You are on page 1of 10

7 NGÀY CẤP TỐC VỀ ĐÍCH 2022|TYHH

LUYỆN ĐỀ DỰ ĐOÁN SỐ 07|VIP


(Chúc tất cả các em Bình tĩnh - Tự tin - Chiến thắng!)
Câu 1: HCOOC6H5 có tên gọi là
A. metyl benzoat. B. benzyl fomat. C. phenyl fomat. D. phenyl axetat.
C6H5COOCH3 HCOOCH2C6H5 CH3COOC6H5

Câu 2: Thành phần chính của giấm ăn là


A. CH3COOH. B. CH3OH. C. CH3CHO. D. Nước.

Câu 3: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất
A. Thủy ngân. B. Sắt. C. Đồng. D. Wonfram.

Câu 4: Các số oxi hóa thường gặp của sắt là


A. +2, +4. B. +2, +3. C. +1, +2, +3. D. +1, +2.

Câu 5: Số nguyên tử oxi trong hai mắt xích của tinh bột là
A. 6. B. 8. C. 10. D. 5.

Câu 6: Đơn chất khí nào sau đây có thể khử được oxit sắt ở nhiệt độ cao?
A. C. B. CO2. C. CO. D. H2.

Câu 7: Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất nhất?


A. C4H9OH. B. C3H7COOH. C. CH3COOC2H5. D. C6H5OH.

Câu 8: Kim loại mềm nhất trong các kim loại là:
A. Liti. B. Natri. C. Xesi. D. Kali.

Câu 9: Quặng nào sau đây có chứa oxit sắt?


A. Hematit. B. Xiđerit. C. Đolomit. D. Boxit.
Fe2O3 FeCO3 Al2O3

Câu 10: Polime nào sau đây là tơ được điều chế từ phản ứng trùng ngưng
A. Poliacrilonitrin. B. Tơ visco. C. PVC. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 11: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Fe3+. B. Al3+. C. Ag+. D. Cu2+.

Câu 12: Cacbohidrat có thành phần khoảng 40% trong mật ong là
A. tinh bột. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. fructozơ.

Câu 13: Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử là:
A. Ag, Cu, Al, Mg. B. Ag, Cu, Mg, Al. C. Na, Mg, Al, Fe. D. Al, Fe, Zn, Mg.

Câu 14: Phân tử đimetylamin có bao nhiêu nguyên tử hiđro? CH3NHCH3


A. 5. B. 8. C. 7. D. 11.

Câu 15: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. thạch cao khan. B. thạch cao sống. C. đá vôi. D. thạch cao nung.

Câu 16: Kim loại nào sau đây không tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?
A. Na. B. Ba. C. Ca. D. Mg.

Câu 17: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành C2H5OH và
A. C6H12O6. B. CO. C. O2. D. CO2.

Câu 18: Chất nào sao đây có thể được dùng để làm mềm các loại nước cứng là

A. Na 2 CO3 . B. NaHCO3 . C. HCl. D. H2SO4 .

Câu 19: Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH, NaOH đóng vai trò gì?
A. Chất khử. B. Chất oxi hóa. C. Môi trường. D. Bazơ.

Câu 20: Phản ứng nhiệt phân không đúng là

A. 2KNO3   2KNO2 + O2 . B. NH4 NO2   N2 + 2H2 O .


0 0
t t

C. NH4 Cl   NH3 + HCl . D. NaHCO3   NaOH + CO2 .


0 0
t t

Câu 21: Dãy ion được sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa là:
A. Al3+; Fe2+; Cu2+; Fe3+; Ag+. C. Ag+; Fe3+; Cu2+; Fe2+; Al3+.
B. Fe3+; Cu2+; Fe2+; Ag+; Al3+. D. Al3+; Cu2+; Fe2+; Fe3+; Ag+.
Câu 22: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch
A. KOH. B. Na2SO4. C. HCl. D. HNO3.

Câu 23: Hợp chất hữu cơ E mạch hở có CTPT C3H6O3; E có thể tác dụng với Na và Na2CO3, còn khi tác dụng
với CuO nung nóng thì tạo ra hợp chất hữu cơ không tham gia phản ứng tráng gương. CTCT của E là:
A. HO-CH2-COOCH3. B. HO-CH2-CH2-COOH.
C. CH3-CH(OH)-COOH. D. CH3-COO-CH2-OH.

Câu 24: Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
dung dịch gồm các chất là
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)3 và AgNO3.
C. Fe(NO3)2, AgNO3. D. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.

Câu 25: Este X có công thức phân tử là C5H10O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH thu được ancol Y. Đề
hiđrat hóa ancol Y thu được hỗn hợp 3 anken. Tên gọi của X là
A. tert-butyl fomat. B. sec-butyl fomat. C. etyl propionat. D. isopropyl axetat.

Câu 26: Xét các este: vinyl axetat, vinyl benzoat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat, metyl
metacrylat và đimetyl malonat, số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương
ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.

Câu 27: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Fe, y mol Cu, z mol Fe2O3 và t mol Fe3O4 trong dung dịch
HCl, thu được dung dịch chứa hai muối và không có khí thoát ra. Mối quan hệ giữa số mol các chất
trong X là
A. x + y = 2z + 2t. B. x + y = 2z + t. C. x - z = t - y. D. x + y = 2z + 3t.
Câu 28: Cho este sau đây: C6H5OOC-CH2-COOCH3 (C6H5-: phenyl). Để phản ứng hết với 29,1 gam este này thì
cần dùng vừa đủ bao nhiêu gam KOH?
A. 25,2. B. 16,8. C. 14,0. D. 11,2.

Câu 29: Hỗn hợp X gồm Mg (0,1 mol); Al (0,04 mol) và Zn (0,15 mol). Cho X tác dụng với dung dịch HNO 3
loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 13,23 gam. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là
A. 1,2400 mol. B. 0,6200 mol. C. 0,7750 mol. D. 0,6975 mol.

Câu 30: Trộn một loại phân bón X có chứa muối (NH4)2HPO4 với phân bón Y chứa KNO3 thu được hỗn hợp Z
là một loại phân NPK (các chất còn lại trong X, Y không chứa N, P, K) có độ dinh dưỡng tương ứng là
13,3%; 28,4%; và a%. Giá trị của a là
A. 7,05%. B. 5,85%. C. 7,95%. D. 15,15%.
Câu 31: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và HCl.
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
(e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch HCl.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm có khí thoát ra là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 32: Cho các phát biểu sau:


(1) Dùng quỳ tím có thể phân biệt được: anilin, lysin và axit glutamic.
(2) Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau nhưng không phải là đồng phân của nhau
(3) Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là một số chẵn.
(4) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
(5) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để làm ống dẫn nước.
(6) Trong y học, axit gluconic được dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh.
(7) HCOOCH3, HCHO, HCOOH đều có phản ứng tráng bạc.
(8) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
Số phát biểu không đúng là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 33: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH  X1 + 2X2
(b) X1 + H2SO4  X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4  nilon-6,6 + 2nH2O
(d) X2 + X3  X5 + H2O
Phân tử khối của X5 là
A. 202. B. 174. C. 198. D. 160.
Câu 34: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat.
Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam
X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,08. C. 0,20. D. 0,16.

Câu 35: Khi nung nóng, các muối ngậm nước sẽ mất dần khối lượng khi tăng
nhiệt độ. Sự giảm khối lượng muối Al(NO3)3.9H2O theo nhiệt độ được
biểu diễn bởi giản đồ sau:
Biết rằng, khi nâng nhiệt độ, H2O tách ra trước, sau đó đến phản ứng
nhiệt phân muối khan. Tại nhiệt độ 210°C, phần rắn còn lại (chứa ba
nguyên tố) chiếm 30% theo khối lượng so với ban đầu. Thành phần %
theo khối lượng của nhôm có trong phần chất rắn tại 210°C là
A. 58,75%. B. 60,19%.
C. 61,83%. D. 24,00%.
Câu 36: Tripeptit X mạch hở có công thức phân tử C10H19O4N3. Thủy phân hoàn toàn một lượng X trong dung
dịch 400,0 ml dung dịch NaOH 2M (lấy dư), đun nóng, thu được dung dịch Y chứa 77,4 gam chất tan.
Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau đó cô cạn cẩn thận thu được m gam muối
hữu cơ khan. Giá trị của m gần nhất là
A. 78,1. B. 101,5. C. 124,9. D. 89,8.

Câu 37: Một muối kép có dạng KCl.RCl2.nH2O (R là kim loại). Hoà tan hoàn toàn m gam muối kép này vào
nước thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 7,25 gam kết
tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch rồi nung trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thu
được 5 gam chất rắn. Mặt khác, nung m gam muối kép trên đến khối lượng không đổi thì thấy khối
lượng giảm 38,92%. m có giá trị gần nhất là
A. 28. B. 35. C. 30. D. 26.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, Cu, Fe. Hòa tan hết m gam X trong 500 ml dung dịch HCl 1,8M, thu được
1,12 lít khí H2 và dung dịch chỉ chứa hai muối. Nếu cho m gam X vào dung dịch chứa H2SO4 đặc, nóng
(dư 25% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất).
Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2, thu được kết tủa E. Nung E trong không khí đến khối lượng
không đổi, thu được a gam hỗn hợp chất rắn T. Phần trăm khối lượng oxit rắn trong T là
A. 16,19%. B. 19,31%. C. 16,48%. D. 19,16%.
Câu 39: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,3 mol X phản ứng vừa đủ với 360
gam dung dịch KOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 315 gam hơi nước và 103,2
gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 62,1 gam K2CO3; 57,12 lít CO2 (ở đktc)
và 29,7 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được hai axit cacboxylic đơn chức
và hợp chất T (chứa C, H, O và dT/He < 31,5). Phần trăm khối lượng cacbon có trong T gần nhất là
A. 25,81%. B. 6,45%. C. 6,55%. D. 67,74%.
Câu 40: Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%,
bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi.
Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thời gian Khối lượng Khí thoát ra ở anot Dung dịch thu được sau điện phân có khối
điện phân catot tăng lượng giảm so với khối lượng dung dịch ban
(giây) (gam) đầu (gam)
1930 m Một khí duy nhất 2,70
7720 4m Hỗn hợp khí 9,15
t 5m Hỗn hợp khí 11,11

Giá trị của t là


A. 10615. B. 9650. C. 11580. D. 8202,5.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------

You might also like