You are on page 1of 10

Câu hỏi:

1. Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường? Các tác động
này đang biểu hiện như thế nào trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay?
Minh hoạ bằng ví dụ cụ thể?
2. Phân tích các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc
hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở Việt Nam?

Câu 1:
Cạnh tranh là gì: Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể
trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho
mình.
Đối tượng cạnh tranh: Cạnh tranh có thể diễn ra giữa người sản xuất với
người tiêu dùng, giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, hoặc giữa người sản
xuất với người sản xuất trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, cạnh tranh giữa
các quốc gia với nhau (cạnh tranh quốc tế) … nhằm giành giật những điều kiện
thuận về vốn, lao động, nguồn nguyên liệu, thị trường, nơi đầu tư có lợi…
Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt sản xuất xã hội và do đó làm cho
sự phân bố các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu nhất. Mục đích hoạt
động của các doanh nghiệp là nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, do đó họ sẽ đầu tư
vào nơi có lợi nhuận cao, tức là nguồn lực kinh tế của xã hội sẽ được chuyển đến
nơi mà chúng sẽ được sử dụng với hiệu quả cao nhất. Nếu cứ để cho các doanh
nghiệp kém hiệu quả hoạt động các nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong
khi hiệu quả xã hội đem lại không được cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị
hàng hóa tăng lên không cần thiết. Kích thích tiến bộ kỹ thuậtvà áp dụng công nghệ
mới vào sản xuất. Người sản xuất nào có kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ
thu được lợi nhuận siêu ngạch. Góp phần tạo nên cơ sở cho sự phân phối thu nhập
lần đầu. Người sản xuất nào có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao sẽ có thu nhập
cao; đồng thời thông qua cạnh tranh nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng.

1
Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong một ngành là sự cạnh tranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho
sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận cao nhất. Các doanh nghiệp họ
cạnh tranh nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành
nền giá trị thị trường của từng loại mặt hàng. Đó là giá trị của hàng hóa được tính
dựa vào điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội. Nếu như doanh nghiệp nào
mà có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn. Những
doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ thu được lợi
nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất.
Cạnh tranh giữa các ngành với nhau: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
sản xuất những mặt hàng khác nhau. Mục đích cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có
lợi hơn. Các doanh nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này qua ngành
khác. Cạnh tranh này dẫn dến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị
hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất

Tác động của cạnh tranh


Mặt tích cực: Tạo động lực thúc đẩy chủ thể sản xuất kinh doanh, buộc họ
phải luôn năng động, sáng tạo, nhạy bén, thường xuyên quan tâm tới cải tiến kỹ
thuật, áp dụng phương pháp công nghệ mới, nâng cao trình độ người lao động,
người quản lý, đồng thời chú trọng đến đời sống người lao động.
Mặt tiêu cực: Cạnh tranh không lành mạnh làm xuất hiện và phát triển các hình
thức lừa đảo, đầu cơ, làm hàng giả, trốn lậu thuế, ăn cắp bản quyền, mua chuộc, hối lộ,
tung tin phá hoại uy tín đối thủ; chạy theo lợi nhuận và lợi ích riêng dễ làm cho các
nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường sinh thái bị ô nhiễm…;
làm cho mất cân đối lớn của nền kinh tế, dẫn đến khủng hoảng, thất nghiệp, lạm
phát và làm gia tăng sự phân hóa giàu - nghèo, bất công xã hội…

2
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
a) Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng
Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước với
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, giữa các doanh nghiệp
trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhiều ở nước ngoài. Các doanh
nghiệp của nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: các ưu đãi về
vốn đầu tư, thuế, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ … Ngoài ra các doanh nghiệp này
còn tập trung trong tay một lượng khá lớn các ngành nghề quan trọng: điện, nước,
than, dầu lửa, bưu chính viễn thông …. Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động
theo một quy chế riêng, không được ưu đãi của nhà nước. Điều này gây ra một thiệt
hại rất lớn về kinh tế bởi về một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả chây ì
trông chời vào nhà nước đã gây ra lãng phí nguồn lực của xã hội, trong khi các công
ty tư nhân hoạt động năng nổ và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó có nhưng quy định
không hợp lý trong hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài gây nên sự e ngại
về đầu tư vào nhà nước ta.
b) Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận của
mình mà không phải vấp những khó khăn cản trở nào. Do đó mà có những hành vi
hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp. Hiện nay, có một số doanh nghiệp thông
đồng cấu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh tranh các doanh nghiệp trong hội, để từ
đó mà loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách ngăn cản không cho các doanh
nghiệp đó tham gia hoạt động kinh doanh và hạn chế việc hoạt dộng, tẩy chay
không cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chèn ép các doanh nghiệp vào tường buộc
ép phải phá sản. Hành vi lạm dụng ưu thế của chính doanh nghiệp để chi phối cả thị
trường. Hành vi này xuất phát từ một số tổng công ty lớn độc quyền hoặc các công
ty lớn có khả năng chi phối cả thị trường. Họ dựa vào thế mạnh của bản thân mà sử
dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ cạnh tranh nhằm
thao túng thị trường cho của riêng mình. Với sức mạnh độc quyền các công ty áp
đặt giá cả độc quyền , độc quyền mua thì mua với giá thấp hoặc cực thấp so với thị
trường và bán với giá cao để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao.Nạn làm hàng giả
hàng nhái hàng kém chất lược được tung ra thị trường. Việc làm hàng giả hàng nhái
bán trên thị trường sẽ gây thiệt hại cho cả người tiêu dung lẫn những doanh nghiệp
làm ăn chân chính. Không những gây thiệt hại về doanh số hàng tiêu thụ của doanh

3
nghiệp mà còn làm mất uy tín của doanh nghiệp, công ty. Các hình thức quảng cáo
gian dối thổi phồng ưu điểm hàng hóa của mình và làm giảm ưu điểm các hàng hóa
khác cùng loại rồi đưa ra những mức giá cao so với mức giá thực tế của sản phẩm.
Điều này có thể gây thiệt hại cho chính người tiêu thụ và những doanh nghiệp sản
xuất chân chính.

c) Thực tại
Hiện nay, nước ta đang ra sức càn quét triệt để những hàng dựng, hàng kém
chất lượng, những hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất sứ như: theo báo TuổiTrẻ có
viết “Ngày 17-3, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) chỉ đạo tổ 368 phối hợp với
Cục QLTT Nam Định và PC03, Công an tỉnh Nam Định triệt phá thành công một
kho hàng giả nhiều nhãn hiệu như Hermès, LV, Chanel. Lực lượng quản lý thị
trường phải dùng tới 10 xe 3,5 tấn mới di chuyển hết số hàng vi phạm. Ước tính
20.000 - 30.000 sản phẩm nhái nhãn hiệu Hermès, LV, Chanel... đã bị thu giữ.”
Việc hàng nhái, hàng kém chất lượng còn trôi nổi ở trên thị trường nước ta đã gây
ảnh hưởng xấu đến với các thương hiệu lớn đến từ nước ngoài như LV là một
thương hiệu thời trang nổi tiếng của Pháp, công ty này có tầm ảnh hưởng rất lớn
trên toàn thế giới. Việc hàng nhái hàng kém chất lượng được tiêu thụ trên thị trường
Việt Nam đã gây ảnh hưởng tổn thất rất nặng nề. Thứ nhất, ảnh hưởng xấu đến
chính nguồn tiêu thụ của doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây ảnh hưởng xấu đến
chính đất nước. Thứ hai, gây hại cho chính người sử dụng. Khi hàng nhái xuất hiện
sẽ làm sai lệch giá trị vốn có của nhãn hàng. Việc hàng nhái còn lưu hành sản phẩm
trên thị trường sẽ làm người tiêu dùng đánh giá sai về chất lượng của đồ dùng chính
hãng. Việc làm giả những thương hiệu nổi tiếng sẽ khiến họ mất đi khách hàng,
người dùng hiểu lầm, từ đó mà quay lưng với nhãn hàng với độ uy tín cũng sẽ giảm
đi vài phần. Những thương hiệu đó không thể bảo vệ được hình ảnh và những sản
phẩm độc quyền là một tổn thất lớn 

Hay như trong thị trường nước ta đang có tình trạng nhiều trường hợp quảng
cáo các thực phẩm chức năng không đúng với sự thật, họ thổi phồng chức năng gây
ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho người sử dụng. Báo Hà Nội mới có viết: “Từ cuối
tháng 4-2020 đến ngày 8-5-2020, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát hiện và
xử lý vi phạm gần 10 sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe

4
được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, lừa dối người tiêu dùng. Những sản phẩm
này được quảng cáo trên các trang web, mạng xã hội như “thần dược” điều trị khỏi
một số bệnh: Đái tháo đường, tim mạch, xương khớp, thậm chí tiêu diệt được cả vi
rút SARS-CoV-2, tăng sức đề kháng của cơ thể…” Trong thời gian qua, cơ quan
chức năng nhà nước ta đã tiến hành xử lý nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng website,
mạng xã hội quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng của các sản phẩm thực
phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thuốc điều trị bệnh. Mặc dù chưa
có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu với Covid-19, nhưng một
số loại thực phẩm chức năng lại quảng cáo tiêu diệt vi rút SARS-CoV-2. Thậm chí,
để nâng cao uy tín cho sản phẩm, có những đơn vị quảng cáo đã “mượn” hình ảnh
bác sĩ, nhân viên y tế, hay bệnh viện, nghệ sĩ có danh tiếng để tư vấn, quảng cáo sản
phẩm cho họ.Điều này đã gây nên ảnh hưởng rất to lớn cho chính những người bác
sĩ hay người nghệ sĩ bị họ lấy hình ảnh ra quảng bá mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
người sử dụng.Họ lợi dụng trong thời điểm nhạy cảm nhất cả nước trong khi cả
nước đồng lòng chống lại dịch bệnh Covid-19 ( một căn bệnh rất nguy hiểm đến sức
khỏe con người) vậy mà lại lợi dụng thời điểm đó để họ quảng bá thổi phồng thực
phẩm chức năng của họ không đúng sự thật để cạnh tranh với với các hàng hóa khác
cùng loại.

Câu 2:
Khái niệm: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản
toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, quản lý kinh tế -xã hội từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng
với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và tiến bộ khoa học–công nghệ, tạo ra năng suất xã hội cao.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có hai đặc trưng chủ yếu:
Một là, thời gian cho một phát minh mới khoa học - công nghệ ra đời thay thế cho
phát minh cũ có xu hướng rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng vào sản xuất và đời
sống ngày càng mở rộng. Vì vậy, đòi hỏi cần được kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược
phát triển khoa học - công nghệ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Hai
là, khoa học - công nghệ đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp bao gồm
cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn...) do con người tạo ra và thông

5
qua con người tác động trở lại đời sống kinh tế - xã hội... Vì vậy, đòi hỏi cần phải
có chính sách đầu tư cho khoa học - công nghệ một cách thích ứng...

Điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta:
Thuận lợi: Bước vào thời kì đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất
nước ta có nhiều thuận lợi. Trên thế giới, cách mạng khoa học- công nghệ đang phát
triển nhanh với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Đây là một thời cơ thuận lợi
cho phép chúng ta khai thác được những yếu tố nguồn lực bên ngoài như là vốn,
công nghệ, thị trường… và những nguồn lực bên trong của nhà nước có hiệu quả,
thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa một cách rút ngắn, kết hợp các bước đi tuần
tự với nhảy vọt vừa tăng tốc vừa chạy trước đón đầu xu thế. Là nước tiến hành công
nghiệp hóa- hiện đại hóa đi sau nên chúng ta có lợi thế của người đi sau. Không
những có thể tiếp nhận những công nghệ hiện đại mà còn rút được những công nghệ
hiện đại mà còn rút ra được nhiều bài học của các nước đi trước đặc biệt hiện thắng
lợi công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa của đất nước gặp cũng không ít những khó khăn. Bối cảnh quốc tế và khu vực
vừa tạo thời cơ thuận lợi vừa đặt ra những thử thách, nguy cơ. Đặc biệt là nguy cơ
tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thử thách to lớn và
gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp lại phải đi lên trong quá trình cạch tranh
quyết liệt. Hơn nữa, nước ta nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Biển
Đông nơi đang có những diễn biến phức tạp, nơi đang tiềm ẩn một số những nguyên
tố có thể gây mất ổn định. Quản lý kinh tế-xã hội còn nhiều yếu kém, thủ tục hành
chính còn rườm rà , bộ máy hành chính còn quá cồng kềnh kém hiệu quả,có ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đến việc thu hút đầu
tư, chuyển giao công nghệ.Đặc biệt nhất là quan chức tham nhũng suy thoái phẩm
chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, Đẳng viên làm cho chủ trương và chính sách
của Đẳng và nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn tới lệch hướng. Do điểm xuất phát
của nước ta quá thấp bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa khả năng huy động
vốn cho quá trình này rất bị hạn chế mà vốn là chìa khóa để mở cánh cửa, là điều
kiện hàng đầu để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa. Hiện nay, trong tổng số
vốn dùng để đầu tư xây dựng cơ bản Nhà nước thì vốn nhà nước chỉ có 25% và
75% vốn còn lại là vay nước ngoài. Quản lý và sử dụng kém hiệu quả cùng với

6
tham nhũng sẽ là nguy cơ khánh nặng nợ nần lớn lên và khả năng trả nợ ngày càng
khó khăn. Nước ta, một nước bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa được tiến hành trong điều kiện thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật diễn ra xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa. Trong hoàn cảnh đó
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở nước ta phải bảo gồm cả cơ khí hóa hiện đại
hóa, coi đó là “then chốt” và coi khoa học-công nghệ là “động lực” tăng trưởng và
phát triển bền vững.
Thứ nhất, điều kiện về vốn. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật ngày một hiện đại, đòi hỏi phải có nhiều vốn trong nước và
ngoài nước, đặc biệt nhất nguồn vốn bên ngoài là quan trọng. Nguồn vốn bên trong
hình thành bởi: vốn tích lũy từ ngân sách, vốn tích lũy từ các doanh nghiệp…. Con
đường cơ bản để giải quyết những vấn đề tích lũy vốn trong nước là tăng năng suất
lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp lý hóa sản
xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đang có của đất nước, thực
hiện tiết kiệm. Nguồn vốn bên ngoài được huy động từ các nước trên thế giới dưới
nhiều hình thức khác nhau như vốn viện trợ của các nước, các tổ chức kinh tế - xã
hội; vốn vay ngắn hạn, dài hạn với các mức lãi suất khác nhau của các nước và các
tổ chức kinh tế, vốn đầu tư của nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh, liên
doanh liên kết... Biện pháp để tận dụng và thu hút vốn bên ngoài là đẩy mạnh, mở
rộng các hình thức hợp tác quốc tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà sản
xuất kinh doanh nước ngoài, tranh thủ mọi sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, vay
vốn ở các nước.Ở nước ta hiện nay,nguồn vốn trong nước còn hạn chế phải vì thế
phải tận dụng khai thác nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên, việc tạo nguồn vốn phải
gắn chặt chẽ và quản lý có hiệu quả sử dụng tốt khai thác tối đa khả năng vốn có.
Thứ hai, điều kiện về công nghệ. Công nghệ giữ vai trò quan trọng trong
phát triển rút ngắn. Kinh nghiệm của một số quốc gia thực hiện phát triển rút ngắn
cho thấy, việc xác định một chiến lược phát triển công nghệ hợp lý sẽ cho phép tận
dụng được hình thức công nghệ tiên tiến của thế giới kết hợp với công nghệ truyền
thống sẵn có để khai thác phát huy các nguồn lực phát triển. Trong thời đại công
nghệ tin học ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước
ta không chỉ đơn giản là biến Việt Nam từ nước nông nghiệp thành nước công
nghiệp, mà quá trình đó phải bao hàm cả bước chuyển nhảy tắt lên xã hội thông tin.
Vì vậy, trong chiến lược phát triển công nghệ phải chú ý tới cả việc phát triển công
nghệ cao lẫn công nghệ truyền thống, trong đó xu hướng tăng lên của loại hình công

7
nghệ cao cần được ưu tiên. Làm sao để có được công nghệ cao hiện đại trong khi
nguồn vốn có hạn là một thách thức lớn đối với chúng ta hiện nay. Nếu không tiếp
cận được công nghệ cao hiện đại thì khó có thể nói đến sự phát triển rút ngắn. Để
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cần chú trọng nhiều hơn nữa
đến việc nâng cao trình độ công nghệ sản xuất. Thực tiễn phát triển của thế giới cho
thấy, cần phải nhanh chóng chuyển từ giai đoạn nhập khẩu - cải tiến công nghệ,
sang giai đoạn nghiên cứu sáng chế công nghệ. Có như vậy mới góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh của đất nước từ đó tạo cơ sở cho phát triển bền vững. Đó là
những vấn đề chính sách rất cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng để giải quyết.
Điều này xuất phát từ vai trò của công nghệ đối với quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Thứ ba, điều kiện về nguồn lực con người. Trong mọi thời đại con người
luôn là nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng. Con người có sức khỏe, có trình độ thì sẽ
đưa lại năng suất lao động cao. Năng suất chính là cái quyết định sự thắng lợi của
loại hình tổ chức kinh tế - xã hội mới. Trong nền kinh tế thị trường cùng với đội ngũ
lao động có sức khỏe nhiệt tình, cần có đội ngũ những chuyên gia kinh doanh giỏi.
Để có nền kỹ thuật công nghệ tiên tiến cần có sự đầu tư nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ
khoa học - kỹ thuật giỏi. Chính họ sẽ là người tiếp thu, ứng dụng thành tựu của thế
giới vào chính quốc gia mình, và cũng chính họ sẽ đề xuất, xây dựng những quy
trình công nghệ mới cho phép tăng nhanh năng suất, rút ngắn các bước đi trong tiến
trình phát triển. Thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay là số lượng đông
nhưng chất lượng không cao, thể hiện là tay nghề thấp, chưa có tác phong công
nghiệp, chưa có những tổng công trình sư, kỹ sư, nhà khoa học thật sự giỏi, chưa có
những chuyên gia giỏi, chưa có những nhà tư vấn, nhà tham mưu giỏi… Báo chí
nước ngoài bình luận người Việt Nam khá thông minh, rất nhanh nhạy trong việc
nắm bắt và tiếp thu cái mới. Tiếc rằng, chúng ta lại chưa được khai thác đầy đủ, đào
tạo chưa bài bản, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực và ảnh hưởng đến quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng và đến sự phát triển kinh tế
- xã hội Việt Nam nói chung.
Thứ tư, về thị trường. Chúng ta biết rằng, không thể phát triển nền kinh tế
hàng hóa khi thiếu thị trường bởi thị trường là một yếu tố quan trọng quyết định đến
sự sống còn của cả quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đối với các nước đang
phát triển, thị trường không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hóa mà còn là nơi tiếp cận
nguồn vốn, lao động và công nghệ… Vì vậy muốn phát triển nhanh thì không thể

8
không mở rộng thị trường, tham gia hội nhập quốc tế. Dù quan hệ quốc tế ở nước ta
đang được mở rộng nhưng việc thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường của
hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Đó là do chất lượng
hàng hóa, dịch vụ còn hạn chế, công tác xúc tiến thương mại cũng chưa thực sự bài
bản và nguồn lực hạn chế, công tác đăng ký bản quyền hàng hóa đôi khi chưa kịp
thời làm giảm năng lực cạnh tranh và mất thị phần… Đó cũng là những vấn đề cần
có hướng chính sách thúc đẩy giải quyết nhằm mở rộng thị trường đáp ứng yêu cầu
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ra.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDH/Attachments/2729/GT
%20h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Kinh%20t%E1%BA%BF
%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20MNL%20(K)%20Tr101-
%20Tr182.pdf
2. https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Tieu-luan-Canh-tranh-trong-nen-
Kinh-te-thi-truong-10857/
3. https://tuoitre.vn/triet-pha-kho-hang-gia-hieu-hermes-lv-chanel-khung-10-
xe-3-5-tan-moi-cho-het-20210317211725611.htm
4. https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/967037/dep-loan-quang-cao-thuc-
pham-chuc-nang-sai-su-that
5. https://khotrithucso.com/doc/p/dieu-kien-de-thuc-hien-cong-nghiep-hoa-
hien-dai-hoa-o-nuoc-64925
6. https://tcnn.vn/news/detail/18549/
Cac_dieu_kien_cong_nghiep_hoa_rut_ngan_trong_qua_trinh_di_len_chu_n
ghia_xa_hoi_bo_qua_che_do_tu_banall.html

10

You might also like