You are on page 1of 5

C4: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KTTT

I. Cạnh tranh ở cấp độ độc quyền trong nền KTTT


1) Độc quyền, độc quyền nhà nước và tác động của độc quyền
- Độc quyền: + sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn
+ có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ 1 số loại hàng
hóa
+ có khả năng định ra giá cả độc quyền -> thu lợi nhuận cao
Hay có thể hiểu độc quyền có nghĩa là “Đặc quyền chiếm giữa một mình”.
Trong thị trường chỉ có một cá nhân hay tổ chức nắm giữ, cung cấp một sản
phẩm, dịch vụ mà chỉ có duy nhất họ có và không có đối thủ cạnh tranh.
VD: Tại Việt Nam, chỉ có tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) được nắm
giữ hệ thống truyền tải điện. Điều này có nghĩa là các công ty điện lực khác
đều phải phụ thuộc vào EVN nếu muốn kinh doanh về mảng này.
- Nguyên nhân hình thành độc quyền: 3 nguyên nhân
+ Do sự phát triển của lực lượng sản xuất: Khoa học kĩ thuật ngày càng phát
triển:
- Đòi hỏi áp dụng kĩ thuật mới vào SX -> đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập
trung SX -> doanh nghiệp quy mô lớn
Do Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nên các doanh nghiệp buộc phải
ứng dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất. Và làm được điều đó họ cần
phải tập trung hơn vào sản xuất và tích tụ vốn từ sản xuất để có thể thay. Khi áp
dụng tiến bộ Khoa học thì nó sẽ cho ra 1 năng suất lớn hơn, khiến cho doanh
nghiệp đó ngày càng lớn mạnh hơn, tạo ra doanh nghiệp quy mô lớn.
VD:Đối Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những
nhiệm vụ kinh tế cơ bản như: phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Và vốn là một nhân tố
đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế. Thiếu vốn, nền kinh tế
không thể tăng trưởng được. Vì vậy, để nền kinh tế tăng trưởng cao thì nhu cầu
về vốn càng lớn và đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó. Vốn không chỉ
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo ngành và vùng
- Các ngành SX mới ra đời -> doanh nghiệp quy mô lớn
KH-KT phát triển không những kéo theo các yêu cầu trong doanh nghiệp mà
nó còn tạo ra các ngành SX mới. Cũng như yêu cầu áp dụng tiến bộ khoa học
thì các ngành SX mới này cũng cần có 1 nguồn vốn lớn để có thể SX tạo ra SP.
VD: Việc xuất hiện của động cơ điezen tạo ra dòng điện, nó có thể được gắn
trong tủ lạnh, máy khoan, máy bơm nước, quạt điện. Và để có thể tạo ra động
cơ điezen thì doanh nghiệp đó phải có được các bộ phận hay là các máy móc
chế tạo ra động cơ điezen. Không phải máy móc hay bộ phận nào cũng tạo ra
được động cơ điezen, vì thế nên doanh nghiệp đó phải bỏ vốn ra để có thể mua
những thứ cần thiết để có thể tạo ra động cơ điezen.
- Tăng năng suất lao động -> tăng khả năng tích lũy -> doanh nghiệp quy mô
lớn
Khi họ đã bỏ 1 nguồn vốn mới để theo kịp khoa học kĩ thuật ngày nay, thì họ
cũng cần phải lấy lại nguồn vốn đó. Do đó họ sẽ tăng NSLĐ để có thể sớm thu
hồi lại nguồn vốn đã bỏ ra. Sau khi lấy lại được nguồn vốn đã bỏ ra, họ sẽ tiếp
tục tích lũy nguồn vốn để sau này có thể bắt kịp KH-KT mà không phải lo lắng
về vấn đề gì.
- Dưới tác động của quy luật kte -> doanh nghiệp quy mô lớn
Có rất nhiều các loại quy luật khác nhau về kinh tế để phản ánh các đặc điểm
và bản chất của các yếu tố kinh tế từ đó chúng ta có thể hiểu hơn về quá trình
phát triển của nền kinh tế từng thời kì khác nhau. Và hiện nay các QLKTTT
hướng chúng ta đến việc tập trung SX theo quy mô lớn.
+ Do cạnh tranh: DN nhỏ và vừa phá sản, DN lớn bị suy yếu -> đẩy mạnh
việc tích tụ và SX.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phả sản sau khi cạnh tranh với các DN quy mô
lớn, nhưng đồng thời các DN quy mô lớn cũng bị suy yếu. Vì thể nên các DN
quy mô lớn phải đẩy mạnh việc tích tụ và tập trung sản xuất.
VD: trên thương trường đang đấu giá 1 mảnh đất có giá trị hiện nay và sau này,
vì thế các DN ai cũng muốn nó thuộc về mình. Họ sẽ đấu đá nhau để có thể
tranh được quyền sở hữu dù có phải bỏ ra bao nhiêu tiền vốn. Từ đó các DN
lớn sẽ giành lấy được, nhưng họ sẽ bị thiếu hụt nguồn vốn để xây dựng mảnh
đất đó. Vì thể họ sẽ bắt tay với 1 DN lớn khác để có thể xây dựng, phát triển nó
thành 1 khu công nghiệp hay du lịch và sau đó chia đều lợi nhuận với nhau.
+ Do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng
Như trong sách nói, do sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng kte năm 1873 đã
dẫn tới việc các DN vừa và nhỏ không còn trụ nổi và đã phá sản. Các DN lớn
tồn tại được và hình thành độc quyền.
- Độc quyền nhà nước: Là kiểu độc quyền trong đó nhà nước thực hiện nắm giữ
vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở
những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự
ổn định của chế độ chính trị xã hội ứng với điều kiện phát triển nhất định trong
các thời kỳ lịch sử
- Nguyên nhân hình thành ĐQNN trong nền KTTT TBCN: 4 nguyên nhân
+ Tích tụ và tập trung vốn lớn -> tập trung sản xuất cao -> kéo theo đòi hỏi về
sự điều tiết về sản xuất và phân phối.
Nguồn vốn và sản xuất tỉ lệ thuận với nhau, vậy nên nếu tích tụ và tập trung
được 1 nguồn vốn càng lớn thì tỉ lệ tập trung SX càng cao. Từ đó cũng sản sinh
ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi phải có sự điều tiết về sản xuất và phân
phối từ 1 trung tâm. Hay nói cách khác, thì sự phát triển hơn nữa của trình độ
xã hội hóa lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải
đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền sản xuất. Và để tránh có những mâu
thuẫn gay gắt với với chiếm hữu tư nhân TBCN, họ phải có 1 hình thức mớicủa
quan hệ sản xuất.

+ Phân công lao động xã hội phát triển -> xuất hiện 1 số ngành mới có vai trò
quan trọng -> vốn đầu tư lớn -> các doanh nghiệp không thể hay không muốn
đầu tư -> nhà nước đảm nhận phát triển.

+ Sự thống trị độc quyền của tư nhân -> mâu thuẫn giai cấp trong xã hội ->
nhà nước can thiệp -> đưa ra chính sách giải quyết mâu thuẫn

+ Xu hướng quốc tế hóa -> mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền quốc tế ->
nhà nước đứng ra giải quyết các mâu thuẫn quốc tế.

- Bản chất của ĐQNN trong TBCN:


Thực chất TBCN ĐQNN là TBCN ĐQ có sự can thiệp của nhà nước về kinh
tế. Hay nói là đây là sự kết hợp giữa nhà nước và các tổ chức TBCN độc quyền
về mặt kinh tế. Nhằm phục vụ lợi ích các tổ chức TBCN và duy trì phát triển
TBCN.
- Tác động:
Tích cực
+ Tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động
KH-KT,thúc đẩy sự tiến bộ kĩ thuật.

+ Tăng NSLĐ, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức độc quyền đó
VD: hãng điện thoại apple họ cho ra công nghệ cảm ứng điện dùng ở ip 2G mở
đầu mới cho ngành công nghệ smartphone, lúc đó họ chiếm độc quyền và bán
được hàng trong nước và ngoài nước, thu lại lợi nhuận từ bên ngoài.
+ Tạo sức mạnh kinh tế, thúc đẩy nên kinh tế phát triển theo hướng sản xuất
lớn hiện đại.

Tiêu cực
+ Gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội
VD: Việc Grab và Uber sát nhập sẽ thao túng được thị trường đi xe thông qua
các app ở các thành phố lớn, giảm cạnh tranh giữa 2 bên. Vì thế nên họ cũng sẽ
giảm các ưu đãi, giảm giá cho người tiêu dùng. Dẫn đến thiệt cho người tiêu
dùng.
+ Kìm hãm sự tiến bộ kĩ thuật, sự phát triển KT-XH
+Ngày càng tăng sự phân hóa giàu-nghèo
2) Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền
- Giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền
VD: là Burger King và McDonald’s. Cả hai đều là chuỗi thức ăn nhanh nhắm
đến một thị trường giống nhau và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự.
Hai công ty này đang tích cực cạnh tranh với nhau, cũng như vô số nhà hàng
khác, và tìm cách tạo sự khác biệt thông qua nhận diện thương hiệu, giá cả và
bằng cách cung cấp các gói đồ ăn và thức uống hơi khác nhau.
- Giữa các tổ chức độc quyền với nhau

- Trong nội bộ của các tổ chức độc quyền

HỆ LỤY KINH TẾ
- Hạn chế, kiểm soát mức sản xuất, mức đầu tư cải tiến kĩ thuật
- Nâng giá thu lợi nhuận độc quyền
- Sự phá sản của 1 số doanh nghiệp
- Dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc
- Không hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng như phân bố, dẫn đến tổn thất phúc lợi
nghiêm trọng
- Tài nguyên bị lãng phí
- Có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc quyền làm
cho sự tiếp cận với nền kte có quy mô bị hạn chế. Đồng thời có nhiều doanh
nghiệp tham gia dẫn đến quá nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng -> chi phí tìm
kiếm cao hơn
- Quảng cáo đánh lừa người tiêu dùng, và tiền quảng cảo sẽ được cộng vào giá
thành sản phẩm khiến giá sp tăng.
- Không có lợi nhuận siêu ngạnh, dẫn đến sự hạn chế đổi mới và đầu tư vào
nghiên cứu, phát triển
QUY LUẬT HÌNH THÀNH
- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thì cơ chế cạnh tranh tự do
chi phối toàn bộ nền kinh tế tư bản vì vậy tất cả các nhà tư bản dù có quy mô
lớn hay bé muốn tồn tại được trong môi trường cạnh tranh tự do muốn chiến
thắng được đối thủ trong cạnh tranh tự do thì bắt buộc phải tiến hành quá trình
tích tụ và tập trung tư bản. -> Khi nguồn tư bản đã đạt đến một trình độ nhất
định thì tất yếu sẽ dẫn đến quá trình tích tụ hay tập trung trong sản xuất, đó là
việc mở rộng quy mô sản xuất của các nhà tư bản theo hình thức là mở rộng tư
bản cá biệt hoặc tâp trung nhiều tư bản cá biệt.
- Khi quy mô sản xuất đạt đến một trình độ đủ lớn -> thì nó sẽ dẫn đến hình
thành các tổ chức độc quyền cũng với quy mộ từ nhỏ đến lớn. -> Sư hình thành
các tổ chức độc quyền đã phân tích được Lê Nin khẳng định đó là một quy luật
kinh tế mang tính khách quan, tồn tại trong lịch sử phát triển của tư bản
chủ nghĩa.

You might also like