You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP LÝ THUYẾT KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020

Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học


SỐ 02 Thời gian làm bài: 20 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ KHỞI ĐỘNG
Câu 1: Metylamin có công thức phân tử là
A. C6H5NH2. B. (CH3)2NH. C. CH3NH2. D. C2H5NH2.
Câu 2: Kim loại nào sau đây có số oxi hóa +2 duy nhất trong hợp chất?
A. Na. B. Ca. C. Fe. D. Al.
Câu 3: Oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là
A. FeO. B. MgO. C. Fe2O3. D. Al2O3.
Câu 4: Sục khí CO2 vào lượng dư dung dịch nào sau đây sẽ thu được kết tủa?
A. KOH. B. NaOH. C. HCl. D. Ba(OH)2.
Câu 5: Polime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-đien. X là
A. polistiren. B. cao su buna-N. C. cao su buna-S. D. polibutađien.
Câu 6: Quặng manhetit có công thức là
A. Fe2O3. B. FeS2. C. FeCO3. D. Fe3O4.
Câu 7: Ở điều kiện thích hợp, amino axit H2NCH2COOH không phản ứng với chất nào?
A. KNO3. B. HCl.
C. H2NCH(CH3)COOH. D. NaOH.
Câu 8: Kim loại Al phản ứng với dung dịch chứa chất nào sau đây?
A. NaNO3. B. NaHSO4. C. Na2SO4. D. MgCl2.
Câu 9: Oxit sắt từ có công thức là
A. FeS. B. FeCl2. C. Fe3O4. D. FeCl3.
Câu 10: Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có
A. nhóm chức anđehit. B. nhóm chức axit.
C. nhóm chức xeton. D. nhóm chức ancol.
Câu 11: Dùng kim loại nào sau đây để điều chế Ag từ dung dịch AgNO 3 bằng phương pháp thủy luyện?
A. Na. B. Ba. C. K. D. Cu.
Câu 12: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là
A. CaSO3. B. CaCl2. C. CaCO3. D. Ca(HCO3)2.
Câu 13: Polime nào sau đây là polime tổng hợp?
A. Cao su thiên nhiên. B. Polietilen.
C. Polisaccarit. D. Polipeptit.
Câu 14: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. Trilinolein có công thức cấu tạo thu gọn là
A. C3H5(OOCC17H35)3. B. C3H5(OOCC17H33)3.
C. C3H5(OOCC15H31)3. D. C3H5(OOCC17H31)3.
Câu 15: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. K.
Câu 16: Hợp chất X là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước. Công thức của X là
A. Fe3O4. B. Fe(OH)2. C. Fe(OH)3. D. FeO.
Câu 17: Glucozơ (C6H12O6) phản ứng được với chất nào tạo thành sobitol (C6H14O6)?
A. O2 (to). B. H2 (to, Ni).
C. AgNO3/NH3 (to). D. Cu(OH)2.
Câu 18: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung
cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A. CO2. B. N2. C. CH4. D. Cl2.

1
Câu 19: Dung dịch axit HNO3 đặc, nguội phản ứng được với kim loại nào sau đây?
A. Fe. B. Cr. C. Ag. D. Al.
Câu 20: Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. Fe.
Câu 21: Chất nào sau đây dùng làm phân đạm bón cho cây trồng?
A. K2CO3. B. KCl. C. (NH2)2CO. D. Ca(H2PO4)2.
Câu 22: Kim loại sắt tác dụng với lượng dư dung dịch chất nào sau đây tạo thành muối sắt(III)?
A. CuSO4. B. HNO3 loãng. C. HCl loãng. D. H2SO4 loãng.
Câu 23: Công thức của nhôm hiđroxit là
A. AlCl3. B. Al(OH)3. C. Ba(AlO2)2. D. Al2O3.
Câu 24: Kim loại nào được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. K. B. Ag. C. Fe. D. Cu.
Câu 25: Chất nào sau đây làm mềm được nước cứng vĩnh cửu?
A. HCl. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. Na2CO3.
Câu 26: Este etyl fomat có công thức là
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH3.
Câu 27: Dung dịch Na2CO3 phản ứng với dung dịch nào sau đây không giải phóng khí CO2?
A. H2SO4. B. KHCO3. C. KHSO3. D. HCl.
Câu 28: Natri hiđrocacbonat có công thức là
A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaOH. D. Na2O.
Câu 29: Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Cu(NO3)2 và H2SO4. B. CuSO4 và NaOH.
C. FeCl3 và NaNO3. D. NaOH và Na2CO3.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Na vào dung dịch có chứa muối FeCl3 xảy ra hai phản ứng.
B. Nước cứng làm giảm khả năng giặt rửa của xà phòng.
C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 và H2SO4, xảy ra ăn mòn điện hóa.
D. Kim loại Al tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí H2.
Câu 31: Tinh thể chất X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có
vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. glucozơ và fructozơ. B. fructozơ và saccarozơ.
C. saccarozơ và xenlulozơ. D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 32: X là một este no, đơn chức, mạch hở. Trong phân tử X có ba nguyên tử cacbon. Số công thức cấu tạo của
X thoả mãn là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa.
B. Phân tử Gly-Ala có một nguyên tử nitơ.
C. Phân tử axit glutamic có hai nguyên tử oxi.
D. Ở điều kiện thường, glyxin là chất lỏng.
Câu 34: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) sau khi phản ứng kết thúc?
A. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư. B. Cho Fe vào dung dịch CuCl2.
C. Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng. D. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl dư.
Câu 35: Cho 1 mẩu Na nhỏ bằng hạt đậu vào ống nghiệm chứa 2 - 3 ml chất lỏng X, thấy giải phóng khí Y. Đốt
cháy Y, thấy Y cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. Chất X là
A. benzen. B. axit acrylic. C. anđehit axetic. D. etyl axetat.

2
Câu 36: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.
D. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 37: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2.
(b) Nhiệt phân Na2CO3 ở nhiệt độ cao.
(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(d) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch KHSO4.
(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl rồi đun nóng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất khí là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 38: Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.(b) Trong công nghiệp, glucozơ được
dùng để tráng ruột phích.(c) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.(d) Dùng giấm ăn
hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá do amin gây ra.(e) Có thể dùng nhiệt để hàn và uốn ống nhựa PVC.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 39: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng.
Từ chất X thực hiện chuyển hoá sau:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?


A. Chất T tác dụng với NaOH (dư) trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2.
B. Chất Y và Z hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. Chất X và Y đều tan vô hạn trong nước.
D. Chất Z tác dụng được với kim loại Na và dung dịch NaOH đun nóng.
Câu 40: Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm như sau:

Cho các phát biểu sau:


(a) Thí nghiệm trên dùng để xác định sự có mặt của nguyên tố H và C trong hợp chất hữu cơ.
(b) Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH) 2 bằng dung dịch Ba(OH)2.
(c) Bột CuO có tác dụng oxi hóa hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản.
(d) Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
(e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay bột CuO bằng bột Al2O3 thì cũng thu được kết quả tương tự.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

You might also like