You are on page 1of 2

Câu 10: Tổ chức độc quyền

1.K/n: Tổ chức độc quyền: là liên minh giữa các nhà TB lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc
SX và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó, nhằm mục đích kiểm soát thị trường, nguồn nguyên liệu
để thu lợi nhuận độc quyền cao.
2.Nguyên nhân: Đó là quá trình tích tụ và tập trung SX đến một mức độ cao sẽ dẫn đến hình thành
các tc đq bởi vì:
- Một mặt do tập trung SX nên trong mỗi ngành chỉ có một số ít XN kếch xù nắm đại bộ phận SX của
ngành đó nên chúng dễ dàng thoả thuận, liên minh với nhau.
- Mặt khác do các XN có quy mô lớn, có kĩ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, khó đánh bại
nhau, do đó dẫn đến khuynh hướng thỏa hiệp với nhau để nắm đq.
Các tc đq ban đầu lk với nhau với hình thức lk ngang, tức là lk trong nội bộ một ngành, nhg về sau
theo mlh dây chuyền, các tc đq phát triển theo lk dọc, đa ngành.
3.Các hình thức độc quyền cơ bản: Caten, Xanh đi ca, Tơ rớt, Công xóoc xiom.
- Cácten: Là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà TB thông qua hình thức ký hiệp nghị thoả
thuận với nhau về giá cả, về kỳ hạn trả tiền, về phân chia thị trường tiêu thụ, về sản lượng hàng
hoá… Các nhà TB vẫn độc lập với nhau trong việc SX và LT. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị,
nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Đây là hình thức ĐQ mang tính sơ khai, đơn
giản.
- Xanhđica: Đây là hình thức phát triển cao hơn, các nhà TB tham gia vào Xanhđica bầu ra một ban
quan trị điều hành việc mua bán, giá cả, thị trường. Các xí nghiệp tham gia Xanhđica vẫn giữ độc
lập về SX, chỉ mất độc lập về LT: mọi việc mua - bán do một ban quản trị chung đảm nhiệm. Mục
đích của Xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để bán hàng với giá đắt và mua nguyên liệu
với giá rẻ nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. 
-Tơrớt: Thực chất của Tơrớt là các công ty cổ phần, các nhà TB trở thành các cổ đông góp vốn và
thu lợi tức cổ phần. Việc SX và LT hàng hóa do ban quản trị và giám đốc điều hành. Người tham gia
vào Tơrớt mất hết độc lập cả trong SX lẫn trong LT. Họ trở thành cổ đông thu lợi nhuận theo số
lượng cổ phần. Đây là hình thức đánh dấu bước ngoặt của QHSX TBCN, sở hữu tư nhân chuyển
thành sở hữu tập thể.
- Côngxoócxiom : Là hình thức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền
trên, là sự liên minh, liên kết giữa các xí nghiệp của nhiều ngành khác nhau và có liên quan với
nhau về kinh tế và kỹ thuật, do một tập đoàn tài chính khống chế, điều hành. Thông thường đứng
đầu, điều hành một côngxoócxiom là một ngân hàng độc quyền lớn./

. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:


- Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc trưng kinh tế
cơ bản của CN đế quốc:
+ Khi bắt đầu chuyển sang CNTB- ĐQ thì hình thức thống trị là công ty cổ phần. Những liên minh
độc quyền này đầu tiên hình thành theo sự liên kết ngang ( cùng ngành) dưới hình thức: Cácten,
Xanhđica, Tờrớt.
+ Sau đó là sự liên kết dọc. Sự liên kết này không chỉ các xí nghiệp lớn mà cả các Xanhđica, Trớt
thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về kinh tế - kỹ thuật dẫn đến hình thành
các công ty độc quyền lớn như: Côngxoocxiom.
Nhưng từ giữa thế kỷ 20 đã phát triển lên một hình thức mới: liên kết đa ngành hình thành các công
ty lớn như: Cônglômêrát, Consơn thâu tóm nhiều công ty xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp
khác nhau.
Khái niệm: Tổ chức độc quyền là liên minh những nhà TB lớn để tập trung vào trong tay một phần
lớn (thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết
định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó.
- Vị trí, vai trò: Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức độc
quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền.
+ Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có sự chệnh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất:
* Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa bán ra.
* Họ định ra giá cả độc quyền thấp hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mua vào, qua đó
thu được lợi nhuận độc quyền.
Vậy giá cả độc quyền là: Giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + P độc quyền.
Nhưng giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng
dư, vì xét trên phạm vi toàn xã hội thì: Tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị; tổng số lợi nhuận vẫn bằng
tổng số giá trị thặng dư.
Do đó những gì mà độc quyền thu được cũng là cái mà tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, nhân dân lao
động ở các nước TB, thuộc địa mất đi.
Như vậy ta thấy: Độc quyền ra đời từ cạnh tranh và giữ vai trò thống trị, nhưng nó không thủ tiêu
được cạnh tranh; độc quyền và cạnh tranh tồn tại song song và thống nhất với nhau một cách biện
chứng. Tuy nhiên trong thời đại Đế quốc chủ nghĩa thì tính chất cạnh tranh khác hẳn thời kỳ tự do
cạnh tranh về mức độ và hình thức.

You might also like