You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG GDCD HỌC KÌ 1

Bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hóa
a. Khái niệm, nguyên nhân, mục đích của cạnh tranh:
- Khái niệm: là sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế khác nhau về mặt sản xuất, kinh
doanh hàng hóa nhằm giành nhiều lợi thế, lợi nhuận về cho mình.
- Nguyên nhân: tồn tại nhiều chủ thể kinh tế khác nhau với năng lực sản xuất, kinh
doanh khác nhau
- Mục đích: giành lợi nhuận nhiều nhất về mình được thể hiện ở các mặt:
 Nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất hàng hóa
 Ưu thế về khoa học, công nghệ
 Thị trường, nơi đầu tư, hợp đồng, và đơn hàng
 Chất lượng, giá cả hàng hóa, lắp đặt, và bảo hành.
b. Mặt tích cực, hạn chế của cạnh tranh: Mặt tích cực trội hơn
- Tích cực: động lực kinh tế để sản xuất, lưu thông hàng hóa
 Lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển, năng suất lao động
tăng
 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh kinh tế  Hội nhập
thị trường quốc tế
 Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước  Định hướng xã hội chủ
nghĩa
- Tiêu cực:
 Chạy theo lợi nhuận mù quáng, thiếu ý thức
 Dùng thủ đoạn phi pháp để giành khách hàng và lợi nhuận
 Khai thác quá mức nguồn lực tự nhiên gây ô nhiễm môi trường và mất cân
bằng sinh thái
 Đầu cơ, tích trữ hàng hóa khiến giá cả hàng hóa bị đội lên ảnh hưởng đến sản
xuất và đời sống
c. Trách nhiệm của công dân:
- Các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, kỉ cương,
không vi phạm pháp luật
- Nâng cao giáo dục, pháp luật để hướng tới sự phát triển kinh tế theo hướng tích cực
*Câu hỏi thêm:
-Trong nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh giữ vai trò?
-> Động lực kinh tế.
-hiểu thế nào là cạnh tranh lành mạnh và ko lành mạnh?
+cạnh tranh lành mạnh: đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức, kích thích kte thị trường phát
triển
+cạnh tranh ko lành mạnh: vi phạm pháp luật, làm rối loạn, kìm hãm phát triển của kte thị
trường
Bài 5. Cung cầu trong sản xuất hàng hóa
a. Khái niệm cung, cầu
- Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một khoảng thời
gian xác định, tương ứng với giá vả và thu nhập xác định.
*Ví dụ: Ông A muốn mua một chiếc ô tô nhưng chưa có đủ tiền để mua => chưa phải là cầu
Ông A muốn mua một chiếc ô tô và có đủ tiền mua ô tô => cầu xuất hiện
– Cung là lượng hàng hóa, dịch vụ có sẵn trên thị trường hoặc sẵn sàng để đưa ra thị
trường trong một khoảng thời gian xác định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản
xuất, và chi phí sản xuất nhất định
*Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự
biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên
ông mới bán.
b. Nội dung mối quan hệ cung cầu
- Nội dung khái quát quan hệ cung - cầu: Là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người
mua và người bán, người sản xuất và người tiêu dùng để quyết định giá cả và số
lượng hàng hóa, dịch vụ
 Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu:
- Cung – cầu tác động lẫn nhau.
 Khi cầu tăng  Sản xuất mở rộng  Cung tăng
 Khi cầu giảm  Sản xuất thu hẹp  Cầu giảm
- Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
 Khi cung lớn hơn cầu  Giá giảm
 Khi cung nhỏ hơn cầu  Giá tăng
 Khi cung bằng cầu  Giá ổn định
- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
 Khi giá tăng  Sản xuất mở rộng  Cung tăng
 Khi giá giảm  Sản xuất thu hẹp  Cung giảm
=> giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau
 Khi giá tăng -> cầu giảm
 Khi giá giảm -> cầu tăng
=> giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.
*Ví dụ:Khi nhu cầu tiêu dùng bia của người dân tăng cao vào dịp tết. Nhà máy bia Hà Nội đã
mở rộng sản xuất dẫn đến cung về bia tăng => Cung, cầu tác động lẫn nhau.
c. Vận dụng mối quan hệ cung cầu trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.
● Đối với Nhà nước:
- Nếu cung < cầu do khách quan: Nhà nước sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia để tăng
cung
- Nếu cung<cầu do đầu cơ tích trữ: Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để
điều tiế và xử lí kẻ đầu cơ tích trữ
*Ví dụ: Do cung vượt quá cầu, giá dưa hấu giảm mạnh liên tục trong thời gian rất dài làm cho
đời sống của người trồng dưa gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước đã hỗ trợ cho người nông
dân và tìm thị trường để xuất khẩu
● Đối với nhà sản xuất, kinh doanh:
- Mở rộng sản xuất khi cung<cầu, giá cả> giá trị
- Thu hẹp sản xuất khi cung>cầu, giá cả < giá trị
*Ví dụ: Giá cao su liên tục giảm mạnh trong nhiều năm liền nên anh X đã chuyển một phần
diện tích cao su sang cây ngắn ngày để đỡ thua lỗ và có chi phí nhanh.
 Đối với người tiêu dùng:
- Giảm mua khi cung<cầu, giá cả tăng
- Tăng mua khi cung>cầu, giá cả giảm

Bài 6. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


a. Khái niệm: là quá trình chuyển đổi cơ bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí
kinh tế - xã hội từ lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động
cùng với công nghệ, phương pháp, phương tiện tiên tiến nhằm tạo ra năng suất lao
động xã hội cao

b. Nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta


 Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất:
- Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội
- Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào các ngành kinh tế
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
 Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả
- Chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp lên cơ cấu 3 thành phần; công nghiệp,
nông nghiệp và dịch vụ
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, gắn liền với phát triển tri
thức
 Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến đến
xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa lên nền kinh tế quốc dân.
c. Con đường CNH, HĐH ở Việt Nam có gì khác so với con đường CNH, HĐH mà
thế giới đã đi qua?
 Nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn, vì thế không đi theo từng bước do sẽ bị lạc hậu
 Ta chọn rút kinh nghiệm từ những nước đi trước và công nghiệp hóa gắn liền với hiện
đại hóa để đi tắt, đón đầu, thực hiện các bước nhảy vọt để bắt kịp nước bạn.
 Ta cần bước nhảy vọt để chứng minh vị trí trên thị trường thế giới, tăng chất lượng cạnh
tranh kinh tế, chất lượng tăng trưởng và chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế
d. Tác dụng to lớn của sự nghiệp CNH, HĐH.
- Tạo tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội
- Tạo tiền để để củng cố mối quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tăng cường vai trò
của Nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân, nông dân, tri thức
- Tạo tiền đề để phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và
tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh
Bài 7. XD nền kinh tế nhiều thành phần
a. Khái niệm
- Khái niệm thành phần kinh tế: là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhất
định (chiếm đoạt, sử dụng, định đoạt) tư liệu sản xuất
b. Các thành phần kinh tế hiện nay ở nước ta:
- Kinh tế nhà nước:
+ Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất
+ Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
+ Bao gồm: các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo
hiểm nhà nước, các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào sản xuất
kinh doanh
- Kinh tế tập thể:
+ Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất
+ Hợp tác xã là đơn vị kinh tế nòng cốt
+ Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng kinh tế quốc dân.
- Kinh tế tư nhân:
+ Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
+ Đóng vai trò là động lực của nền kinh tế
+ Bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân
- Kinh tế tư bản nhà nước:
+ Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế
nhà nước và tư bản tư nhân trong hoặc ngoài nước thông qua các hình thức
hợp tác (hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh,…)
+ Giữ vai trò là hình thức kinh tế trung gian, hình thức kinh tế quá độ, là “cầu
nối” đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa ở nước ta
+ Có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
+ Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài
+ Quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng về đối tác
(cho phép thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta)
⇒ Các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lẫn nhau, góp phần khai thác
mọi nguồn lực để phát triển kinh tế.
c. Cơ sở để phân biệt các thành phần kinh tế: quyền sở hữu
d. Tính tất yếu khách quan:
- Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa, nước ta vẫn tồn tại nhiều thành phần kinh
tế cũ
- Đồng thời, trong quá trình xây dựng quan hệ sản xuất mới, nhiều thành phần kinh tế
mới xuất hiện
 Thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau
- Nước ta tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa từ xuất phát điểm rất thấp  Có nhiều
hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau
Bài 8: Chủ nghĩa xã hội:
a. Các đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa xã hội.
- Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dân chủ, văn minh
- Do nhân dân lao động làm chủ
- KT phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát
triển của lực lượng sản xuất.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người sống tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện.
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
b. Tính tất yếu khách quan của con đường đi lên CNXH:
- Hai hình thức quá độ:
+ Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH
+ Quá độ từ XH tiền TB lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN.
- Tính tất yếu đi lên CNXH:
+ Việc làm đúng đắn
+ Phù hợp với điều kiện lịch sử
+ Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
+ Phù hợp với xu thế của thời đại.
c. Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay.
- Chính trị: Vai trò lãnh đạo của ĐCS, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp. Nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Văn hóa: Tồn tại nhiều loại, khuynh hướng khác nhau, tồn tại tư tưởng lạc hậu, phản
động.
- Xã hội: Có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, đời sống các vùng chưa đều, tệ nạn xã
hội…
⇒ Những đặc điểm trên hiện nay đang tồn tại những có những cái tốt ta nên phát huy,
những yếu tố cổ, lạc hậu không phù hợp ta cần loại bỏ, để sớm đưa đất nước ta lên CNXH.

You might also like