You are on page 1of 4

SỐ 04 KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học


Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12;
Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.

Câu 1: Dẫn khí X vào dung dịch KMnO4, thấy màu dung dịch nhạt dần và có kết tủa nâu đen MnO 2. Khí X không
thể là
A. axetilen. B. propillen. C. etan. D. etilen.
Câu 2: Tổng số nguyên tử trong phân tử sắt(III) hiđroxit là
A. 8. B. 6. C. 7. D. 5.
Câu 3: Tên gọi của este có công thức phân tử C4H8O2 khi thủy phân cho ancol bậc 2 là
A. etyl axetat. B. metyl propionat.
C. propyl fomat. D. isopropyl fomat.
Câu 4: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
A. Tơ tằm. B. Tơ visco. C. Tơ nilon-6-6. D. Tơ nitron.
Câu 5: Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. Axit axetic. B. Metyl metacrylat.
C. Axit ε-aminocaproic. D. Buta-1,3-đien.
Câu 6: Muối mononatri của amino axit nào sau đây được gọi là mì chính (bột ngọt)?
A. Axit glutamic. B. Valin.
C. Alanin. D. Lysin.
Câu 7: Ở điều kiện thích hợp, triolein không tác dụng nào sau đây?
A. Br2. B. KOH. C. Na. D. H2.
Câu 8: Ở điều kiện thích hợp, chất nào sau đây không tác dụng với khí oxi?
A. CO. B. CH4. C. NH3. D. CO2.
Câu 9: Cacbohiđrat X là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều nhất trong cây mía, của cải đường và hoa thốt
nốt. Tên gọi của X là
A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Fructozơ. D. Tinh bột.
Câu 10: Phân tử aminoaxit nào sau đây có số nguyên tử oxi bằng số nguyên tử nitơ?
A. Glyxin. B. Alanin. C. axit glutamic. D. Lysin.
Câu 11: Thành phần hóa học chính của phân đạm urê là
A. (NH4)2CO. B. (NH2)2CO3. C. (NH4)2CO3. D. (NH2)2CO.
Câu 12: Ở nhiệt độ thường, kim loại K phản ứng với nước tạo thành
A. K2O và H2. B. KOH và H2. C. KOH và O2. D. K2O và O2.
Câu 13: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Cr. B. Fe. C. Cu. D. Al.
Câu 14: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những tấm
kim loại nào?
A. Zn. B. Cu. C. Na. D. Ag.
Câu 15: X là amin bậc hai có công thức phân tử C 3H9N. Tên gọi của X là
A. propylamin. B. etylmetylamin.
C. trimetylamin. D. đimetylamin.
Câu 16: Để đề phòng sự lây lan của virut Corona gây viêm phổi cấp, Bộ Y tế ra khuyến cáo Thực hiện "5K: Khẩu
trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế". Để khử khuẩn ta nên rửa tay nhiều lần bằng
xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có pha thành phần chất X. Trong công nghiệp, chất X có thể pha chế thêm
vào xăng để tạo ra nhiêu liệu xăng sinh học E5. Chất X là
A. Glixerol. B. Axit axetic. C. Etanol. D. Metanol.
1
Câu 17: Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có chất nào sau đây?
A. Fe. B. Al2O3. C. Al. D. Fe2O3.
Câu 18: Chất nào dưới đây không tan trong dung dịch NaOH?
A. Cr. B. Al. C. Cr(OH)3. D. Al2O3.
Câu 19: Thạch nhũ trong hang đá tạo ra những hình ảnh đẹp, tạo nên những thắng cảnh thu hút nhiều khách du
lịch. Thành phần chính của thạch nhũ là
A. CaCO3. B. Ca3(PO4)2. C. Ca(OH)2. D. Ca(HCO3)2.
Câu 20: Đốt cháy 4,56 gam hỗn hợp E chứa metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,36 mol O 2. Mặt
khác, cho 4,56 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư, thu được khối lượng muối là
A. 8,82 gam. B. 8,94 gam. C. 9,67 gam. D. 8,21 gam.
Câu 21: X, Y và Z là những cacbohiđrat. X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng. Y là loại đường phổ
biến nhất, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Sự dư thừa Z trong máu người là nguyên
nhân gây ra bệnh tiểu đường. Tên gọi của X, Y, Z lần lượt là
A. tinh bột, saccarozơ và fructozơ. B. tinh bột, saccarozơ và glucozơ.
C. tinh bột, fructozơ và glucozơ. D. xenlulozơ, saccarozơ và fructozơ.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cao su buna có thành phần chính là CH2=CH–CH=CH2.
B. Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
C. Tơ tằm kém bền trong môi trường axit và bazơ.
D. PE là tên viết tắt của polietilen.
Câu 23: Cho 7,1 gam P2O5 vào V ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng xong cô cạn dung dịch, thu được 13,65 gam
chất rắn. Giá trị của V là
A. 300,0. B. 226,10. C. 231,25. D. 175,0.
Câu 24: Nung hỗn hợp gồm 3,24 gam Al và 8,00 gam Fe2O3 một thời gian, thu được rắn X. Hòa tan hoàn toàn X
trong dung dịch HCl dư, thu được 0,16 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là
A. 30,53. B. 33,55. C. 30,85. D. 32,42.
Câu 25: Hỗn hợp E gồm tinh bột và xenlulozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng khí O 2, thu được số mol CO2 và
số mol H2O hơn kém nhau 0,02 mol. Thủy phân hoàn toàn m gam E, thu được dung dịch T; trung hòa T bằng kiềm
rồi tiếp tục cho tác dụng với AgNO 3 dư (trong dung dịch NH3, to), thu được tối đa a gam Ag. Giá trị của a là
A. 8,64. B. 4,32. C. 2,16. D. 6,48.
Câu 26: Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng cùng nồng độ rồi đồng thời cho
vào mỗi ống một mẩu kẽm như nhau. Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2. Phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Tốc độ thoát khí của hai ống nghiệm như nhau.
B. Ống nghiệm 2 khí thoát ra nhanh hơn vì xảy ra ăn mòn điện hóa học.
C. Ống nghiệm 1 khí thoát ra nhanh hơn vì xảy ra ăn mòn hóa học.
D. Ống nghiệm 2 khí thoát ra nhanh hơn vì có CuSO4 là chất xúc tác.
Câu 27: Cho các este sau: vinyl axetat, propyl axetat, phenyl propionat, benzyl metacrylat. Ở điều kiện thích hợp,
có bao nhiêu este thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 0,958 gam hỗn hợp E gồm C, P và S trong 29 gam dung dịch HNO 3 63%, thu được
0,22 mol hỗn hợp khí gồm NO2 và CO2 (tỉ lệ mol tương ứng 10:1) và dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 100
ml dung dịch gồm KOH 1,2M và NaOH 0,8M, thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị gần nhất của m là
A. 15. B. 16. C. 11. D. 14.
Câu 29: Cho 0,06 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được hỗn hợp Z
gồm các chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được H2O; 0,144 mol CO2 và 0,036 mol K2CO3. Làm bay hơi Z
thu được m gam chất rắn. Giá trị gần nhất của m là
A. 6. B. 8. C. 9. D. 7.

2
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi ăn cơm, nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt, đó là do sự thủy phân của tinh bột nhờ enzim trong tuyến nước bọt tạo
thành glucozơ.
(b) Quần áo dệt bằng tơ tằm không nên giặt bằng xà phòng có tính kiềm.
(c) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.
(d) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và propylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(e) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước lạnh.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 31: Một loại mỡ động vật E có thành phần gồm tristearin, tripanmitin và các axit béo no. Đốt cháy hoàn toàn
m gam E cần dùng vừa đủ 3,235 mol O2, thu được 2,27 mol CO2 và 2,19 mol H2O. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam
E bằng dung dịch NaOH dư, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 37,12. B. 35,78. C. 36,90. D. 49,98.
Câu 32: Từ chất X (C 10H10O4, chỉ có một loại nhóm chức) tiến hành các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol) như sau:
(a) X + 3NaOH   Y + Z + T + H2 O
o
t

(b) 2Y + H2SO4 → 2E + Na 2SO4


  G + 2H2O
o
H 2SO4 , t
(c) 2E + C2H4(OH)2  
Biết MY < MZ < MT < 148, Y và Z là muối của axit cacboxylic. Trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát
biểu đúng?
(a) Đun Z với vôi tôi xút, thu được chất khí nhẹ hơn không khí.
(b) Chất T tác dụng được với kim loại Na.
(c) Đốt cháy hoàn toàn a mol G cần dùng vừa đủ 3,5a mol O2.
(d) Phân tử chất G có 8 nguyên tử H.
(e) Chất X có 6 công thức cấu tạo thỏa mãn.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Ag vào dung dịch hỗn hợp HCl, KNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 3:1).
(b) Ở điều kiện thường, cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2.
(c) Cho hỗn hợp chứa 0,15x mol Fe2O3 và x mol Fe vào dung dịch chứa 0,95x mol HCl.
(d) Cho từ từ dung dịch chứa 1,1a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol Na2CO3.
(e) Cho FeSO4 vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất khí là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 34: Hòa tan hết m gam hỗn hợp E gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước, thu được 0,15 mol khí H2 và dung
dịch X. Sục 0,32 mol khí CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chỉ chứa các ion Na , HCO3 , CO32 và kết
tủa Z. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau:
- Cho từ từ đến hết phần 1 vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M thấy thoát ra 0,075 mol khí CO 2, coi tốc độ phản ứng
của CO32 , HCO3 với H+ bằng nhau.
- Cho từ từ đến hết 200 ml dung dịch HCl 0,6M vào phần 2, thấy thoát ra 0,06 mol khí CO 2.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, H2O phân li không đáng kể. Giá trị của m là
A. 25,88. B. 24,68. C. 25,32. D. 24,66.
Câu 35: Cho 25,24 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Cu tác dụng vừa đủ 787,5 gam dung dịch HNO 3 20%, thu được
dung dịch Y chứa a gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N 2O và N2, tỉ khối của Z so với H 2 là 18. Cô
cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn khan. Hiệu số (a-b) gần với
giá trị nào nhất sau đây?
A. 76. B. 151. C. 112. D. 154.

3
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 8,87 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và
ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,4475 mol O2, thu được 6,03 gam H2O. Cho 8,87 gam E tác dụng hết với
dung dịch NaOH (lấy dư 30% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng
đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na 2CO3, CO2 và 0,297 gam H2O. Phần
trăm khối lượng của nguyên tố cacbon trong phân tử Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 49. B. 53. C. 55. D. 60.
Câu 37: Hỗn hợp T gồm đipeptit X mạch hở (tạo bởi một amino axit dạng H2NCnH2nCOOH) và este Y đơn chức,
mạch hở, có hai liên kết π trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn a gam T cần 0,96 mol O2, thu được 0,84 mol CO2.
Mặt khác, khi cho a gam T tác dụng vừa đủ với 280 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung
dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
A. 26,0. B. 30. C. 28. D. 32.
Câu 38: Thí nghiệm dưới đây mô tả quá trình của phản ứng nhiệt nhôm:

Cho các phát biểu sau:


(a) X là Al2O3 nóng chảy và Y là Fe nóng chảy.
(b) Phần khói trắng bay ra là Al2O3.
(c) Dải Mg khi đốt được dùng để khơi mào phản ứng nhiệt nhôm.
(d) Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng tỏa nhiệt.
(e) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ sắt khi hàn đường ray.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm hai amin (no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp) và hai hiđrocacbon (mạch hở, thể
khí ở điều kiện thường, có cùng số nguyên tử H trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít X cần vừa đủ 19,88 lít
O2, thu được H2O, 29,92 gam CO2 và 0,56 lít N2. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm thể
tích của amin có phân tử khối lớn hơn trong X là
A. 12%. B. 24%. C. 16%. D. 8%.
Câu 40: Hoà tan hế t 63,28 gam hỗn hơ ̣p X gồ m Fe3O4, Fe(NO3)2 và Cu trong dung dich ̣ chứa 1,44 mol HNO3 và
0,24 mol NaNO3. Sau phản ứng thu đươ ̣c dung dich ̣ Y (không chứa NH4+), hỗn hơ ̣p khí Z gồ m t mol NO2 và 0,04
mol NO. Biế t dung dicḥ Y hoà tan tố i đa 12,8 gam Cu, thu đươ ̣c t mol khí NO (sản phẩ m khử duy nhấ t) và dung
̣ T chứa 166,96 gam muố i. Biế t các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phầ n trăm khố i lươṇ g của Fe(NO3)2 trong X
dich
gân nhất với giá trị nào sau đây?
A. 63%. B. 49%. C. 37%. D. 51%.

----------- HẾT ----------

You might also like