You are on page 1of 4

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 3 NĂM 2023

LIÊN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU MÔN HÓA HỌC


HOÀNG MAI - THÁI HÒA Thời gian làm bài 50 phút (40 câu trắc nghiệm)
1/5 - ĐÔ LƯƠNG 3
Họ Tên :.......................................................Số báo danh :..................... Mã Đề : 301

- Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;
S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Br =80; Ag = 108; Ba = 137.
- Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 41: Chất nào sau đây thuộc ancol?


A. Etanal. B. Phenol. C. Etanoic. D. Etanol.
Câu 42: Khí X được tạo thành từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Khí X là nguyên nhân chính gây hiệu
ứng nhà kính. Công thức của X là
A. N2. B. CO. C. CO2. D. CH4.
Câu 43: Kim loại kiềm thổ nào sau đây không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Be. B. Ca. C. Sr. D. Ba.
Câu 44: Muối nhôm sunfat có công thức là
A. AlSO4. B. Al(NO3)3. C. Al2S3. D. Al2(SO4)3.
Câu 45: Chất nào sau đây là amin thơm
A. etyl amin. B. anilin. C. Etylmetyl amin. D. alanin.
Câu 46: Gluxit nào sau đây có nhiều trong cây mía?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.
Câu 47: Chất nào sau đây là este?
A. Axit axetic. B. Etylamin. C. Ancol etylic. D. Etyl axetat.
Câu 48: Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. K2Cr2O7. B. Cr(OH)3. C. CrCl2. D. Cr2O3.
Câu 49: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe3O4. B. Fe2(SO4)3. C. Fe2O3. D. Fe(OH)3.
Câu 50: Oxit nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng tạo ra chất khí?
A. Fe2O3. B. FeO. C. Al2O3. D. MgO.
Câu 51: Aminoaxit H2N-CH2-COOH có tên là
A. alanin. B. valin. C. lysin. D. glyxin.
Câu 52: Tổng số nguyên tử có trong một phân tử metyl amin là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 7.
Câu 53: Kim loại Cu tác dụng với dung dịch chất nào sau đây?
A. Zn(NO3)2. B. CuSO4. C. Fe2(SO4)3. D. NaNO3.
Câu 54: Polietilen thuộc loại
A. tơ. B. cao su. C. keo dán. D. chất dẻo.
Câu 55: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với Cl2 và HCl tạo ra cùng một muối là
A. Ag. B. Fe. C. Mg. D. Cu.
Câu 56: Điện phân dung dịch muối nào sau đây thu được kim loại?
A. MgSO4. B. CuSO4. C. Al(NO3)3. D. KCl.
Câu 57: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch?
A. HCl. B. NaOH. C. Cu(NO3)2. D. H2SO4 đặc, nguội.
Câu 58: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Ag. B. K C. Ba. D. Mg.
Câu 59: Hợp chất X là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. Công thức của X là
A. Fe(OH)3. B. Fe3O4. C. FeSO4. D. Fe(OH)2.
Câu 60: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép
không gỉ… Kim loại X là?
A. Fe. B. Cr. C. Ag. D. W.
Câu 61: Hỗn hợp M gồm hai chất etyl fomat và metyl axetat. Đốt cháy hoàn m gam M, hấp thụ toàn bộ sản
phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng bình đựng tăng 2,232 gam. Giá trị của m là
A. 2,664. B. 1,056. C. 0,888. D. 2,160.
Câu 62: Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ (trong môi trường axit) ta thu được chất hữu cơ X. Trong môi trường
kiềm chất Y chuyển thành chất X. Hai chất X, Y lần lượt là
A. tinh bột và saccarozơ. B. glucozơ và fructozơ.
C. glucozơ và ancol etylic. D. glucozơ và saccarozơ.
Câu 63: Thủy phân este đơn chức X (trong môi trường axit) ta thu được axit Y và ancol Z. Từ Z có thể tạo trực
tiếp ra Y bằng một phản ứng. Vậy este X không thể là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH3. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 64: Tinh bột được tạo thành nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. Để tạo được 4,05 gam tinh bột thì thể
tích khí CO2 cần dùng là bao nhiêu?
A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,60 lít.
Câu 65: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Al(OH)3 là chất có tính chất lưỡng tính.
B. Bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm trong dầu hỏa.
C. Trong nhóm IIA, tính khử của các kim loại tăng dần từ Be đến Ba.
D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.
Câu 66: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Al phản ứng hoàn toàn với 0,2 mol khí O2 thu được hỗn hợp chất rắn X
(gồm kim loại và oxit). Hòa tan X vào lượng dư dung dịch H2SO4 thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch
chứa 70,2 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 16,2. B. 17,7. C. 12,9. D. 12,6.
Câu 67: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tinh bột và xelulozơ đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Trùng hợp acrilonitrin thu được tơ olon.
C. Poli(metyl metacrylat) được dùng để sản xuất cao su.
D. Trùng ngưng vinyl clorua thu được poli(vinyl clorua).
Câu 68: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch có chứa a mol Na 2CO3 và b mol KHCO3. Số mol khí CO2 thu
được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b là
A. 2 : 5. B. 3 : 5. C. 2 : 3. D. 3:2.
Câu 69: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3.
B. Cho dung dịch MgSO4 vào dung dịch NaOH.
C. Cho thanh kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 đặc nguội.
D. Cho thanh kim loại Cu vào dung dịch MgSO4.
Câu 70: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm metyl amin, etyl amin và trimetyl amin phản ứng vừa đủ với 50ml dung
dịch HCl 0,2M. Tính khối lượng của muối thu được?
A. 1,705 gam. B. 2,445 gam. C. 0,985 gam. D. 1,715 gam.
Câu 71: Cho E (C3H6O3) và F (C5H8O4) là các chất hữu cơ mạch hở. Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau theo đúng
tỉ lệ mol:

(1) E + NaOH X+Y

(2) F + 2NaOH X+Y+Z


(3) Z + HCl T + NaCl
Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và X, Z thuộc cùng dãy đồng đẳng.
Cho các phát biểu sau:
(a) Nung Z với NaOH và CaO (khan) ta thu được hiđrocacbon đơn giản nhất.
(b) Đốt cháy hoàn toàn X ta thu được Na2CO3 và CO2 luôn có số mol bằng nhau.
(c) Dung dịch chất Y có khả năng hòa tan được Cu(OH2 ở điều kiện thường.
(d) Có thể dùng dung dịch chất T làm gia vị thức ăn.
(đ) Chỉ có 1 cặp công thức cấu tạo của E, F thỏa mãn dự kiện bài toán.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 72: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4 ta thu được Cu kim loại.
(b) Có thể hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm giữa bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Gang là hợp kim của sắt với cacbon trong đó có từ 0,01 – 2% khối lượng cacbon
(e) Hấp thụ hoàn toàn 2,5a mol CO 2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH) 2 và a mol NaOH thu được
dung dịch chứa hai chất tan.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 73: Sau khi phân tích thổ nhưỡng vùng đất trồng lạc (đậu phộng) của một tỉnh X, chuyên gia nông nghiệp
khuyến nghị bà con nông dân cần bón bổ sung 40 kg N, 45 kg P và 66 kg K cho mỗi ha. Loại phân mà người
nông dân sử dụng là phân hỗn hợp NPK (20 – 20 – 15) trộn với phân kali KCl (độ dinh dưỡng 60%) và một loại
supephotphat (độ dinh dưỡng 40%). Theo khuyến nghị trên, tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 1 ha gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 442,02 kg. B. 272,50 kg. C. 440,22 kg. D. 275,20 kg.
Câu 74: Nung nóng m gam butan trong bình kín (có chất xúc tác thích hợp) xảy ra phản ứng crackinh, thu được
0,96 mol hỗn hợp P gồm H2 và các hiđrocacbon mạch hở (CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8, C4H10). Cho toàn bộ
hỗn hợp P vào dung dịch Br2 dư thấy có tối đa x mol Br2 phản ứng, đồng thời khối lượng bình đựng Br 2 tăng
16,52 gam và thoát ra hỗn hợp khí Q không bị hấp thụ. Đốt cháy hoàn toàn Q cần vừa đủ 1,48 mol khí oxi, thu
được CO2 và H2O. Giá trị của x là
A. 0,48. B. 0,42. C. 0,46. D. 0,50.
Câu 75: X, Y, Z là ba axit cacboxylic thuộc cùng dãy đồng đẳng (M X < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với
một ancol no, ba chức, mạch hở N. Hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T trong đó Y, Z có cùng số mol. Tiến hành các
thí nghiệm sau:
* Thí nghiệm 1: Đốt cháy hoàn toàn 13,3 gam E bằng lượng vừa đủ oxi, thu được 11,2 lít khí CO 2 và 8,1 gam
H2O.
* Thí nghiệm 2: Cho 13,3 gam E tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 và đun nóng nhẹ, thu được
10,8 gam Ag kết tủa.
* Thí nghiệm 3: Cho 13,3 gam E vào 400ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng
được m gam chất rắn khan.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị m gần nhất với
A. 24,8. B. 13,5. C. 12,3. D. 19,0.
Câu 76: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: .
Trong các chất sau: K2CO3, NaHCO3, Fe(OH)2, CaCO3, Fe(NO3)2, có bao nhiêu chất có thể là X?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 77: Hỗn hợp A gồm 2 triglixerit X và Y. Đun nóng m gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ thu
được dung dịch chứa glixerol và hỗn hợp muối gồm x gam natri oleat, y gam natri linoleat và z gam natri
panmitat. Nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch Br 2 dư thì tối đa với 9,12 gam brom. Mặt khác, khi
đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 36,564 gam CO‌2 và 13,392 gam H2O. Giá trị của (x + z) là
A. 9,984.‌ B. 10,584.‌ C. 13,320. D. 6,072.‌‌
Câu 78: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được Ag kết tủa.
(b) Trùng ngưng hexametylen điamin và axit ađipic thu được tơ nilon-6,6.
(c) Mùi thơm trong quả chuối chín là do glucozơ gây nên.
(d) Cho dung dịch brom vào anilin thấy xuất hiện kết tủa màu trắng.
(đ) Gạch cua nổi lên khi nấu canh là do sự đông tụ của chất béo.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 79: Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn
xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và khối lượng Al 2O3 bị hòa tan tối
đa trong dung dịch sau điện phản ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:

Biết tại catot ion Cu 2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H + điện phân tạo thành khí H 2; có cường độ dòng
điện I = 3A và không đổi trong các thí nghiệm trên. Giá trị của p là
A. 1,85. B. 1,63. C. 1,65. D. 1,53.
Câu 80: Chia hỗn hợp X gồm FeO, FeCO3, Fe2O3, Fe(OH)3 và Fe3O4 thành hai phần.
- Hòa tan hoàn toàn phần 1 bằng 315 ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ), thu được 1,344 lít khí và dung dịch Y.
- Hòa tan hoàn toàn phần 2 bằng lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, thu được dung dịch Z và 6,72 lít hỗn
hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6) có tỉ khối so với H2 bằng 28.
Tổng khối lượng muối trong Y và Z có giá trị gần nhất là
A. 130,5 g. B. 124,9 g. C. 182,9 g. D. 145,5 g.
------------------------HẾT-----------------------

You might also like