You are on page 1of 5

7 NGÀY CẤP TỐC VỀ ĐÍCH 2022|TYHH

ĐỀ DỰ ĐOÁN SỐ 03|VIP
(Thầy Phạm Thắng | TYHH)

Câu 1: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH
A. Ancol metylic. B. Glixerol. C. Ancol etylic. D. Etylen glicol.

Câu 2: Nhiệt phân muối nào sau đây thu được kim loại?
A. AgNO3. B. Cu(NO3)2. C. KNO3. D. Fe(NO3)2.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn chất nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước?
A. Glucozơ. B. Sobitol. C. Isoamyl axetat. D. Tripanmitin.

Câu 4: Số oxi hóa của sắt trong sản phẩm thu được khi cho sắt tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl đặc,
nóng?
A. 2+. B. +3. C. +2. D. 3+.

Câu 5: Trong phân tử triolein có bao nhiêu liên kết pi ở gốc hidrocacbon?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.

Câu 6: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A. Anilin. B. Alanin. C. Phenol. D. Trimetylamin.

Câu 7: Sắt bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm khi tiếp xúc với kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Cu. C. Mg. D. Zn.

Câu 8: Axit benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt
cà chua, mù tạt, bơ thực vật … Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn.
Công thức phân tử axit benzoic là
A. CH3COOH. B. C6H5COOH. C. (COOH)2. D. HCOOH.

Câu 9: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Mg2+. B. Al3+. C. Zn2+. D. Cu2+.

Câu 10: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2?
A. Etilen. B. Vinyl benzoat. C. Fructozơ. D. Anđehit fomic.

Câu 11: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. khử. B. bị khử. C. môi trường. D. bị oxi hoá.

Câu 12: Este nào sau đây đều tác dụng với dung dịch NaOH và AgNO3/NH3 theo tỉ lệ mol là 1: 2?
A. Phenylaxetat. B. Benzylfomat. C. Metylfomat. D. Phenylfomat.

Câu 13: Trong một phân tử Glu-Ala-Val có số nguyên tử oxi là


A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 14: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s1. Nguyên tử khối của X là
A. 11. B. 24. C. 23. D. 12.

Câu 15: Trong bốn polime cho dưới đây, polime nào cùng loại (theo cách tổng hợp) với cao su buna
A. Tơ nilon-6,6. B. Poli(vinyl clorua).
C. Poli(phenol fomandehit). D. Tơ visco.

Câu 16: Chất nào sau đây tác dụng với kim loại Na thu được khí H2?
A. CH3CHO. B. HCOOCH3. C. CH3CH2OH. D. CH4.
Câu 17: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất
A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOH. D. C2H5COOH.

Câu 18: Chất nào sau đây không được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. Na2CO3. B. HCl. C. NaOH. D. Ca(OH)2.
Câu 19: Công thức phân tử của tristearin là
A. C57H110O6. B. C54H104O6. C. C57H104O6. D. C54H110O6.

Câu 20: Kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất là
A. silic. B. oxi. C. sắt. D. nhôm.

Câu 21: Cặp chất nào sau đây phản ứng được với nhau trong dung dịch?
A. KNO3 và NaCl. B. MgCl2 và CuSO4.
C. FeCl3 và AgNO3. D. Fe(NO3)3 và HNO3.

Câu 22: X là chất rắn ở điều kiện thường, X có nhiều trong các bộ phận của cây, là một trong cacbohidrat trong
mật ong (chiếm khoảng 30%). X được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm. Số
nguyên tử trong X là:
A. 22. B. 24. C. 12. D. 11.

Câu 23: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3. Nhiệt độ nóng
chảy của Al2O3 rất cao (2050°C), vì vậy phải hòa tan Al2O3 trong criolit để hạ nhiệt độ nóng chảy của
hỗn hợp xuống 900°C. Công thức của criolit là.
A. NaF.AlF3. B. NaF3.AlF3. C. Al2O3.2H2O. D. 3NaF.AlF3.

Câu 24: Cho quá trình chuyển hóa sau:


Khí CO2 
(1)
 tinh bột 
(2)
 glucozơ 
(3)
 C2H5OH
Tên gọi của các phản ứng (3), (2), (1) lần lượt là gì?
A. trùng hợp, quang hợp, lên men. B. quang hợp, thủy phân, lên men.
C. lên men, thủy phân, quang hợp. D. lên men, quang hợp, thủy phân.

Câu 25: Este T mạch hở, có công thức phân tử là C7H8O4. Hiđro hóa hoàn toàn x mol T cần tối đa y mol H2. Biết
H2 chỉ cộng vào liên kết pi (π) ở phần gốc hiđrocacbon của T. Giá trị của x: y là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 0,5.
Câu 26: Chất X tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch Z chứa hai muối. Cho lượng dư chất
Y vào Z, thu được dung dịch chứa một muối. Công thức của X, Y lần lượt là
A. Fe3O4 và Cu. B. Fe(OH)3 và Cu. C. Fe3O4 và Fe. D. FeO và Zn.

Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hóa hoá sau: Ca → X → Y → Z → T → Ca. Biết: X, Y, Z, T là các hợp chất khác
nhau; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các chất tương ứng. Các
chất X, Y, Z, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. CaCl2; CaCO3; CaO; Ca(HCO3)2. B. CaO; CaCO3; Ca(HCO3)2; CaCl2.
C. CaO; Ca(OH)2; Ca(HCO3)2; CaCO3. D. CaO; CaCO3; CaCl2; Ca(HCO3)2.

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ E được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol E cần vừa đủ
2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của E là
A. HOOC-COOH. B. CH3-COOH.
C. C2H5-COOH. D. HOOC-CH2-CH2-COOH.

Câu 29: Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15 gam X tác dụng vừa
đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của
X là
A. H2NC3H6COOH. B. H2NC2H4COOH. C. H2NC4H8COOH. D. H2NCH2COOH.

Câu 30: Xác định độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC, biết ở nhiệt độ này, hoà tan hết 143 gam Na2CO3.10H2O
trong 250 gam nước thì thu được dung dịch bão hoà
A. 21,20. B. 19,55. C. 15,59. D. 15,95.

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X chứa glucozơ, fructozơ và saccarozơ cần dùng vừa đủ 3,7632
lít khí O2, thu được CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m
gam kết tủa xuất hiện. Giá trị gần nhất của m là
A. 26. B. 33. C. 22. D. 28.

Câu 32: Dẫn 0,45 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 0,75 mol hỗn hợp
Y gồm CO, H2, CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55. B. 19,70. C. 5,00. D. 9,85.

Câu 33: Nhiệt phân hoàn toàn một muối nitrat khan E thu được 11,84 gam chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Hấp thụ
hết X vào 296 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z chỉ chứa 2 muối có tổng khối lượng 23,976
gam. Phần trăm theo khối lượng của nguyên tố O trong muối nitrat E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 53%. B. 60%. C. 51%. D. 65%.

Câu 34: Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,30 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol
tương ứng 1: 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 73,92 gam chất rắn T gồm ba
kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,66 mol SO2 (sản
phẩm khử duy nhất của H2SO4). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp X ban đầu là
A. 11,2 gam. B. 16,8 gam. C. 19,6 gam. D. 14,0 gam.
Câu 35: Cho các nhận định sau:
(1) Vật liệu compozit có độ bền, độ chịu nhiệt tốt hơn polime thành phần
(2) Chất béo là đieste của etilen glycol với axit béo.
(3) Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng tối đa với 3 phân tử H2(xt, to).
(4) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và tính dẻo
(5) Khi tham gia phản ứng tráng bạc, 1 mol vinyl fomat có thể tạo ra 4 mol bạc kim loại.
(6) Poli(metyl acrylat) và poli(metyl metacrylat) đều được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
(7) Tơ olon được điều chế từ phản ứng trùng hợp vinyl xianua.
Số nhận định đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư.
(b) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.
(c) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(d) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp).
(e) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
Số thí nghiệm chắc chắn sinh ra chất khí là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 37: Hiđro hóa hoàn toàn m gam triglixerit X (xúc tác Ni, t°), thu được (m + 0,8) gam triglixerit no Y. Đốt
cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 15,5 mol O2, thu được CO2 và 10,2 mol H2O. Mặt khác, thủy
phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH (dư) đun nóng, thu được a gam muối. Giá trị của a là:
A. 177,2. B. 186,8. C. 178,0. D. 187,6.

Câu 38: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H6O4. Đun nóng X với dung dịch NaOH thu được
hỗn hợp sản phẩm trong đó có hai hợp chất X1 và X2. Đun nóng hợp chất X1 với dung dịch H2SO4 loãng
thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có X3. Đun nóng nhẹ X3 thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có
hợp chất X4 mạch hở (có công thức phân tử C4H6O5). X2 ở điều kiện thường tồn tại ở trạng thái rắn. Khi
cho X2 vào dung dịch H2SO4 đặc, dư, đun nóng thu được oxit X5. Có các nhận xét sau đây về các chất
X, X1 đến X5:
(a) Trong phân tử X có chứa 13 liên kết σ.
(b) Trong phân tử X1 có chứa 3 nguyên tử H.
(c) X2 tham gia phản ứng tráng bạc theo tỉ lệ mol 1:4
(d) Phân tử X4 chỉ chứa một loại nhóm chức.
(e) X5 là oxi trung tính và có thể làm đục nước vôi trong.
Số nhận xét đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 39: Lấy m gam hỗn hợp rắn gồm Mg, Zn, FeCO3 và FeS2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 16,71% khối lượng
của hỗn hợp) nung trong bình chứa 0,16 mol O2 sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X
không chứa nguyên tố lưu huỳnh và hỗn hợp khí Y (có tỉ khối so với H2 là 27). Cho X vào dung dịch
chứa 0,72 mol HCl, 0,03 mol NaNO3 sau phản ứng hoàn toàn thấy dung dịch thu được chỉ chứa muối
clorua và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp hai khí thoát ra có khối lượng 0,66 gam (trong đó có 1 khí hóa nâu
ngoài không khí). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 26. B. 22. C. 24. D. 25.

Câu 40: Hỗn hợp X gồm 4 este mạch hở, trong đó có 1 este đơn chức và ba este hai chức là đồng phân của nhau.
Đốt cháy hết 12,6 gam X cần 15,456 lít khí O2 (đktc), thu được 26,4 gam CO2. Đun nóng 12,6 gam X
với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn Y và phần
hơi chỉ chứa 1 ancol đơn chức Z. Cho hết lượng Z tác dụng với Na dư thì khối lượng bình chứa Na tăng
6,3 gam. Trộn m gam Y với CaO rồi nung nóng (không có mặt oxi), thu được 2,016 lít khí (đktc) một
hiđrocacbon duy nhất. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % về khối lượng của este đơn chức
trong hỗn hợp X gần nhất với
A. 33,67%. B. 53,76%. C. 42,08%. D. 31,75%.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------

You might also like