You are on page 1of 12

TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2022 – 2023 MÔN HÓA HỌC 12

A. LÝ THUYẾT
Chương 1: Este - lipit
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este.
- Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá).
- Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.
- Ứng dụng của một số este tiêu biểu.
- Khái niệm và phân loại lipit.
- Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học, (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo
lỏng), ứng dụng của chất béo.
- Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Este no, mạch hở, đơn chức, có công thức tổng quát dạng
A. CnH2nO4 (n≥2). B. CnH2nO2 (n≥2). C. CnH2n+2O2 (n≥2). D. CnH2nO (n≥2).
Câu 2: Phản ứng giữa ancol và axit cacboxylic (xt H2SO4 đặc,t ) tạo thành este có tên gọi là
0

A. phản ứng trung hòa B. phản ứng ngưng tụ


C. phản ứng este hóa D. phản ứng kết hợp
Câu 3: Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm khi đun nóng được gọi là
A. phản ứng xà phòng hoá B. phản ứng hiđrát hoá
C. phản ứng crackinh D. sự lên men
Câu 4: Phản ứng este hoá giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành sản phẩm có tên gọi là
A. metyl axetat B. axyl etylat C. etyl axetat D. axetyl etylat
Câu 5: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOH. B. HO-C2H4-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 8: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 9: Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 10: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 11: Propyl fomat được điều chế từ
A. axit fomic và ancol metylic. B. axit fomic và ancol propylic.
C. axit axetic và ancol propylic. D. axit propionic và ancol metylic.
Câu 12: Thuỷ phân hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dd NaOH đun nóng, sau phản ứng ta thu được
A. 1 muối và 1 ancol. B. 1 muối và 2 ancol.
C. 2 muối và 1 ancol. D. 2 muối và 2 ancol.
Câu 13: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có
công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
A. C2H5COOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. HCOOC3H7.
Câu 14: Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần?
A. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH. B. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH.
1/12
C. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5. D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5.
Câu 15: Chất không phải axit béo là
A. axit axetic. B. axit stearic. C. axit oleic. D. axit panmitic.
Câu 16: Khái niệm về chất béo
A. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. B. Chất béo là este của axit no đơn chức và rượu.
C. Chất béo là este của glixerol với rượu đơn chức. D. Chất béo là este của ancol etylic với axit béo.
Câu 17: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 18: Khi thuỷ phân trong môi trường axit tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 19: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein B. tristearin C. tripanmitin D. stearic
Câu 20: Để chuyển hóa chất béo lỏng (dầu) thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
A. xà phòng hóa. B. làm lạnh C. hiđro hóa (có xúc tác Ni) D. cô cạn ở nhiệt độ cao
Câu 21. Khi thủy phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được
A. glixerol. B. axit oleic. C. axit panmitic. D. axit stearic.
Câu 22: So với các axit, ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi
A. cao hơn do khối lượng phân tử của este lớn hơn nhiều.
B. cao hơn do giữa các phân tử este có liên kết hiđro bền vững.
C. thấp hơn do giữa các phân tử este không tồn tại liên kết hiđro.
D. thấp hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều.
Câu 23: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
B. Este chỉ bị thủy phân trong môi trường axit.
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng este hóa.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đặc điểm của phản ứng este hóa là phản ứng một chiều.
B. Đặc điểm của phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
C. Trong phản ứng este hóa, axit sunfuric đặc vừa đóng vai trò là chất xúc tác vừa có tác dụng hút nước.
D. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng este hóa, người ta có thể lấy dư ancol hoặc axit tham gia phản ứng.
Câu 25: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng
A. nước và quỳ tím B. nước và dung dịch NaOH
C. dung dịch NaOH D. nước brom
Câu 26: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và
Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là
A. metyl propionat. B. propyl fomat. C. ancol etylic. D. etyl axetat.
Câu 27: Cho chuỗi biến đổi sau: C2H2  X  Y  Z  CH3COOC2H5 . X, Y, Z lần lượt là
A. C2H4, CH3COOH, C2H5OH B. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH
C. CH3CHO, C2H4, C2H5OH D. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH
Câu 28: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy
tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 29: Có bao nhiêu cặp chất cho sau đây có xảy ra phản ứng hóa học
(CH3COOCH3 + Na) ; (CH3COOCH=CH2 + dd Br2) ; (HCOOCH3 + O2, to); (CH3COOCH3 + NaOH).
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
2/12
Câu 30: Chất béo nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?
A. (C15H31COO)3C3H5 B. (C17H31COO)3C3H5
C. C15H31COOC3H5(OOCC17H35)2 D. (C17H35COO)3C3H5
Câu 31: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo
ra tối đa là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 32: Cho sơ đồ chuyển hoá
 HCl
 H 2 du ( Ni ,t )  NaOH du ,t
 Y   Z. Tên của Z là
0

Triolein   X 


0

A. axit stearic. B. axit panmitic. C. axit oleic. D. axit linoleic


Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
a. Chất béo thuộc hợp chất este
b. Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước
c. Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước do chúng không tạo được liên kết hidro với nước và
nhẹ hơn nước
d. Khi đun chất béo lỏng trong nồi hấp rồi sục dòng khí hidro vào (có xúc tác Ni) thì chúng chuyển thành chất
béo rắn
e. Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử
Những phát biểu đúng là
A. a, d, e B. a, b, d C. a, c, d, e D. a,b, c, d, e
Câu 35: Cho các phản ứng sau:
(1) CH3 COOC2 H5 + NaOH  to 

(2) HCOOCH=CH2 + NaOH  to 

(3) C6 H5 COOCH3 + NaOH  to 

(4) HCOOC6 H5 + NaOH  to 

(5) CH3 OCOCH=CH2 + NaOH  to 

(6) C6 H5 COOCH=CH2 + NaOH  to 

Trong số các phản ứng đó, có bao nhiêu phản ứng mà sản phẩm thu được chứa ancol?
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 36: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa
đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
A. Etyl fomat B. Etyl axetat C. Etyl propionat D. Propyl axetat
Câu 37: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên
gọi của este là
A. propyl axetat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. metyl fomat.
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của
este là
A. C4H8O4 B. C4H8O2 C. C2H4O2 D. C3H6O2
Câu 39: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 3,28 gam. B. 8,56 gam. C. 8,2 gam. D. 10,4 gam.
3/12
Câu 40: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng
thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 50% B. 62,5% C. 55% D. 75%
Câu 41: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch
NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 400 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 200 ml.
Câu 42 : Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A, B cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M thu
được 6,8 gam muối duy nhất và 4,04 gam hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng liên tiếp nhau. Công thức cấu tạo của 2
este là
A. HCOOCH3 và HCOOC2H5 B. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5
C. C2H3COOCH3 và C2H3COOC2H5 D. HCOOC2H5 và HCOOC3H7
Câu 43: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam. B. 18,38 gam. C. 18,24 gam. D. 17,80 gam.
Câu 44: Hiđro hóa hoàn toàn m gam triolein thì thu được 89 gam tristearin. Giá trị của m là
A. 48,8. B. 88,4. C. 84,8. D. 88,9.
Câu 45: Cho 13,6 gam phenylaxetat tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 12,2 gam B. 16,2 gam C. 19,8 gam D. 23,8 gam
Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O.
Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối.
Giá trị của b là
A. 40,40 B. 31,92 C. 36,72 D. 35,60
Câu 47: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ. thu được glixerol và m gam hỗn
hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng
tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 20,15. B. 20,60. C. 23,35. D. 22,15.
Câu 48: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có
nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học,
chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn
hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và
khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O.
Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
A. 38,76%. B. 40,82%. C. 34,01%. D. 29,25%.
Câu 49: Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được
tạo thành từ ancol Y và axit cacboxyl Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4
đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Trong X có ba nhóm –CH3.
B. Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom.
C. Chất Y là ancol etylic.
D. Phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
Câu 50: Hỗn hợp X gồm phenyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat và etyl phenyl oxalat. Thủy phân hoàn toàn
36,9 gam X trong dung dịch NaOH (dư, đun nóng), có 0,4 mol NaOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối
và 10,9 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Giá trị
của m là
A. 40,2. B. 49,3. C. 42,0. D. 38,4.

4/12
TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Năm học 2022 – 2023 MÔN HÓA HỌC 11
A. LÝ THUYẾT
Chương 1: Sự điện li
- Sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.
- Axit, bazơ và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.
- Tích số ion của nước, pH, môi trường của dung dịch.
- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
B. BÀI TẬP
I. Toàn bộ bài tập trong SGK
II. Một số dạng bài tập tiêu biểu:
 Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái
nóng chảy.
D. Sự điện li là quá trình oxi hóa - khử.
Câu 2. Chất nào sau đây là chất điện li?
A. Tinh bột B. cacbon monooxit C. axit sunfuric D. glucozơ
Câu 3. Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, CuSO4, H3PO4, Al(OH)3. Các chất điện li yếu là:
A. H2O, NaCl, CH3COOH, Al(OH)3 B. Al(OH)3, CH3COOH, H2O, CuSO4
C. H2O, CH3COOH, Al(OH)3, H3PO4 D. H2O, CH3COOH, NaOH, CuSO4
Câu 4. Trong dung dịch H3PO4 có bao nhiêu loại ion khác nhau?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 5. Với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,01 M thì nồng độ mol của ion H+ có giá trị nào sau đây?
A. Bằng 0,01 M B. Không xác định được
C. Lớn hơn 0,01M D. Nhỏ hơn 0,01M
Câu 6. Cho các chất: HCl, H2O, HNO3, HF, HNO2, KNO3, C2H5OH, CH3COOH, H2S, Ba(OH)2. Số chất thuộc
loại điện li yếu là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 7. Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 8. Một dung dịch có [OH-]= 5.10-10 M. Môi trường của dd là
A. axit B. trung tính C. bazơ D. không xác định được.
Câu 9. Trong số các dung dịch có cùng nồng độ dưới đây, dung dịch chất nào có giá trị pH nhỏ nhất?
A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4. D. Ba(OH)2.
Câu 10. Phát biều nào sau đây không đúng?
A. Môi trường kiềm có pH < 7. B. Môi trường kiềm có pH > 7.
C. Môi trường trung tính có pH = 7. D. Môi trường axit có pH < 7.
Câu 11. Chọn biểu thức đúng?
A. [H+]. [OH-] =1 B. [H+] + [OH-] = 14
+ - -14
C. [H ].[OH ] = 10 D. [H+].[OH-] = 10-7
Câu 12. Dung dịch NaHSO3 tồn tại phân tử và ion nào:
A. H2O, NaHSO4, HSO4-, Na+. B. H2O, HSO3-, Na+, H+, SO32-.
+ -
C. H2O, Na , HSO4 . D. H2O, Na+, H+, SO42-.
Câu 13. Trong các dung dịch sau: KOH, NaOH đặc, HCl, AlCl3, H2SO4. Số dung dịch làm cho phenolphtalein
chuyển sang màu hồng là:
A. 2 B. 1 C. 5 D. 3
5/12
Câu 14. Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?
A. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm. B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.
C. Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh. D. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.
Câu 15. Phản ứng giữa các chất nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn?
(1) HCl + NaOH (2) CaCl2 + Na2CO3 (3) CaCO3 + HCl
(4) Ca(NO3)2 +K2CO3 (5) CaO + HCl (6) Ba(OH)2 + H2SO4
A. (2), (3) B. (2), (3), (4), (5), (6) C. (2), (4) D. (4), (5), (6)
Câu 16. Dãy ion nào sau đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. K+, Na+, NH4+, SO42-, Cl- B. Na+, Ba2+, Mg2+, Cl-, NO3-
B. Na+, NH4+, H+, NO3-, CO32- D. K+, Mg2+, Na+, Cl-, NO3-
-
Câu 17. Phương trình ion rút gọn Cu + 2OH
2+
Cu(OH)2↓ tương ứng với phản ứng nào sau đây?
A. Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → B. CuSO4 + Ba(OH)2 →
C. CuCO3 + KOH → D. CuSO4 + H2S →
Câu 18. Dung dịch A có a mol NH4 , b mol Mg , c mol SO4 , d mol HCO3-. Biểu thức nào biểu thị mối quan hệ
+ 2+ 2-

giữa a, b, c, d sau đây là đúng?


A. a+2b=c+d B. a+2b=2c+d C. a+b=2c+d D. a+b=c+d
Câu 19. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Câu 20. Trộn 600 ml dd HCl 1M với 400 ml dd NaOH 1,25 M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là
A. 2 B. 1 C. 0,7 D. 1,3
Câu 21. Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ
mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M. B. [H+] > [NO3-]. C. [H+] < [NO3-]. D. [H+] < 0,10M.
Câu 22. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: NaOH (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung
dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1).
Câu 23. Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Al3+, NH4+, Br−, OH−. B. Mg2+, K+, SO42−, PO43−.
C. H+, Fe3+, NO3−, SO42−. D. Ag+, Na+, NO3−, Cl−.
Câu 24. Dung dịch X gồm a mol Na ; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3− ; 0,15 mol CO32− và 0,05 mol SO42− . Tổng
+

khối lượng muối trong dung dịch X là


A. 29,5 gam. B. 28,5 gam. C. 33,8 gam. D. 31,3 gam.
Câu 25. Pha loãng dung dịch HCl có pH = 3 bao nhiêu lần để được dung dịch mới có pH = 4?
A. 5. B. 4. C. 9. D. 10.
Câu 26. Giá trị pH của dung dịch NaOH 0,01M (bỏ qua sự điện li của H2O) là
A. 2. B. 12. C. 10. D. 4.
Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(1) Theo thuyết A-rê-ni-ut thì một chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
(2) Theo thuyết A-rê-ni-ut thì một chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
(3) Trong dung dịch axit flohiđric (HF) có chứa các ion và phân tử là H+, F-, H2O.
(4) Axit photphoric (H3PO4) là axit ba nấc.
(5) Điều kiện để tạo ra phản ứng trao đổi ion là có chất kết tủa, hoặc chất khí, hoặc chất điện li yếu.
(6) Trong dung dịch CH3COOH 0,1M ion H+ có nồng độ là 0,1M.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 28. Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng?
A. H2SO3 → H+ + HSO3- B. H2SO4 → H+ + SO42-
C. H2CO3 → 2H+ + CO32- D. Na2SO4 → 2Na+ + SO42-
Câu 29. Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được?
6/12
A. KCl rắn, khan. C. CaCl2 nóng chảy.
B. NaOH nóng chảy. D. HBr hòa tan trong nước.
Câu 30 Cho dung dịch H2SO4, nhỏ vào đó vài giọt qùi tím. Sau đó thêm từ từ NaOH đến dư vào dung dịch. Màu
sắc của dung dịch thay đổi như thế nào?
A. Tím sang đỏ B. Đỏ sang xanh C. Tím sang xanh D. Không xác định
 Phần tự luận:
Câu 31: Tính nồng độ của các ion trong dung dịch sau:
a. Dung dịch Ca(OH)2 5.10-3M.
b. Dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và H2SO4 0,2M.
Câu 32: Hòa tan 4,6 gam Na vào nước dư thu được 2 lít dung dịch. Tính pH của dung dịch thu được?
Câu 33: Tính pH của dung dịch thu được (bỏ qua sự điện li của nước):
a. Dung dịch H2SO4 10-3M.
b. Dung dịch Ba(OH)2 5.10-3M
Câu 34: Trộn 100ml dd Ba(OH)2 0,1M với 100ml dd NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch thu được?
Câu 35: Pha trộn 200 ml dung dịch H2SO4 1M với 300 ml dung dịch HCl 2M. Tính pH của dung dịch thu được?
Câu 36: Trộn 600 ml dung dịch HCl 0,1M với 400ml dung dịch NaOH có pH=13 thu 1 lít dung dịch X. Tính pH
của dung dịch X?

Câu 37: Trộn dung dịch X chứa Ba2+; 0,06 mol OH  ; 0,02 mol Na+ với dung dịch Y chứa 0,04 mol HCO3 ; 0,03
2
mol CO 3 và Na+. Tính khối lượng kết tủa thu được?
Câu 38: Hoàn thành PTHH dạng phân tử và ion rút gọn cho các phản ứng sau:
a) Na2CO3 + Ca(NO3)2 b) FeSO4 + NaOH
c) NaHCO3 + HCl d) NaHCO3 + NaOH
Câu 39: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M và HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau, thu được dung dịch X.
Cho 300 ml dung dịch X tác dụng với V lít dung dịch Y chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M được dung dịch Z có
pH = 1. Tính giá trị của V?
Câu 40: Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol SO42-; 0,12 mol Cl− và 0,05 mol NH4+ . Cho 300 ml dung dịch
Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu
được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m?

7/12
Sở GD - ĐT Hà Nội
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Trường THPT Việt Đức
MÔN HÓA HỌC – LỚP 10
Năm học 2022 – 2023

I. LÝ THUYẾT
Chương 1: Nguyên tử
1. Nguyên tử có thành phần cấu tạo như thế nào? Kích thước, khối lượng và điện tích của các hạt tạo nên
nguyên tử?
2. Số khối của hạt nhân được tính như thế nào? Nêu khái niệm nguyên tố hóa học và cách kí hiệu nguyên
tử.
3. Thế nào là đồng vị, ngtử khối và ngtử khối trung bình? Cách xác định ngtử khối trung bình?
4. Viết trật tự các mức năng lượng orbital nguyên tử. Việc phân bố các electron trong nguyên tử tuân theo
những nguyên lí và quy tắc nào?
5. Cấu hình electron nguyên tử là gì, cách viết ra sao? Nêu đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.
II. BÀI TẬP
1. Toàn bộ bài tập trong sách giáo khoa Hóa học 10.
2. Một số dạng bài tập tiêu biểu
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron. B. proton và neutron.
C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
B. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hoà về điện.
C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm.
D. Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân.
Câu 3. Lớp vỏ của nguyên tử clorine có 17 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử clorine là
A. +15. B. +16. C. +17. D. +18.
Câu 4. Số proton và số neutron có trong một nguyên tử Aluminium ( 2713 Al ) lần lượt là
A. 13 và 14. B. 13 và 15. C. 12 và 14. D. 13 và 13.
Câu 5. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có
A. cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
B. cùng số neutron nhưng khác nhau về số proton.
C. cùng tổng số proton và neutron nhưng khác nhau về số electron.
D. cùng số electron nhưng khác nhau về tổng số proton và neutron.
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.
(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

8/12
Câu 7. Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau

Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau?


A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 1, 2 và 3. D. 3 và 4.
Câu 8. Hình 1.1. Biểu diễn hình dạng của một số orbital. Tên gọi lần lượt của các orbital tại hình 1, 2, 3

Hình 1.1. Hình dạng của một số orbital


A. px, py và pz. B. s, pz và py. C. s, px và pz. D. s, px và py.
Câu 9. Số electron tối đa trong phân lớp p là bao nhiêu ?
A. 8. B. 6. C. 3. D. 2.
Câu 10. Ở lớp n = 3, số electron tối đa có thể có là
A. 9. B. 18. C. 6. D. 3.
Câu 11. Số electron độc thân của nguyên tử 8O là
A. 2. B. 0. C. 1. D. 3.
Câu 12. Các electron được phân bố theo thứ tự các phân lớp nào sau đây?
A. 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4s, … B. 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, …
C. 1s, 2s, 2p, 3s, 4s, 3p, 3d, … D. 1s, 2s, 3s, 4s, 2p, 3p, 3d, …
Câu 13. Cấu hình electron nào sau đây là của khí hiếm?
A. 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p6. B. 1s22s22p63s23p6.
C. 1s22s22p63s23p63d104s24p6. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có số hạt neutron nhỏ nhất?
A. 4121 Sc B. 199 F C. 3919 K D. 4020 Ca
Câu 15. Nguyên tử K có 20 neutron trong hạt nhân và số khối bằng 39. Kí hiệu nguyên tử của K là
A. 1938 K . B. 2038 K . C. 3919 K . D. 3920 K .
Câu 16. Từ hai đồng vị clorine ( 17
35 37
Cl và 17 Cl ) và đồng vị 11 H , số loại phân tử HCl có thể được tạo thành

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Cho các kí hiệu nguyên tử sau: 19 X và 19 Y . Nhận xét nào sau đây không đúng?
39 40

A. X và Y là 2 nguyên tử đồng vị. B. X và Y đều có 19 neutron.


C. X và Y có cùng số electron. D. X và Y có số khối khác nhau.
Câu 18. Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?

9/12
A. B. C. D.
Câu 19. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s 2. Số hiệu nguyên tử
của nguyên tố X là
A. 12. B. 13. C. 11. D. 14.

Câu 20. Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z = 20) là


A. 1s22s22p63s23p64s1. B. 1s22s22p63s23p64s2.
C. 1s22s22p63s23p64s24p1. D. 1s22s22p63s23p64p2.
Câu 21. Cation X2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. X có số đơn vị điện tích hạt nhân là
A. 18. B. 16. C. 20. D. 22.
Câu 22. Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy
gồm các nguyên tố kim loại là
A. X, Y, E. B. X, Y, E, T. C. E, T. D. Y, T.
Câu 23. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các
phân lớp p là 8. Nguyên tố X là
A. Si (Z=14). B. O (Z=8). C. Al (Z=13). D. Cl (Z=17).
Câu 24. Hợp kim cobalt được sử dụng rộng rãi cho các bộ phận động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ cao
là một yếu tố quan trọng. Nguyên tử cobalt có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Điện tích hạt nhân
nguyên tử cobalt là
A. 27 B. +27 C. 25 D. +25
Câu 25. Fluorine và hợp chất của nó được sử dụng làm chất chống sâu răng, chất cách điện, chất làm lạnh,
vật liệu chống dính, ... Nguyên tử florine chứa 9 electron và có số khối là 19. Tổng số hạt proton, electron
và neutron trong nguyên tử fluorine là
A. 19. B. 28. C. 30. D. 32.
Câu 26. Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X
(1) X có 26 neutron trong hạt nhân. (2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
(3) X có điện tích hạt nhân là +26. (4) Khối lượng nguyên tử X là 26u.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 27. Các ion nào sau đây đều có cấu hình electron là 1s 2s 2p 3s 3p6?
2 2 6 2

A. Mg2+, Na+, F-. B. Ca2+, K+, Cl-. C. Mg2+, Li+, F-. D. Mg2+, K+, Cl.
Câu 28. Một ion M3+ có tổng số hạt proton, neutron và electron là 79. Trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 19. Kí hiệu nguyên tử M là
A. 82
22 X . B. 56
26 X . C. 56
30 X . D. 52
30 X .
Câu 29. Phân tử SO3 và ion SO4 có số hạt electron lần lượt là
2-

A. 40; 46 B. 80; 96 C. 40; 50 D. 80; 48

10/12
Câu 30. Cho phổ khối của nguyên tố A được
biểu diễn tại hình 1.2. Nguyên tử khối trung
bình của nguyên tố A là
A. 91,32.
B. 91,40.
C. 90,00.
D. 94,23.

Hình 1.2. Phổ khối của nguyên tố A.

Bài tập tự luận


Bài 1. Hãy tìm số hạt proton, electron, neutron, điện tích hạt nhân, nguyên tử khối của các nguyên tử có
kí hiệu sau đây: 2311 Na , 1735 Cl , 3918 Ar , 5626 Fe .
Bài 2. Viết cấu hình electron theo obital của nguyên tử các nguyên tố có Z=9, 12, 18, 26. Chúng là nguyên
tố kim loại, phi kim, hay khí hiếm? Tại sao?
Bài 3. Nitrogen giúp bảo quản tinh trùng, phôi, máu và tế bào gốc. Biết nguyên tử nitrogen có tổng số hạt
là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định điện tích hạt nhân của nitrogen.
Bài 4. Cho 2 nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân là +6. Nguyên tử thứ nhất có tổng số hạt trong nguyên
tử là 18. Nguyên tử thứ hai có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 5.
a) Hai nguyên tử đó có thuộc cùng một nguyên tố hoá học không? Giải thích.
b) Viết kí hiệu nguyên tử của chúng.
Bài 5. Nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82. Số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22.
a. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
b. Xác định số lượng các hạt cơ bản trong ion X2+, và viết cấu hình electron của ion đó.
Bài 6. Nguyên tố Argon (Ar) có 3 đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36, 38 và 39. Phần trăm số nguyên
tử của các đồng vị tương ứng lần lượt bằng: 0,34%; 0,06% và 99,6%. Tính nguyên tử khối trung bình của
Ar.
Bài 7. Đồng vị phóng xạ Cobalt (Co-60) phát ra tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh, dùng để điều trị các
59
khối u ở sâu trong cơ thể. Cobalt có 3 đồng vị 27 𝐶𝑜 (chiếm 98%), 58 60
27𝐶𝑜 và 27𝐶𝑜 . Nguyên tử khối trung
bình của Cobalt là 58,982. Xác định hàm lượng % đồng vị Co-60.
Bài 8. X được dùng để làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính hấp thụ
bức xạ điện từ mặt trời khá tốt. Y là một trong những thành phần để điều chế nước Javen tẩy trắng quần
áo, vải sợi. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện
của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt.
a) Tìm các nguyên tố X và Y và viết cấu hình electron theo ô orbital của nguyên tử các nguyên tố đó.
b) Hãy cho biết X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm. Giải thích.

11/12
Bài 9. Trong phân tử M2X có tổng số hạt là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 44. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 23. Tổng số hạt trong nguyên tử
M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt.
a) Viết cấu hình electron của các nguyên tử M, X.
b) Viết công thức phân tử của hợp chất.
Bài 10. Tổng số hạt mang điện trong ion AB32- là 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử A nhiều
hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 8 hạt. Xác định điện tích hạt nhân và viết cấu hình
electron nguyên tử của A, B.

12/12

You might also like