You are on page 1of 3

Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện

nay

Phần mở đầu:

1. Đối tượng nghiên cứu

2. Phạm vi nghiên cứu

Phần nội dung:

1. Khái quát lý luận về cạnh tranh và độc quyền

1.1 Cạnh tranh

-Khái niệm: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế
về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa.

-2 loại cạnh tranh

+Cạnh tranh nội bộ: là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng 1 ngành hàng hóa.

+Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác
nhau

- Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:

+Tích cực

Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất

Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực

Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội

+Tiêu cực

Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh

Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội

Cạnh tranh không lành mạnh làm tổn hại phúc lợi xã hội

1.2 Độc quyền

-Khái niệm: Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sx và tiêu
thụ 1 số hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
-Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường

+Tích cực

Tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hđ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ
kỹ thuật

Làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền

Tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kt phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.

+Tiêu cực:

Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội

Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kt, xã hội

Khi độc quyền bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh
tế, xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo.

1.3 Quan hệ giữa độc quyền với cạnh tranh

-Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không tiêu thủ cạnh tranh.
Trái lại, độc quyền làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt hơn.

-Trong nền kinh tế thị trường tồn tại các loại cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền. Đó là:

+ Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc
quyền thường tìm cách để chi phối, thôn tính các doanh nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp
như: độc quyền mua nguyên liệu đầu vào; độc quyền phương tiện vận tải; độc quyền tín dụng… để có
thể loại bỏ các chủ thể yếu thế hơn ra khỏi thị trường.

+ Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại hình cạnh tranh này có nhiều hình thức:
cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành, kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc
bằng sự phá sản của một bên cạnh tranh; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên
quan với nhau về nguồn lực đầu vào

+ Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những doanh nghiệp tham gia các tổ chức độc
quyền cũng có thể cạnh tranh với nhau để giành lợi thế trong hệ thống. Các thành viên trong các tổ chức
độc quyền cũng có thể cạnh tranh nhau để chiếm tỷ lệ cổ phần khống chế, từ đó chiếm địa vị chi phối và
phân chia lợi ích có lợi hơn.

2. Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

2.1 Thực trạng cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước ta chưa nhất quán, chưa nhận
thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế nên chưa có quan điểm dứt khoát. Nhà nước
chưa có những quy định cụ thể, những cơ quan chuyên trách theo dõi giám sát các hành vi liên quan
đến cạnh tranh và độc quyền. Do đó mà thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam còn nhiều bất
cập

- Cạnh tranh bất bình đẳng: Các doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi như: ưu đãi về vốn
đầu tư, thuế,… tập trung trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng: điện, nước, dầu lửa, giao
thông vận tải…, còn các doanh nghiệp tư nhân không được coi trọng

-Cạnh tranh không lành mạnh: Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong hội, loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách ngăn cản không cho
tham gia hoạt động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động, tẩy chay không cung cấp sản phẩm
hoặc dịch vụ. Các doanh nghiệp thoả thuận với nhau phân chia thị trường làm sự lưu thông hàng hoá
trên thị trường bị gián đoạn, thị trường trong nước bị chia cắt. Sự câu kết giữa các doanh nghiệp dẫn tới
việc độc quyền một số mặt hàng trong một thời gian nhất định làm giá một số mặt hàng tăng cao.

-Độc quyền của một số công ty, tập đoàn: Với ưu thế độc quyền, nhiều công ty đã định ra những sản
phẩm mà họ sản xuất tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người kinh doanh với nhau trên thị trường

-Độc quyền tự nhiên: Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư
lớn mà lợi nhuận đem lại chậm và không đáng kể. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép
kín theo chiều dọc vừa thực hiện các khâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối. Do đó nên hạn chế cạnh
tranh hay dường như không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy các tổng công ty có thể đưa ra
những mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch
cao. Điều này làm cho người tiêu dùng mất nhiều chi phí hơn để sử dụng các hàng hoá dịch vụ trong khi
chất lượng không tương xứng

2.2 Giải pháp

-Ban hành chính sách cạnh tranh, luật cạnh tranh

-Đổi mới nhận thức về cạnh tranh

-Xây dựng cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát

-Cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích ứng dụng KH công nghệ

-Tái cơ cấu và kiểm soát độc quyền

-Thành lập hiệp hội người tiêu dùng

Phần kết luận:

-Trong nền kt thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền luôn cùng tồn tại song hành với nhau. Mức
độ khốc liệt của cạnh tranh và mức độ độc quyền hóa phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nền kinh
tế thị trường khác nhau. Là nước áp dụng quy luật cạnh tranh muộn, Việt Nam sẽ học hỏi và tiếp thu
được nhiều kinh nghiệm từ những nước đi trước để tìm ra lối đi thực sự phù hợp cho chính mình.

You might also like