luận, đánh giá càu trả lời của HS.
Gợi ý trả lời:
-Công tỵ bánh kẹo H đưa ra thị trường các sản phẩm với sổ lượng và giá cả để
đáp ứng nhu câu người tiêu dùng vào dịp tết Trung thu: số lượng lớn với nhiều
chủng loại, hương vị khác nhau, 2 000 chiếc bánh trung thu truyền thổng với giá
dao động từ 40 000 đến 120 000 đồng/chiếc; 500 chiếc bánh trung thu cao cấp với
giá từ 200 000 đến 650 000 đổng/chiếc với mẫu mã đa dạng.
- Khái niệm cung: Cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả
năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhất định.
► Nhiệm vụ 2. Đọc các trường hợp, thông tin và thực hiện yêu cầu
a. Mục tiêu: HS nêu được các nhân tổ ảnh hưởng đển cung.
b. Nội dung: Đọc các trường hợp, thông tin trong SGK trang 13 đề thực hiện
các yêu cẩu ở trang 14.
c. Sản phẩm: Câu trà lời của HSvề các nhân tổ ảnh hưởng đến cung.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc các trường hợp,
thông tin để thực hiện các yêu cầu:
+ Em hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cung trong các thông tin,
trường hợp trên.
+ Cho biết cung hàng hoá trên thị trường còn chịu ảnh hưởng bởi những
nhân tố nào khác.
-Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HSthờí gian khoảng 5 phút để thực hiện yêu cẩu.
-Tổ chức, điểu hành: GV mời HS trình bày, yêu cẩu HS giải thích.Trong quá
trình HS trình bày, GV có thể gợi ý thêm để H s phát biểu, bày tỏ ý kiến.
- Kết luận, đánh giá: GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.
Gợi ý trả lời:
-Các nhân tổ ảnh hưởng đến cung:
+ Trường hợp 1: giá của các yếu tổ đẩu vào, số lượng người bán trên thị
trường.
+ Trường hợp 2: công nghệ.
+ Thông tin: chính sách của Nhà nước.
-Các nhân tổ khác ảnh hưởng đến cung: giá hàng hoá, dịch vụ; kì vọng của
người bán,...
► Nhiệm vụ 3. Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cẩu.
b. Nội dung: Đọc trường hợp trong SGK trang 14 để trả lời các câu hỏi.
c..Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm cẩu.
d. Tổ chức thực hiện:
-Giao nhiệm vụ: GV yêu cẩu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp trong
SGKđểtrả lời các câu hòi:
+ Theo em, việc ơnh T tìm hiểu các chuyến du lịch với mức giá khác nhau
có ý nghĩa như thế nào? Khí anh T sẵn sàng thanh toán cho chuyến du lịch
ở Phú Quốc có được gọi là cầu không?
+ Em hiểu thế nào là cầu?
-Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để trả lời từng câu hỏi.
+ Trong quá trình HS đọc trường hợp, GVquan sát HS làm việc và hỗ trợ khi
cẩn thiết, đổng thời ghi lại những HStích cực, những HS chưa thực sự tích cực
để điều chỉnh.
-Tổ chức, điều hành: GV gọi đại diện HStrả lời và các HS khác nhận xét câu trả
lời của bạn mình. GV có thể dựa vào kết quả quan sát HS thực hiện nhiệm vụ để
mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định HStrả lời.
- Kết luận, đánh giá: GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.
Gợi ý trả lời:
- Việc anh T tìm hiểu các chuyến du lịch với mức giá khác nhau để có nhiều
lựa chọn và cân nhắc phù hợp với khả năng thanh toán của cá nhàn. Khi anh T sẵn
sàng thanh toán cho chuyển du lịch ở Phú Quốc là cẩu vì nhu cẩu của anh T có khả
năng thanh toán.
- Khái niệm cẩu: Cẩu là sổ lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có khả năng
và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhầt định.
► Nhiệm vụ 4. Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu
a. Mục tiêu: HS nêu được các nhàn tổ ảnh hưởng đến cãu.
b. Nội dung: Đọc các trường hợp trong SGK trang 14 và thực hiện các yêu cầu
trong trang 15.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các nhân tố ảnh hưởng đến cẩu.
d. Tổ chức thực hỉện:
-Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc các trường hợp trong
SGKđể thực hiện yêu cẩu:
+ Em hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong các trường hợp
trên.
+ Em hãy nêu một số nhân tố khác ảnh hưởng đến cẩu mà em biết.
-Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian khoảng 5 phút để thực hiện các yêu
câu.
-Tổ chức, điều hành: GV mời HS trình bày, yêu cẩu HS giải thích. Trong quá
trình HS trình bày, GV có thể gợi ý thêm để HS phát biểu, bày tỏ ý kiến.
- Kết luận, đánh giá: GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.
Gợi ý trả lời:
- Các nhân tổ ảnh hưởng đến cầu trong các trường hợp:
+ Trường hợp 1: giá cả hàng hoá, dịch vụ; dân số; thu nhập người tiêu dùng;...

+ Trường hợp 2: thị hiếu của người tiêu dùng,...


- Các nhân tổ khác ânh hưởng đến cẩu: chính sách của Chính phủ, kì vọng của
thị trường,...
► Nhiệm vụ 5: Quan sát bảng số liệu, biểu đồ, đọc các trường hợp, thông tin
và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS phân tích được mổí quan hệ quan hệ cung - cẩu trong nền kinh
tế.
c. Nội dung: Quan sát bảng sổ liệu, biểu đổ và đọc các thông tin, trường hợp
trong SGK trang 15 -16 để trả lời các càu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm HS về mổi quan hệ cung - câu trong nền
kinh tế.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV chia nhóm, mỗi nhóm từ4 - 6 HS để thảo luận về bảng sổ
liệu, biểu đồ, thông tin, trường hợp trong vòng 10 phút để trả lời các câu hỏi:
+ Từ bảng số liệu, biểu đô, theo em, giá cà ảnh hưởng như thế nào đến
cung - cẩu?
+ Khi câu tâng hoặc giảm thì cung thay đổi như thế nào trong các thông tin
trên?
+ Khi cung - cấu thay đổi sẽ tác động đến giá cá như thế nào trong các
trường hợp trên?
-Thực hiện nhiệm vụ: GV tổ chức để HS thực hiện hoạt động theo yêu cẩu.
-Tổ chức, điều hành: GV yêu cầu đại diện nhóm HS trâ lời và các nhóm khác
nhận xét.
- Kểt luận, đánh giá: GV kết luận, đánh giá càu trả lời của HS.
Gợi ý trả lời:
-Từbảng số liệu, biểu đổ, giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu nhưsau: khi giá tăng,
cung tăng, cầu giảm.
- Khi cẩu tăng thì cung tăng (thông tín 1), cẩu giảm thì cung giảm (thông tin 2).
-Cung lớn hơn cẩu, giá cả giảm (trường hợp), cung nhỏ hơn cẩu, giá cả tăng.
► Nhiệm vụ 6. Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS phân tích được vai trò của quan hệ cung - cẩu trong nền kinh
tế.
b. Nội dung: HS đọc các trường hợp trong SGK trang 16 để trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HSvề vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền
kính tế.
d. Tổ chức thực hiện:
-Giao nhiệm vụ: GV yêu cẩu HS làm việc nhóm đôi, đọc các trường hợp trong
SGKđể trả lời câu hỏi:
+ Doanh nghiệp dệt may p và chị H đã làm gì trước biến động của quan hệ
cung - cẩu?
+ Theo em, quan hệ cung - cầu có vai trò như thế nào đổi với người sán
xuất và người tiêu dùng?
-Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian khoảng 5 phút để thực hiện nhiệm
vụ.
-Tổ chức, điều hành: GV mời HS trả lời càu hỏi, yêu cẩu HS giải thích.Trong
quá trình HS trình bày, GV có thể gợi ý thêm để HS phát biểu, bày tỏ ý kiến.
- Kết luận, đánh giá: GV kết luận, đánh giá càu trả lời của HS.

Gợi ý trả lời:


-Trường hợp 1: Hàng xuất khẩu giảm mạnh (câu), doanh nghiệp p (cung) thu
hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công, chỉ sản xuất đơn hàng đã kí kết.
-Trường hợp 2: Mặt hàng sữa tăng giá, chị H chuyển sang mặt hàng sữa có giá
thấp hơn nhằm thắt chặt chi tiêu.
-Vai trò của quan hệ cung -cẩu:
+ Người sân xuất đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất nhằm đem
lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hoá phù hợp với nhu cẩu và đem lại
hiệu qủa kinh tế.
3.Hoạt động 3. Luyện tập
► Nhiệm vụ 1. Cho biết ý kiến đồng tình hay không đồng tình với các nhận
định và giải thích
a. Mục tiêu: Củng cố kiên thức, giúp HS nhận diện được cung, cầu trong kinh
tể thị trường.
b. Nội dung: HS bày tò ý kiến đổng tình hay không đổng tình với các nhận định
trong SGK trang 17 - 18 và giải thích.
c. Sản phẩm: Ý kiến đõng tình hay không đổng tình của HS với các nhận định
trong SGK và phẩn giải thích.
d. Tổ chức thực hiện:
-Giao nhiệm vụ: GV yêu cẩu HS làm việc cá nhân, đọc các nhận định trong
SGKđể bày tỏ ý kiến đổng tình hay không đổng tình, sau đó giải thích.
-Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian (khoảng 5 phút) đọc các nhận định,
sau đó đưa ra ý kiến và giải thích.
-Tổ chức, điều hành: GV gọi 2 - 3 HS trả lời; yêu câu các HS khác lắng nghe,
sau đó nhận xét.
- Kết luận, đánh giá: GV nhận xét và đưa ra gợi ý trả lời.
Gợi ý trả lờí:
- Không đồng tình với nhận định a vì nhu cẩu phải có khâ năng và sẵn sàng
mua.
- Không đổng tình với nhận định b vì công nghệ càng tiến bộ thì sản xuất hàng
hoá tăng và lượng cung hàng hoá sẽ tăng.
- Đồng tình với nhận định c vì dân sổ là lực lượng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
Quy mô dân sổ càng đông, nhu cẩu càng nhiều, cẩu hàng hoá tăng lên.
- Không đồng tình với nhận định d vì nhu cẩu của con người và xã hội không
ngừng tăng lên theo yêu cẩu cái mới, cái nàng cao nên cẩu hàng hoá tăng lên.
- Đổng tình với nhận định e vì giá của các yếu tổ sản xuất tác động trực tiếp
đến chi phí sản xuất trong một thời kì nhất định.
► Nhiệm vụ 2. Phân tích quan hệ cung - cầu trên thị trường trong các thông
tin
a. Mục tiêu: HS phân tích được quan hệ cung - cẩu trong các trường hợp cụ
thề.
b. Nội dung: Đọc các thông tin trong SGK trang 18 để phân tích quan hệ cung -
câu trên thị trường.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phân tích quan hệ cung - cầu.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, tìm và đọc thông tin
trong SGKđểthực hiện yêu cầu.
-Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo nhóm đôi, nhận xét hành vi của các
chủ thề kinh tế.
-Tổ chức, điều hành: GV mời một sổ HS đại diện nhóm trình bày; các HS còn
lại lắng nghe và nhận xét.
- Kết luận, đánh giá: GV nhận xét và tuyên dương những HS trình bày tốt.
Gợi ý trả lời:
- Giá mua hổ tiêu giảm, hộ nông dân chặt bớt một phẩn diện tích (cung giảm).
- Nhu cầu mua hàng tăng (cẩu tăng), các trang bán hàng trực tuyến ngày càng
nhiều (cung tăng).
- Sản lượng giảm (cung giảm) và giá tăng.
► Nhiệm vụ 3. Đọc các trường hợp và cho biết các nhân to ảnh hưởng đến
cung, cầu
a. Mục tiêu: HS nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu.
a. Nội dung: Đọc các trường hợp trong SGK trang 18 đế chỉ ra các nhân tổ ảnh
hưởng đến cung, cẩu.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS liên quan đến các nhân tổ ảnh hưởng đễn
cung, cầu.
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu câu HS làm việc nhóm, đọc các trường hợp trong
SGK để xác định các nhắn tổ ảnh hưởng đến cung, cầu.
-Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc các trường hợp trong SGK để thực hiện yêu cẩu.
-Tổ chức, điểu hành: GV mời một sổ HS đại diện nhóm trình bày; các HS còn
lại lắng nghe và nhận xét.
- Kết luận, đánh giá: GV kết luận.
Gợi ý trả lời:
Nhân tổ ảnh hưởng đến cung, cầu trong các trường hợp: công nghệ, giá các yếu
tổ đẩu vào, thị hiểu, thu nhập của người tiêu dùng.
► Nhiệm vụ 4. Đọc các trường hợp và phân tích vai trò của quan hệ cung -
cầu
a. Mục tiêu: HS phân tích được vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh
tế.
Nội dung: Đọc các trường hợp trong SGK trang 18 và thực hiện yêu cầu.
b.
c. sản phẩm: Cằu trả lời của nhóm HS về vai trò của quan hệ cung - cãu trong
nền kinh tế.
d. Tổ chức thực hiện:
-Giao nhiệm vụ: GVỵêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các trường hợp trong
SGKđể phân tích vai trò của quan hệ cung - cẩu.
-Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc các trường hợp trong SGKđểthực hiện yêu cầu.
-Tổ chức, điều hành: GV mời một sổ HS đại diện nhóm trình bày; các HS còn
lại lắng nghe và nhận xét.
- Kết luận, đánh giá: GV kết luận.
Gợi ý trà lời:
-Thị trường xuất khẩu hạn chế (cẩu giảm), doanh nghiệp nhựa chuyển sang tập
trung sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng như tấm, phiến, màng nhựa; sản phẩm
nhựa gia dụng; vải bạt (chuyền hướng sản xuất).
- Nhu cẩu hoa tăng, giá cao, anh H chuyển sang mua nến. Anh H lựa chọn hàng
hoá phù hợp với nhu cầu, mang lại kinh tể.
4.Hoạt động 4. Vận dụng
► Nhiệm vụ. Lựa chọn hàng hữá thiết yếu mà bản thân và gia đình thường
dùng hằng ngày để phân tích mối quan hệ cung - cầu của mặt hàng đó
a. Mục tiêu: HS phàn tích được mổi quan hệ cung - cầu trong nền kinh tể.
b. Nội dung: Phân tích mổi quan hệ cung - cẩu của mặt hàng mà bản thân và
gia đình thường dùng hằng ngày.
c. sản phẩm: Bài viết/ nói của HS liên quan đến quan hệ cung - cẩu.
d . Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cẩu HS làm việc nhóm để thực hiện sản phẩm.
-Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
-Tổ chức, điểu hành: Nhóm HS báo cáo sản phẩm.
- Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, góp ý vể sản phẩm của các nhóm HS và
tổng kết.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI HỌC
Qua bài kiểm tra, quan sát ý thức, thái độ của HS khi thực hiện nhiệm vụ, GV
đánh giá HS dựa trên các mức độ sau:
- Nêu được khái niệm cung, cẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cẩu.
- Phân tích được mổí quan hệ và vai trò của quan hệ cung - cẩu trong nền kinh
tế.
- Phân tích được quan hệ cung - cẩu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cụ
thể.
1. Hoàn thành tốt: HS nêu được đầy đủ các nội dung cãn đạt. Đánh giá HS ở
mức hoàn thành tổt khi có điểm sổ trên 7 điểm.
2. Hoàn thành: HS nêu được nội dung cẩn đạt nhưng chưa dãy đủ. Đánh giá
HSỞmức hoàn thành khi có điểm Sổ từ 5 đến 7 điểm.
3. Chưa hoàn thành: HS chưa nêu được các nội dung cần đạt. Đánh giá HS ở
mức chưa hoàn thành khi có điểm số dưới 5 điểm.

You might also like