You are on page 1of 4

ĐỀ 005 KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học


Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12;
Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.

Câu 1: Kim loại nào dưới đây không tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Na. B. Ca. C. Al. D. K.
Câu 2: Cho dung dịch NaHSO4 dư vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng. Chất X là
A. NaHCO3. B. NaAlO2. C. BaCl2. D. NaOH.
Câu 3: Thép không gỉ (inox) là hợp kim của Fe với nguyên tố nào sau đây?
A. Sn. B. C. C. Cr. D. Zn.
Câu 4: X là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn, tạo được loại bột nhão có khả năng đông cứng nhanh khi
nhào bột với nước. X thường dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương. Công thức hóa học của X là
A. CaSO4.2H2O. B. CaO.
C. CaSO4. D. CaSO4.H2O.
Câu 5: Hợp chất nào sau đây không chứa nitơ?
A. Anilin B. Tripanmitin C. Alanin D. Tơ olon.
Câu 6: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl?
A. Ca(OH)2. B. Na2CO3. C. Ca(HCO3)2. D. CaCO3.
Câu 7: Khi trời sấm chớp, mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học, tạo thành hợp chất X theo
nước mưa ngấm vào đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Chất X là
A. HCl. B. H3PO4. C. H2SO3. D. HNO3.
Câu 8: Axit béo X có 3 liên kết pi (π) trong phân tử. Tên gọi của X là
A. axit stearic. B. axit panmitic.
C. axit oleic. D. axit linoleic.
Câu 9: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. CH≡CH và CH2=CH2. B. CH3OCH3 và C2H5OH.
C. C4H4 và C2H2. D. CH4 và C2H6.
Câu 10: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây có thể được sản xuất từ quặng hematit?
A. Đồng. B. Nhôm. C. Sắt. D. Magie.
Câu 11: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. CH3COOH. B. CH3CHO.
C. CH3NH2. D. H2NCH2COOH.
Câu 12: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Dẫn điện. B. Cứng. C. Dẫn nhiệt. D. Ánh kim.
o
Câu 13: Xác định kim loại M thỏa mãn sơ đồ sau: M x Oy  H2 
t
 M  H 2O .
A. Na. B. Al. C. Ca. D. Cu.
Câu 14: Thành phần chính của quặng photphorit là
A. Ca(H2PO4)2, B. NH4H2PO4.
C. Ca3(PO4)2. D. CaHPO4.
Câu 15: Este nào sau đây có mùi chuối chín?
A. Isoamyl axetat. B. Etyl axetat.
C. Etyl butirat. D. Eyl fomat.
Câu 16: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hóa. B. tính axit.
C. tính bazơ. D. tính khử.
1
Câu 17: Tơ lapsan thuộc loại
A. tơ axetat. B. tơ visco. C. tơ poliamit. D. tơ polieste.
Câu 18: Tinh bột trong gạo nếp có thành phần chính là
A. glixerol. B. alanin.
C. amilopectin. D. amilozơ.
Câu 19: Chất hữu cơ thuộc loại cacbohiđrat là
A. protein. B. poli(vinylclorua).
C. glixerol. D. xenlulozơ.
Câu 20: Phân tử khối của anilin là
A. 107. B. 103. C. 89. D. 93.
Câu 21: Thủy phân este X có công thức phân tử C 4H8O2 trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai chất hữu
cơ Y và Z, trong đó Z có tỉ khối hơi so với H 2 là 16. X là
A. C2H5COOCH3. B. HCOOC 3H7.
C. CH3COOC2H5. D. HCOOC 3H5.
Câu 22: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 50%). Hấp thụ hoàn toàn
lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 15,0 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 13,5. B. 24,3. C. 54,0. D. 27,0.
Câu 23: Cho 16,25 gam Zn vào 200 ml dung dịch FeSO4 1M, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại X.
Hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư, thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của V là
A. 1,12. B. 5,60. C. 4,48. D. 10,08.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Có thể phân biệt glucozơ và sacarozơ bằng phản ứng tráng gương.
B. Không thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
C. Có thể phân biệt dung dịch sacarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2.
D. Có thể phân biệt tinh bột và xenlulozơ bằng dung dịch I2.
Câu 25: Cho 50 ml dung dịch FeCl2 1M vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,35. B. 15,75. C. 19,75. D. 18,15.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Điện phân dung dịch NaCl, luôn thu được khí H 2 tại catot.
B. Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Một lượng dư muối của kim loại nhôm sẽ tạo kết tủa với dung dịch KOH.
D. Trong phản ứng của Al với dung dịch NaOH, chất khử Al, chất oxi hóa là H 2O.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) có tính đàn hồi.
B. Tơ lapsan là polime tổng hợp.
C. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với lưu huỳnh, thu được cao su Buna-S.
D. Poliacrilonitrin dùng làm chất dẻo.
Câu 28: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho
m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
A. 12,0. B. 13,8. C. 16,0. D. 13,1.
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na 2O trong một lượng nước dư, thu được dung
dịch Y và 2,24 lít khí. Sục từ từ CO2 vào dung dịch Y, thấy mối quan hệ giữa thể tích CO 2 (V lít) và khối lượng kết
tủa (a gam) như bảng sau:
V 2,24 4,48 11,2
a b 1,5b b
Biết các thể tích khi đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị gần nhất của m là
A. 32. B. 30. C. 31. D. 38.

2
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit thu được 47,52 gam CO 2 và 18,342 gam H2O.
Mặt khác, m gam X làm mất màu tối đa 3,36 gam brom trong dung dịch. Nếu cho m gam X xà phòng hóa bằng
dung dịch KOH vừa đủ thu được x gam muối. Giá trị gần nhất của x là
A. 16,0. B. 16,5. C. 18,5. D. 15,5.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Các este bị thuỷ phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(b) Để sản xuất ancol etylic trong công nghiệp có thể xuất phát từ nguyên liệu chứa xenlulozơ như vỏ bào, mùn
cưa, tre, nứa, ...
(c) Trong quá trình làm đậu, sự đông tụ và kết tủa protein xảy ra khi cho nước cốt chanh và giấm vào sữa đậu nành.
(d) Các tơ sợi chứa nguyên tố N đều thuộc loại poliamit.
(e) Bơ thực vật có nguồn gốc từ thực vật và được chế biến từ dầu thực vật qua quá trình hiđro hóa để làm thành
dạng cứng hoặc dẻo và có thể đóng thành bánh.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 32: Một hỗn hợp M gồm 2 este đơn chức X, Y (M X < MY). Đun nóng 12,5 gam hỗn hợp M với một lượng
dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 7,6 gam hỗn hợp ancol no Z, đơn chức có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14
đvC và hỗn hợp hai muối T. Đốt cháy 7,6 gam Z, thu được 7,84 lít khí CO 2 (đktc) và 9 gam H2O. Phần trăm khối
lượng của Y trong M gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 41%. B. 43%. C. 39%. D. 37%.
Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho AgNO3 dư vào dung dịch loãng chứa a mol FeSO4 và 2a mol HCl.
(b) Điện phân (điện cực trơ) dung dịch CuSO4.
(c) Cho phân đạm ure vào dung dịch nước vôi trong dư.
(d) Cho quặng đolomit vào dung dịch HNO3.
(e) Cho từ từ H2SO4 vào dung dịch chứa Ba(HCO3)2.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm vừa thoát khí vừa tạo thành kết tủa là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 34: Đun 0,55 mol hỗn hợp X gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,95 mol hỗn hợp Y
gồm CO, H2 và CO2. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,1 mol và Na2CO3 0,1 mol,
thu được dung dịch Z chứa m gam chất tan. Giá trị của m là
A. 26,5. B. 21,0. C. 15,9. D. 22,1.
Câu 35: Cho hỗn hợp E gồm ancol anlylic (C3H6O) và hai amin X, Y (Biết X, Y là hai amin kế tiếp nhau trong
cùng dãy đồng đẳng, phân tử X, Y đều có 2 nhóm NH 2 và gốc hiđrocacbon no; MX < MY). Khi đốt cháy hết 0,15
mol E cần vừa đủ 1,14 mol O2, thu được H2O; N2 và 0,71 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 19,35%. B. 49,93%. C. 39,81% . D. 46,30%.
Câu 36: Hòa tan 16,875 gam hỗn hợp E gồm K2O, Na, K, Na2O vào nước dư, thu được 4,2 lít khí và dung dịch X
có chứa 12 gam NaOH. Dẫn V lít CO2 vào X, thu được dung dịch Y. Cho từ từ Y vào 420 ml dung dịch HCl 1M,
thấy thoát ra 6,72 lít khí CO2. Các chất khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 8,40. C. 4,48. D. 5,60.
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Fe, Mg, Fe2O3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,01 mol
HNO3 và 0,51 mol HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 14,845) gam hỗn hợp muối và 1,12 lít hỗn hợp khí Z
(đktc) gồm hai đơn chất khí với tổng khối lượng là 0,62 gam. Cho NaOH dư vào Y, thu được 17,06 gam kết tủa.
Tổng phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 và Fe2O3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 60%. B. 65%. C. 45%. D. 50%.
Câu 38: Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, propyl axetat và valin. Đốt cháy hoàn toàn 0,34 mol X cần dùng 2,255
mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có a mol khí
thoát ra. Giá trị của a là
A. 0,06. B. 0,07. C. 0,09. D. 0,08.

3
Câu 39: X là hỗn hợp chứa một axit đơn chức, một ancol hai chức và một este hai chức (đều no, mạch hở). Đốt
cháy hoàn toàn 0,09 mol X cần 10,752 lít khí O2 (đktc). Sau phản ứng thấy khối lượng của CO2 lớn hơn khối lượng
của H2O là 10,84 gam. Mặt khác, 0,09 mol X tác dụng vừa hết với 0,1 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được m gam muối khan và một ancol có 3 nguyên tử C trong phân tử. Giá trị gần nhất của m là
A. 8. B. 12. C. 11. D. 10.
Câu 40: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống 3 - 4 giọt dung dịch CuSO4 2%
- Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống 2 - 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
- Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 3 - 4 giọt etanol, vào ống thứ hai 3 - 4 giọt glixerol, vào ống thứ ba 2 ml
dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ cả ba ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 2, Trong cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xanh của Cu(OH) 2.
(b) Ở bước 2, có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.
(c) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ ba: glucozơ đã phản ứng với Cu(OH) 2 cho phức đồng glucozơ Cu(C6H10O6)2.
(d) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ 1 và thứ 2 đều có hiện tượng: Kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Ở bước 3, trong ống nghiệm thứ 2 tạo ra chất [C 3H5(OH)2O]2Cu (đồng(II) glixerat).
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

----------- HẾT ----------

You might also like