You are on page 1of 3

1.

Tác động tích cực: Tác động tích cực của cạnh tranh đối với các ngành trong nền
kinh tế:
+ Với với doanh nghiệp:
- Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại, tạo
sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để
giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác
biệt có sức cạnh tranh cao.
- Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng ‘bản lĩnh’ của
mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho các doanh nghiệp càng vững mạnh và
phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường
+ Với người tiêu dùng
- Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng nhận được các dịch vụ ngày càng đa dạng, phong
phú hơn. Chất lượng của dịch vụ được nâng cao trong khi đó chi phí bỏ ra ngày càng
thấp hơn. Cạnh tranh cũng làm quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và quan
tâm nhiều hơn.
- Cạnh tranh khiến người tiêu dùng không không phải dùng một sức ép nào mà còn
được hưởng những thành quả nào do cạnh tranh mang lại như: chất lượng sản phẩm
tốt hơn, giá thấp hơn, chất lượng phục vụ cao hơn,..
+ Đối với nền kinh tế- xã hội
Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao lao động xã hội. Tuy nhiên ở đây
phải là cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp sẽ cùng nhau
phát triển, cùng đi lên giúp nền kinh tế phát triển bền vững.

2. Tác động tiêu cực

Thứ nhất, cạnh tranh dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Vì cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường tự do nên ngành có thu nhập cao sẽ được đầu
tư nhiều hơn, nhưng việc quá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào cùng một ngành sẽ dẫn đến mất
cân đối cung cầu. Do đó, cung bị dư thừa và hàng hóa bị tồn đọng, hai ví dụ điển hình là cuộc
khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 và năm 2008. Mặt khác, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra
thì những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị phá sản, hệ quả dẫn đến là khủng hoảng thiếu, vì khi
này số lượng cung bị giảm và không đủ đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Khủng hoảng thừa và
thiếu là nguồn cơn gây nên khủng hoảng kinh tế và cần rất nhiều thời gian để khắc phục

Thứ hai, cạnh tranh tác động tiêu cực đến môi trường
“Theo WWF, nhân loại hiện đang sử dụng vượt quá 50% nguồn tài nguyên thiên nhiên mà
Trái Đất có thể cung cấp. Từ năm 2008, nhân loại đã cần tới 18,2 tỷ héc ta đất nhưng Trái Đất
chỉ có 12 tỷ héc ta đất có thể canh tác. Nếu thế giới không nhanh chóng thay đổi cách thức sử
dụng tài nguyên thì vào năm 2030, ngay cả 2 Trái Đất như hiện nay cũng không thể đáp ứng
được nhu cầu.”
Tài nguyên môi trường rất quan trọng đối với việc sản xuất và thu lợi nhuận. Thế nhưng, để
đạt lợi nhuận càng cao thì lượng tài nguyên cần khai thác càng nhiều, hậu quả gây ra là môi
trường không thể phục hồi kịp so với tốc độ khai thác để tiếp tục sản xuất. Thêm vào đó, cạnh
tranh cũng dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo Bộ Công thương Việt Nam: “Tình trạng
ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường
nhiều nơi suy giảm mạnh. Đáng lo ngại, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng,
nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản
lý và khắc phục hậu quả. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh
doanh đổ thải trộm hoặc do công trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hóa
chất, tràn dầu… dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường.” Những sự
cố có thể kể đến như ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, sự cố
Formosa, xác cá chết gây mùi hôi xung quanh Hồ Tây và nhiều hơn thế nữa. Điều này
không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe con người mà còn đe dọa trật tự
an ninh xã hội.

Thứ ba, gây tổn hại môi trường kinh doanh


Nhiều doanh nghiệp vì muốn đạt được lợi nhuận cao đã không từ những thủ đoạn xấu xa để
có được như thực hiện những hành vi lừa đảo, trốn thuế, buôn bán hàng giả, ăn cắp bản
quyền, tung tin đồn thất thiệt để hạ uy tín đối thủ. Những hành vi vi phạm đạo đức này gây
tổn hại môi trường kinh doanh, xói mòn đạo đức giá trị xã hội dẫn đến vi phạm pháp luật.

Thứ tư, gây lãng phí nguồn nhân lực xã hội


Cạnh tranh không lành mạnh gây ra những lãng phí về nguồn lực xã hội vì nó có thể chiếm
giữ nguồn lực không đưa vào sản xuất kinh doanh. Thậm chí còn ép giá đối thủ, không cho
đối thủ sản xuất.
Ví dụ:
Năm vừa qua đại dịch covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.
Những thời gian đầu dịch nhiều người thường nhân cơ hội tích trữ khẩu trang, sau
khi dịch bệnh bùng phát ở Việt Nam lúc đó họ tung khẩu trang ra thị trường bán
với giá cao nhằm thu lợi nhuận.

=> Tệ quá nên phải có luật cạnh tranh =(((

3. Ví dụ
1, Cạnh tranh giữa ngành bảo hiểm và ngân hàng ( đều thu hút vốn của người dân ) - Hương
Giang
cả 2 ngành đều mong muốn thu hút người gửi tiền tiết kiệm có sẵn. Tác động tích cực

Phân tích ví dụ:


1. Lãi suất tăng thường có tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán, dẫn tới lợi
nhuận từ những khoản đầu tư cổ phiếu của các doanh nghiệp bảo hiểm bị ảnh hưởng,
việc vay vốn của doanh nghiệp, của khách hàng khó khăn hơn
2. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dùng lãi suất hiện hành để đánh giá hiệu quả
đầu tư
3. Khách hàng sẽ có sự so sánh lãi suất giữa công ty bảo hiểm chi trả theo hợp đồng và
lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng. Khi lãi suất tăng, việc mua bảo hiểm sẽ kém hấp dẫn
hơn trước nếu so sánh với các tài sản ít rủi ro khác (ví dụ khách hàng có thể sẽ chuyển
từ mua bảo hiểm sang gửi tiền ở ngân hàng).
4. Giá trị thị trường (mark to market) của danh mục đầu tư sẽ giảm do lãi suất tăng dẫn
đến giá trái phiếu đang nắm giữ giảm xuống. Riêng với doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ, danh mục đầu tư chủ yếu là các tài sản ngắn hạn (bao gồm tiền gửi và trái
phiếu có kỳ hạn ngắn) và do đó, tác động của tăng lãi suất sẽ hạn chế hơn bởi những
tài sản này sẽ đáo hạn sớm và chuyển sang đầu tư ở mức lãi suất cao hơn.
● Tác động tích cực của ngành bảo hiểm
- góp phần thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng
tích lũy tiết kiệm cho nền kinh tế; góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh
xã hội, tạo điều kiện chà người dân có thể tự thu xếp, bảo vệ về mặt tài chính,
và được bảo hiểm chi trả bồi thường khi không may xảy ra tai nạn, ốm đau,
mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước
- bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất
kinh doanh mà không cần sử dụng đến các giải pháp tín dụng và dự phòng tài
chính khác; thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế; góp phần thực hiện các
chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ.
● Tác động tích cực của việc thu hút vốn của ngành ngân hàng
- Giảm lạm phát, giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường
- Gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng là một kênh đầu tư sinh lời an toàn, nhất là khi thị
trường có nhiều biến động

You might also like