You are on page 1of 4

Tổng hợp: GV Nguyễn Hoàng Vũ Năm học 2022 – 2023

TRƯỜNG THCS – THPT THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2023


NGUYỄN KHUYẾN Bài thi: Khoa học tự nhiên
Mã đề: 004 Môn thi thành phần: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút
Các chất khí đo ở diều kiện tiêu chuẩn.

Câu 1: Crom (III) hiđroxit có công thức là


A. Cr2O3. B. CrO3. C. Cr(OH)3. D. Cr(OH)2.
Câu 2: Điện phân nóng chảy NaCl với điện cực trơ thu được chất nào ở catot?
A. HCl. B. NaOH. C. Cl2. D. Na.
Câu 3: X là loại đường có nhiều trong quả nho chín. Số nguyên tử H trong phân tử X là
A. 22. B. 12. C. 10. D. 6.
Câu 4: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. H3PO4. B. BaCl2. C. H2O. D. Mg(OH)2.
Câu 5: Este tạo nên mùi thơm của quả chuối chín có tên là
A. etyl fomat. B. isoamyl axetat. C. benzyl axetat. D. etyl butirat.
Câu 6: Hai dung dịch nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa?
A. Na2CO3 và HCl. B. NaOH và NH4Cl.
C. NaHCO3 và Ba(OH)2. D. Ca(OH)2 và HNO3.
Câu 7: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột.
Câu 8: Lên men dung dịch chứa 225 gam glucozơ, thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên
men là
A. 60%. B. 40%. C. 54%. D. 80%.
Câu 9: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn?
A. Na. B. Al. C. Fe. D. Mg.
Câu 10: Khí sunfurơ không màu, mùi hắc, là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường, là nguyên nhân
chính gây mưa axit. Công thức hóa học của khí sunfurơ là
A. SO3. B. SO2. C. CO2. D. H2S.
Câu 11: Dung dịch chất nào sau đây có màu da cam?
A. Natri cromat. B. Natri đicromat. C. Kali cromit. D. Crom (III) oxit.
Câu 12: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. MgCl2. B. NaNO3. C. Al(OH)3. D. Na2CO3.
Câu 13: Triolein là một loại chất béo chiếm từ 4-30% trong dầu oliu. Công thức phân tử của triolein là
A. C57H98O6. B. C54H98O6. C. C57H104O6. D. C54H104O6.
Câu 14: Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra kim loại Cu?
A. Al. B. Ag. C. Ba. D. Na.
Câu 15: Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa chất
nào sau đây?
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)3, HNO3. C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2.
Câu 16: Polime nào sau đây được dùng để sản xuất chất dẻo?
A. Poli(vinyl clorua). B. Cao su buna. C. Tơ nitron. D. tinh bột.
Câu 17: Phương pháp điều chế kim loại Mg là
A. Điện phân dung dịch. B. Nhiệt luyện.
C. Điện phân nóng chảy. D. Thủy luyện.
Câu 18: Cho 0,78 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,896
lít khí H2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,62. B. 4,62. C. 3,27. D. 2,70.

Trang 1
Tổng hợp: GV Nguyễn Hoàng Vũ Năm học 2022 – 2023

Câu 19: Trong công nghiệp, kim loại nhôm được điều chế từ quặng boxit. Thành phần chính của quặng boxit

A. Al(OH)3.2H2O. B. Al2(SO4)3.2H2O. C. KAl(SO4)2.12H2O. D. Al2O3.2H2O.
2+ 2+ 2+ 3+
Câu 20: Trong các ion kim loại: Ca , Mg , Cu , Fe , ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Cu2+. B. Ca2+. C. Mg2+. D. Fe3+.
Câu 21: Cho 1,68 gam bột Fe tác dụng hết với dung dịch chứa 0,07 mol AgNO3, thu được m gam chất rắn
và dung dịch X. Giá trị của m là
A. 7,56. B. 11,29. C. 7,04. D. 6,48.
Câu 22: Cho 26,7 gam hỗn hợp gồm valin và glyxin (tỉ lệ mol 1: 2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH
dư, thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 34,1. B. 30,8. C. 29,7. D. 33,3.
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa FeO, Fe2O3, Fe3O4 và FeCO3 bằng dung dịch chứa HCl
(vừa đủ) thu được 0,04 mol CO2 và dung dịch Y có chứa 24,43 gam hỗn hợp muối FeCl3 và FeCl2. Cho NaOH
dư vào Y trong điều kiện không có không khí thấy xuất hiện 16,66 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 8,33. B. 14,78. C. 13,86. D. 14,64.
Câu 24: Một loại etxăng có chứa 4 ankan với thành phần số mol như sau: heptan (10%), octan (50%), nonan
(30%) và đecan (10%). Khi dùng loại etxăng này để chạy động cơ ôtô và môtô cần trộn lẫn hơi etxăng và không
khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để phản ứng cháy xảy ra vừa hết?
A. 1: 13,1. B. 1: 65,5. C. 1: 39,3. D. 1: 52,4.
Câu 25: Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat), poli(hexametylenađipamit),
poliacrilonitrin, polibutađien. Số polime điều chế từ phản ứng trùng hợp là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 26: Hòa tan vừa hết 23,3 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp
gồm HCl 2M và H2SO4 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2. Cô cạn dung dịch X thu
được khối lượng muối khan là
A. 74,3 gam. B. 75,3 gam. C. 78,5 gam. D. 74,8 gam.
Câu 27: Ở bên dưới là hình ảnh trên bao phân đạm Hà Bắc. Thông tin trên bao ghi: Nitơ 46,3%, khối lượng
tịnh 50kg. Biết thành phần chính của đạm ure là (NH2)2CO. Khối lượng (NH2)2CO ít nhất có trong một bao
phân đạm ure Hà Bắc là
A. 49,60 kg. B. 23,15 kg. C. 46,30 kg. D. 10,80 kg.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(a) Chỉ có một este đơn chức tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Ancol etylic có nhiệt độ sôi cao hơn axit axetic.
(c) Dung dịch valin làm quỳ tím hóa xanh.
(d) Quần áo dệt bằng tơ tằm không nên là ủi ở nhiệt độ cao.
(e) Mặt cắt quả chuối xanh tạo màu xanh tím với iot.
(f) Phần trăm khối lượng nguyên tố hiđro trong tripanmitin là 12,16%.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
+ CO +H O + NaHSO + Ba(OH) +Y
X ⎯⎯⎯⎯⎯ 2 2
→ Y ⎯⎯⎯⎯→ 4
Z ⎯⎯⎯⎯→ 2
T ⎯⎯→ X
Biết X, Y, Z, T đều là hợp chất của natri. Các chất X và T tương ứng là
A. Na2CO3 và Na2SO4. B. Na2CO3 và NaOH.
C. NaOH và Na2SO4. D. Na2SO3 và Na2SO4.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm a mol P và b mol S. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng lấy dư
20% so với lượng cần phản ứng thu được dung dịch Y và thoát ra khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Số mol
NaOH cần dùng để trung hoà dung dịch Y là
A. 3a + 2b. B. 1,2a + 3b. C. 4a + 3,2b. D. 3,2a + 1,6b.

Trang 2
Tổng hợp: GV Nguyễn Hoàng Vũ Năm học 2022 – 2023

Câu 31: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 (dư),
thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,0. B. 0,7. C. 1,4. D. 0,5.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Cu, Fe3O4 có số mol bằng nhau tan hết trong lượng dung dịch HCl dư.
(b) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa hai muối.
(c) Dung dịch amoniac làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
(d) Trong môi trường kiềm ion Cr3+ bị Br2 oxi hóa thành Cr+6.
(e) Kim loại vàng có tính dẻo kém hơn kim loại Al.
(g) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời.
(f) Cho dung dịch KHSO4 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2 thu được 2 kết tủa và 1 khí thoát ra.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 33: Tinh thể CuSO4.5H2O thường dùng làm chất diệt nấm, sát khuẩn… Khi nung nóng khối lượng
CuSO4.5H2O giảm dần. Đồ thị sau đây biểu diễn độ giảm khối lượng của CuSO4.5H2O khi tăng dần nhiệt độ:

Thành phần chất rắn sau khi nhiệt độ đạt đến 200°C là
A. CuSO4. B. CuSO4.2H2O. C. CuSO4.3H2O. D. CuSO4.H2O.
Câu 34: X là dung dịch NaHSO4 3M, Y là dung dịch hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 có tỉ lệ nồng độ phần
trăm tương ứng là 53: 84. Cho từ từ 100 ml dung dịch X vào m gam dung dịch Y, thu được V1 lít khí và dung
dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 89,6 gam kết tủa. Mặt khác, cho từ từ m gam
dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X, thu được V2 lít khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng V1 + V2
có giá trị gần nhất với
A. 10,08. B. 9,0. C. 11,2. D. 9,5.
Câu 35: Hai chất E và F là đồng phân cấu tạo của nhau. Đốt cháy hoàn toàn E (no, mạch hở, ME < 180), thu
được số mol CO2 bằng với số mol O2 đã tham gia phản ứng. Từ E, F thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Z + T
Biết: E, F chỉ chứa chức este trong phân tử. Y, T đều là ancol trong đó chỉ có Y hòa tan được Cu(OH)2 và trong
Z số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
Cho các phát biểu sau:
(a) T tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(b) 1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được tối đa 2 mol Ag.
(c) E là este no, hai chức, mạch hở.
(d) Có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn chất Z.
(e) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4, thu được chất hữu cơ Y.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Trang 3
Tổng hợp: GV Nguyễn Hoàng Vũ Năm học 2022 – 2023

Câu 36: Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường dòng
điện không đổi, ta có kết quả ghi theo bảng sau:
Thời gian (s) mcatot tăng Anot mdung dịch giảm
3088 m gam Khí Cl2 duy nhất 10,80 gam
6176 2m gam Khí thoát ra 18,30 gam
t 2,5m gam Khí thoát ra 22,04 gam
Giá trị của t là
A. 7720 giây. B. 8299 giây. C. 8685 giây. D. 8878 giây.
Câu 37: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit oleic và axit stearic (tỉ lệ mol lần lượt là 3: 2: 1) và các triglixerit
Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng oxi, thu được H2O và 13,45 mol CO2. Mặt khác, cho m gam E tác dụng
với dung dịch chứa 0,9 mol KOH (lấy dư 20%) đun nóng, thu được glixerol và hỗn hợp chứa 3 muối có số mol
đều bằng nhau. Phần trăm khối lượng của axit oleic trong m gam E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18,2%. B. 13,4%. C. 12,1%. D. 6,7%.
Câu 38: Hòa tan hết 35,84 gam hỗn hợp X gồm FeCl3, Mg, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,96
mol HCl thu được dung dịch Y và 2,688 lít khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3 dư vào Y đến khi các phản
ứng hoàn toàn thì thấy lượng AgNO3 phản ứng là 214,2 gam, kết thúc phản ứng thu được 178,68 gam kết tủa;
0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Phần trăm khối lượng của Mg đơn chất trong hỗn hợp X là
A. 26,45%. B. 25,11%. C. 24,10%. D. 23,44%.
Câu 39: Hỗn hợp E gồm X là este đơn chức và Y là este hai chức (X, Y đều no, mạch hở và số mol của X
nhỏ hơn số mol của Y). Xà phòng hóa hoàn toàn m gam E bằng lượng vừa đủ dung dịch KOH, thu được hai
ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và m gam muối. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn 23,32 gam E thì thu
được 1,04 mol CO2. Khối lượng Y có trong 23,32 gam E là
A. 14,6 gam. B. 5,92 gam. C. 17,4 gam. D. 21,32 gam.
Câu 40: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đốt dây sắt trong khí clo.
(b) Cho Fe vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(d) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
(e ) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(g) Cho hỗn hợp Cu (x mol) và Fe2O3 (x mol) tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

----------HẾT----------

Trang 4

You might also like