You are on page 1of 2

VÌ SAO ĐỘC QUYỀN LÀM CHO CẠNH TRANH GAY GẮT HƠN ?

-Các nhà tư bản trong quá trình sản xuất đều muốn thu về cho mình nhiều thặng dư
nhất có thể, hay còn gọi là lợi nhuận
-Để thu được lợi nhuận, điều kiện cơ bản là hàng hóa bán ra phải nhỏ hơn hoặc
bằng giá trị xã hội của hàng hóa đó trên thị trường
+giá trị xã hội của mặt hàng được hiểu là giá cả từ công ty sản xuất mặt hàng
nào chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường
Ví dụ: công ty A chiếm 10% thị phần, B chiếm 20%, C chiếm 70%. Cả 3 cty cùng
sản xuất 1 loại bút. Thì giá bút sẽ mặc định là giá của công ty C sản xuất ra.

-Do đó, sự cạnh tranh của các tư bản để thu được nhiều lợi nhuận, mà các công ty
muốn thu được nhiều lợi nhuận họ phải tạo ra sản phẩm làm sao có giá cả nhỏ hơn
hoặc bằng giá trị xã hội của công ty chiếm thị phần lớn
CẠNH TRANH

 CUỘC CẠNH TRANH GAY GẮT HƠN Ở CHỖ:


-Nếu là thị trường bình thường, thị phần của các công ty ngang nhau thì giá
trị xã hội sẽ được quyết định bởi:
+sự lựa chọn của người tiêu dùng: người tiêu dùng chọn lựa nhiều sản
phẩm của công ty nào hơn thì công ty đó thu được nhiều lợi nhuận hơn
+sự chênh lệch của trình độ sản xuất: công ty nào cố gắng đầu tư nâng
cấp chất lượng sản phẩm và đầu tư trang thiết bị hiện đại thì sản phẩm sẽ có
năng suất cao
Cạnh tranh lúc này chỉ là công ty nào chiếm được sự yêu thích của khách
hàng và chịu đầu tư nâng cấp sản phẩm thì sẽ thu được nhiều thặng dư
- Trong cạnh tranh độc quyền, thì giá trị xã hội được quyết định bởi 1
công ty
+Độc quyền không phải 1 công ty độc chiếm cả 1 thị trường, mà là 1
công ty chiếm 1 phần rất lớn trong thị trường đó. Và hiển nhiên công ty đó
được quyết định giá trị xã hội, họ có thể dễ dàng lũng loạn thị trường:
+Nếu công ty đó muốn sản phẩm giá phải cao, thì giá trị xã hội cũng
sẽ cao lên theo  việc độc quyền gây biến động thị trường rất dễ
dàng
 Lúc này, buộc các công ty nhỏ hơn phải:
+ Gồng mình lên theo dõi thị trường và biến động của thị trường. Cố gắng nâng
cấp máy móc, trang thiết bị kĩ thuật, đào tạo nhân công giỏi có chuyên môn để
nâng cao năng suất, để sản phẩm tạo ra có giá cả nhỏ hơn giá trị xã hội của công ty
chiếm phần lớn thị trường  Thường xảy ra ở những công ty trung-lớn, bởi họ có
đủ vốn để nâng cấp và cải tạo máy móc
+ Liên kết các công ty để thành tập đoàn mới lớn hơn  Thường xảy ra ở các
công ty nhỏ.
Mặt khác, muốn trụ lại được lâu và thu lại được nhiều lợi nhuận thì phải mở rộng
thị trường của mình. NHƯNG, họ lại không thể cạnh tranh thị trường với các công
ty độc quyền (vì công ty độc quyền nhiều vốn hơn, mạnh hơn và đã có tên tuổi khá
vững trên thị trường)

Cạnh tranh xảy ra gay gắt hơn giữa các công ty nhỏ hơn
Mặt khác có thêm các loại cạnh tranh:
- Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền.
Công ty độc quyền sẽ làm mọi cách để duy trì ưu thế độc quyền của mình, Các tổ
chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thôn tính các xí nghiệp ngoài độc
quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công,
phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống... để đánh bại đốỉ thủ.
-Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh tranh này có
nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc
bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh giữa các tổ
chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật...
-Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham gia
cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành
tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với
nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi
nhuận có lợi hơn.

CẠNH TRANH GAY GẮT

You might also like