You are on page 1of 3

BÀI TẬP CHẤT BÉO

Câu 1. Axit nào sau đây là axit béo?


A. Axit glutamic. B. Axit benzoic. C. Axit lactic. D. Axit oleic.

Câu 2. Nhóm chức có trong tristearin là


A. Anđehit B. Este C. Axit D. Ancol

Câu 3. Chất béo là trieste của các axit béo với:


A. Etan-1,2-điol B. Etanol C. Propan-1,2,3-triol D. glucozơ

Câu 4. Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây?


A. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước B. Thành phần chính của lipit và protein
C. Là chất lỏng, không tan, nhẹ hơn nước D. Là chất rắn, không tan, nặng hơn nước

Câu 5. Trong các công thức sau đây, công thức nào là của chất béo ?
A. C3H5(OCOC4H9)3. B. C3H5(COOC15H31)3.
C. C3H5(OOCC17H33)3. D. C3H5(COOC17H33)3.

Câu 6. Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. B. glixerol. C. ancol đơn chức. D. este đơn chức.

Câu 7. Có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất béo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng
A. tách nước. B. hiđro hóa. C. đề hiđro hóa. D. xà phòng hóa.

Câu 8. Tên hợp chất có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5 là


A. triolein B. tristearin C. trilinolein D. tripanmitin

Câu 9. Xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH thu được C3H5(OH)3 và:
A. C17H31COONa B. C17H35COONa C. C15H31COONa D. C17H33COONa

Câu 10. Số nhóm COO trong phân tử của một chất béo là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 11. Phân tử khối của tripanmitic là


A. 884 B. 806 C. 808 D. 890

Câu 12. Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và
A. C17H35COONa B. C17H33COONa C. C15H31COONa D. C17H31COONa

Câu 13. Để tạo bơ nhân tạo (chất béo rắn) từ dầu thực vật (chất béo lỏng) ta cho dầu thực vật thực hiện
phản ứng?
A. Đehirđro hóa B. Xà phòng hóa C. Hiđro hóa D. Oxi hóa

Câu 14. Chọn đáp án đúng?


A. Chất béo là trieste của glixerol với axit. B. Chất béo là trieste của ancol với axit béo.
C. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ. D. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

Câu 15. Công thức của triolein là


( )
A. CH3 CH2 16 COO C3H5 .
3
(
B. CH3 CH2 7 CH = CH CH2 7 COO C3H5 .) 3

(
C. CH3 CH2 7 CH = CH CH2 5 COO C3H5 .)3
( )
D. CH3 CH2 14 COO C3H5 .
3
Câu 16. Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường). B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
C. Dung dịch NaOH (đun nóng). D. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
+ H 2 du ( Ni,t  C) + NaOH du , t  C + HCl
Câu 17. Cho sơ đồ chuyển hoá: Triolein ⎯⎯⎯⎯⎯ → X ⎯⎯⎯⎯⎯ → Y ⎯⎯⎯ → Z . Tên của Z là
A. axit linoleic. B. axit oleic. C. axit panmitic. D. axit stearic.

Câu 18. Cho các nhận định sau:


(1) Chất béo thuộc loại hợp chất este.
(2) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
(3) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có Ni xúc tác thì thu được chất béo rắn.
(4) Chất béo chứa gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
(5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
Số nhận định đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 19. Cho các phát biểu sau:


(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(b) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(c) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5.
(d) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 20. Cho glixerin tác dụng với hỗn hợp 3 axit béo gồm C17H35COOH, C17H31COOH và C17H33COOH
thì tạo được tối đa bao nhiêu loại chất béo?
A. 12 B. 16 C. 18 D. 20

Câu 21. Thủy phân hoàn toàn một triglixerit (X, thu được glixerol và hỗn hợp ba axit béo: axit panmitic,
axit stearic và axit oleic. Số lượng đồng phân của X là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 22. Đun hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic (có axit H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được mấy
trieste có chứa hai gốc axit khác nhau?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 6.

Câu 23. Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit
C2H5COOH là
A. 9. B. 4. C. 6. D. 2.

Câu 24. Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số trieste được
tạo ra tối đa là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 1: Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic.
Thể tích khí O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là
A. 15,680 lít. B. 20,160 lít. C. 17,472 lít. D. 16,128 lít.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trung tính trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai
axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a
mol X tác dụng tối đa với 40ml dung dịch Br2 1M. Hai axit béo là
A. axit stearic và axit oleic. B. axit panmitic và axit oleic.
C. axit stearic và axit linoleic. D. axit panmitic và axit linoleic.
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri
oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m
gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,20. B. 0,16. C. 0,04. D. 0,08.
Câu 4: Hôn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được
1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch,
thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là:
A. 25,86. B. 26,40. C. 27,70. D. 27,30.
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch
chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri, stearat, natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam
X cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là:
A. 17,96. B. 16,12. C. 19,56. D. 17,72.

You might also like