You are on page 1of 4

PHÁT TRIỂN ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN


ĐỀ SỐ 17 Môn thi thành phần: HÓA HỌC
(Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: …………………………………………….


Số báo danh: ……………………………………………….
* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al =
27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39, Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137.
* Các thể tích khí đều đo ở (đktc).
Câu 41. Chất nào sau đây là muối axit?
A. NaHCO3. B. NaCl. C. KOH. D. CaCO3.
Câu 42. Hợp chất H2NCH2COOH có tên là
A. valin. B. alanin. C. glyxin. D. lysin.
Câu 43. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Cu. B. Zn. C. Na. D. Fe.
Câu 44. Chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra mưa axit?
A. CO. B. SO2. C. CO2. D. O2.
Câu 45. Polime nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo?
A. Polibutađien. B. Nion - 6.
C. Poli(metyl metacrylat). D. Poliacrilonitrin.
Câu 46. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2?
A. Ca(OH)2. B. Mg(OH)2. C. Mg. D. BaO.
Câu 47. Khi thủy phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được sản phẩm là
A. axit oleic. B. axit stearic. C. axit panmitic. D. glixerol.
Câu 48. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?
A. Zn. B. Ca. C. Na. D. Mg.
Câu 49. Sắt (III) hiđroxit có công thức là
A. FeCl3. B. Fe2O3. C. Fe(OH)2. D. Fe(OH)3.
Câu 50. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH?
A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. HCHO. D. CH4.
Câu 51. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. W. B. Al. C. Na. D. Fe.
Câu 52. Máu người và hầu hết động vật có màu đỏ là do hemoglobin trong máu có chứa nguyên tố X.
Nguyên tố X là
A. S. B. Fe. C. P. D. Cu.
Câu 53. Nhôm tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. NaCl. C. H2SO4 đặc nguội. D. Mg(NO3)2.
Câu 54. Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức cấu tạo của etyl propionat là
A. HCOOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 55. Trimetylamin là một loại amin gây mùi tanh của cá. Trimetylamin là amin bậc
A. ba. B. hai. C. bốn. D. một.
Câu 56. Fructozơ có nhiều trong mật ong làm cho mật ong có vị ngọt sắc, công thức phân tử của
fructozơ là
A. C12H22O11. B. C6H12O6. C. (C6H10O5)n. D. C2H4O2.
Câu 57. Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiềm?
A. Mg. B. Cu. C. Al. D. K.
Nhóm làm đề phát triển đề tham khảo 2022 – TTB Trang 1/4
Câu 58. Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng vĩnh cửu của nước?
A. NaHCO3, KHCO3. B. NaNO3, KNO3. C. NaNO3, KHCO3. D. CaCl2, MgSO4.
Câu 59. Để hoà tan kim loại Cu ta có thể dùng một lượng dư dung dịch
A. FeCl2. B. AlCl3. C. HCl. D. FeCl3.
Câu 60. Hợp chất Al(OH)3 tan được trong dung dịch
A. NaCl. B. NaOH. C. KNO3. D. KCl.
Câu 61. Este X có công thức phân tử C 4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H 2SO4 loãng, đun nóng
thu được sản phẩm gồm axit axetic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là
A. CH3COOH. B. CH3OH. C. C2H5OH. D. HCOOH.
Câu 62. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong dung dịch NH3, glucozơ oxi hóa AgNO3 thành Ag.
B. Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa qua lại nhau.
C. Trong cây xanh, tinh bột được tổng hợp nhờ phản ứng quang hợp.
D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
Câu 63. Cho m gam K tác dụng với nước dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít H 2 (ở đktc). Giá trị của m

A. 46,8. B. 5,85. C. 23,4. D. 11,7.
Câu 64. Cho dung dịch chứa 27 gam glucozơ tác dụng với lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH3, sau
phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2. B. 32,4. C. 8,1. D. 24,3.
Câu 65. Chất rắn X không tan trong nước, có màu trắng hơi xanh chuyển nâu đỏ khi để trong không
khí. Chất X là
A. FeCl2. B. FeO. C. Fe(OH)2. D. Fe(OH)3.
Câu 66. Cho các polime sau: xenlulozơ, xenlulozơ axetat, nilon-6, tơ tằm. Số polime thiên nhiên là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 67. Hòa tan m gam Al vào dung dịch NaOH dư thu được 6,72 (l) khí (đktc). Giá trị của m là
A. 8,1. B. 5,4. C. 4,05. D. 2,7.
Câu 68. Đốt cháy hết 4,5 gam đimetylamin thu được sản phẩm gồm N 2, H2O và a mol khí CO2. Giá trị của
a là
A. 0,20. B. 0,30. C. 0,10. D. 0,15.
Câu 69. X là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C, Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch
hở). Đốt cháy hoàn toàn 11,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 0,48 mol O2. Mặt khác đun nóng 11,58
gam E cần dùng 165 ml dung dịch KOH 1M, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa muối kali của
hai axit cacboxylic. Tổng số nguyên tử H có trong phân tử X và Y là
A. 16. B. 12. C. 14. D. 18.
Câu 70. Trộn 200 ml dung dịch X gồm KHCO3 0,5M và K2CO3 0,5M vào 200 ml dung dịch Y gồm
NaHCO3 0,5M và Na2CO3 0,5M, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch T gồm H 2SO4
0,5M và HNO3 0,5M vào dung dịch Z, thu được V lít khí CO 2 (đktc) và dung dịch G. Cho dung dịch
Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch G thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V là
A. 59,1 và 2,24. B. 82,4 và 2,24. C. 59,1 và 5,6. D. 82,4 và 5,6.
Câu 71. Hợp chất hữu cơ X có công thức C6H8O4. Thực hiện chuỗi phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):

Biết rằng tỉ khối hơi của T so với H2 bằng 23. Trong số các phát biểu sau, số phát biểu đúng là
(a) Đốt cháy 0,65 mol Y cần 1,95 mol O2 (hiệu suất 100%).
(b) X không có đồng phân hình học.

Nhóm làm đề phát triển đề tham khảo 2022 – TTB Trang 2/4
(c) Y chỉ có 2 đồng phân cấu tạo.
(d) X tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:3.
(e) Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 72. Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH
1M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được ancol T và m gam hỗn hợp Y gồm hai muối. Đốt cháy hoàn
toàn T thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 4,05 gam nước. Giá trị của m là
A. 16,05. B. 16,95. C. 11,95. D. 10,25.
Câu 73. Đốt cháy hỗn hợp gồm Mg và Fe (có tỉ lệ số mol tương ứng là 6 : 5) trong oxi một thời gian
thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết X bằng 250 gam dung dịch HNO 3 30,492% thu được dung
dịch muối Y (chứa 82,2 gam muối) và 1,792 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) gồm NO và N 2O có tỉ khối hơi
so với H2 là 20,25. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung trong điều kiện có không
khi đến khối lượng không đổi thu được 25,6 gam chất rắn khan. Nồng độ phần trăm của Fe(NO 3)3
trong dung dịch Y gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 15. B. 11. C. 13. D. 18.
Câu 74. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Nung hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
(b) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch FeCl3.
(c) Nung nóng Cu(NO3)2 ở nhiệt độ cao.
(d) Cho hỗn hợp Mg và Fe2(SO4)3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(e) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.
Số thí nghiệm sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được đơn chất trong sản phẩm là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 75. Cho sơ đồ chuyển hoá:

Fe(NO3)3 X Y Z Fe(NO3)3
Các chất X và T lần lượt là
A. FeO và NaNO3. B. FeO và AgNO3. C. Fe2O3 và Cu(NO3) 2. D. Fe2O3 và AgNO3.
Câu 76. Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,75 mol), hidro (0,975 mol) và một ít bột niken.
Nung nóng bình một thời gian, thu được 0,84 mol hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng
với lượng dư dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được hỗn hợp khí Y và 39,6 gam kết tủa.
Hỗn hợp khí Y phản ứng tối đa a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. B. C. D.
Câu 77. Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm C và S thực hiện 2 thí nghiệm:
- TN1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được 17,92 lít hỗn hợp khí Y (CO2,
NO2) (đktc).
- TN2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ
lượng khí Z tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 52. B. 16. C. 14. D. 15,5.
Câu 78. Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO 3)2 và KCl bằng điện cực trơ, màng
ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, ở anot thoát ra 2,688 lít hỗn hợp khí
(đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây, thể tích khí thoát ra ở anot gấp 3 lần thể tích khí thoát ra ở
catot (đo cùng điều kiện), đồng thời khối lượng catot tăng 18,56 gam. Giá trị của m là
A. 55,34. B. 63,46. C. 53,42. D. 60,87.
Câu 79. Cho các phát biểu sau:
(a) Fructozơ chuyển thành glucozơ trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.

Nhóm làm đề phát triển đề tham khảo 2022 – TTB Trang 3/4
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.
(c) Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, có vị ngọt.
(d) Nhỏ vài giọt chanh nước vào cốc sữa bò thấy xuất hiện kết tủa.
(e) Ở điều kiên thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
(g) 1 mol Gly-Ala-Glu phản ứng tối đa với 3 mol NaOH.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 80. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để lớp este tạo thành nổi lên trên.
C. Ở bước 2, thấy có hơi mùi thơm bay ra.
D. Sau bước 2, trong ống nghiệm không còn C2H5OH và CH3COOH.
____HẾT___

Nhóm làm đề phát triển đề tham khảo 2022 – TTB Trang 4/4

You might also like