You are on page 1of 8

KIỂM TRA MÔN KTCT

Họ và tên: Phan Thị Hồng Phượng

Mã số sinh viên: 31231024608

Lớp: IV0002

Khóa: K49

Ngày làm bài: 18/01/2024

Câu hỏi

SV thực hiện các yêu cầu sau:

1. Hãy nêu quan điểm cá nhân về vai trò và trách nhiệm của nhà sản xuất trong
cung cấp các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (điện, nước, giáo dục, y tế…) ở
nước ta hiện nay. Qui luật giá trị ảnh hưởng như thế nào đối với sản xuất và
trao đổi đối với các hàng hóa, dịch vụ này?
2. Thực hành bài tập tình huống số 7 (Tr 130 TLHDOT KTCT UEH 2022)

Bài làm

Câu 1:

 Hãy nêu quan điểm cá nhân về vai trò và trách nhiệm của nhà sản xuất
trong cung cấp các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (điện, nước, giáo dục, y
tế…) ở nước ta hiện nay.
- Nhà sản xuất là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho xã hội để phục vụ
tiêu dùng. Nhiệm vụ của họ là thỏa mãn nhu cầu hiện tại và tương lai của xã
hội với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Tuy
nhiên, ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, nhà sản xuất cần phải có trách
nhiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại đến sức khỏe và lợi ích
của con người trong xã hội.
- Vai trò của nhà sản xuất trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu:

+ Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân: Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những
loại hàng hóa, dịch vụ có vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân, bao
gồm nhu cầu sinh hoạt, học tập, khám chữa bệnh,… Do đó, các nhà sản xuất có vai
trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, góp phần đảm
bảo cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.

+ Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội: Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là nền tảng cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các nhà sản xuất có vai trò quan trọng
trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ,… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

+ Bảo vệ môi trường: Sản xuất hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có thể tác động đến môi
trường. Do đó, các nhà sản xuất có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của sản xuất đối với môi trường.

- Trách nhiệm của nhà sản xuất hàng hóa, dịch vụ thiết yếu:

+ Cung cấp hàng hóa, dịch vụ chất lượng, an toàn: Các nhà sản xuất có trách
nhiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ chất lượng, an toàn, đáp ứng nhu cầu và mong
muốn của người tiêu dùng. Trách nhiệm này được thể hiện qua việc đảm bảo các
tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn của hàng hóa, dịch vụ; đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm; không sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giả, nhái, kém chất
lượng,…

+ Giá cả hợp lý: Các nhà sản xuất có trách nhiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ với
giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân. Trách nhiệm này được
thể hiện qua việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về giá; không đầu cơ, găm
hàng, tăng giá bất hợp lý,…

+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Các nhà sản xuất có trách nhiệm bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng, bao gồm quyền được cung cấp hàng hóa, dịch vụ chất lượng,
an toàn; quyền được thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ; quyền được khiếu nại,
tố cáo khi quyền lợi của mình bị xâm phạm,…

Để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình, các nhà sản xuất cần tuân thủ các
quy định của pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội, đồng thời phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đảm bảo cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết
yếu chất lượng, an toàn, giá cả hợp lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 Quy luật giá trị ảnh hưởng như thế nào đối với sản xuất và trao đổi các
hàng hóa, dịch vụ thiết yếu?

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, quy
định giá cả hàng hóa xoay quanh giá trị của nó. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản
xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

- Đối với sản xuất: phải sản xuất ra hàng hóa với giá trị cá biệt bằng hoặc thấp
hơn giá trị xã hội.
- Đối với lưu thông: phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã
hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.

Quy luật giá trị tác động đến sản xuất và trao đổi các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
như sau:

- Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

+ Đối với điều tiết sản xuất: Khi giá cả biến động, người sản xuất biết được tình
hình cung-cầu từng loại hàng hóa, biết được hàng hóa nào đang có lợi nhuận
cao, hàng hóa nào đang thua lỗ. Nếu cung bằng cầu, hàng hóa có giá cả bằng
giá trị thì sản xuất của họ sẽ tiếp tục vì phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nếu
cung nhỏ hơn cầu, tức là ở tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả sẽ cao hơn giá
trị, lúc đó người sản xuất sẽ có nhiều lợi nhuận nên sẽ mở rộng quy mô sản xuất
và cung ứng thêm hàng hóa ra thị trường. Ngược lại, nếu cung lớn hơn cầu sẽ
xảy ra tình trạng dư thừa hàng hóa, hàng hóa tồn ứ buộc phải giảm giá, khi đó
giá cả sẽ thấp hơn giá trị. Người sản xuất sẽ ít lợi nhuận hoặc sẽ không có lợi
nhuận, vì vậy họ sẽ thu hẹp sản xuất hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất, quy mô
ngành sẽ bị thu hẹp.

 Ví dụ, trong thời gian dịch bệnh COVID-19, do tình trạng khan hiếm
khẩu trang y tế, đẩy giá cả khẩu trang tăng vọt, hấp dẫn nhiều nhà máy
may chuyển đổi phương thức sản xuất, từ sản xuất quần áo sang sản xuất
khẩu trang y tế. Việt Nam không những đáp ứng nhu cầu về khẩu trang
trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới. Rõ ràng, quy luật giá trị tác
động tới việc mở rộng quy mô sản xuất khi cung nhỏ hơn cầu.

+ Đối với điều tiết lưu thông (trao đổi): Khi giá thị trường biến động, quy luật
giá trị tác động đưa hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao; từ nơi
cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Và quy luật giá trị giúp cho phân
phối nguồn hàng một cách hợp lý giữa các vùng, các khu vực với nhau.

 Ví dụ, trong thời gian đại dịch COVID-19, nhu cầu về thực phẩm, thuốc
chữa bệnh, thiết bị y tế,... tăng cao ở các địa phương có dịch bệnh diễn
biến phức tạp. Do đó, giá cả của các hàng hóa, dịch vụ này cũng tăng
cao. Tuy nhiên, nhờ sự điều tiết của quy luật giá trị, các hàng hóa, dịch
vụ này đã được di chuyển từ các địa phương có giá cả thấp hơn đến các
địa phương có giá cả cao hơn, góp phần đảm bảo cung ứng đầy đủ các
hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân.
- Thứ hai, quy luật giá trị kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất
nhằm tăng năng suất lao động.
+ Trong điều kiện sản xuất khác nhau, mỗi người sản xuất hàng hóa có hao phí
lao động cá biệt riêng. Tuy nhiên khi đưa ra thị trường, hàng hóa này lại căn cứ
vào hao phí lao động xã hội. Người sản xuất có hao phí lao động cá biệt lớn
hơn hao phí lao động xã hội thì sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ trong kinh doanh.
Ngược lại, người sản xuất có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động
xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Vì thế, với mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận, để có thể cạnh tranh, người sản xuất phải tìm cách hạ thấp hao phí lao
động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội thông qua các biện pháp như:
tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới
phương thức quản lý, nâng cao tay nghề, thực hành tiết kiệm,…Kết quả là, lực
lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động tăng lên, chi phí sản
xuất sẽ giảm xuống.
 Ví dụ, trong sản xuất nông nghiệp, các nhà sản xuất đã ứng dụng các
công nghệ mới như: tưới tiêu tự động, phân bón vi sinh, giống cây trồng
mới,... để tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất.
+ Trong lưu thông, để có nhiều lợi nhuận, bán được nhiều hàng hóa, giảm chi
phí lưu thông, người sản xuất sẽ phải tăng chất lượng phục vụ, tích cực quảng
cáo, tổ chức khâu bán hàng, hậu bán hàng, giảm các cấp thương mại trung gian
làm cho quá trình lưu thông thuận tiện hơn, hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và
chi phí thấp hơn.
 Ví dụ, các nhà kinh doanh dịch vụ ăn uống đã hợp lý hóa tổ chức sản
xuất theo dây chuyền, giúp nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất
lượng phục vụ.
- Thứ ba, phân hóa giàu-nghèo trong xã hội: Trong quá trình sản xuất và trao
đổi, những người sản xuất có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao
động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa họ sẽ thu được nhiều lãi và giàu lên,
có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất. Ngược lại, đối với những người sản
xuất có hao phí lao động cá biệt cao hơn hoa phí lao động xã hội thì không
bán được hàng hóa, sẽ dẫn đến thua, lỗ, phá sản, phải đi làm thuê. Ngoài ra,
trong nền kinh tế thị trường thuần túy làm chạy theo lợi ích cá nhân, nạn đầu
cơ, buôn lậu, làm hàng giả, khủng hoảng kinh tế là những nhân tố tác động
làm gia tăng thêm sự phân hóa giàu-nghèo cũng như những tiêu cực khác.
Vì vậy, trong kinh tế thị trường, sự điều tiết của nhà nước có thể hạn chế sự
phân hóa này.
 Ví dụ, những người sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ
mới, đổi mới quy trình sản xuất, hợp lý hóa tổ chức sản xuất sẽ có năng
suất lao động cao, chi phí sản xuất thấp, thu được lợi nhuận cao, trở nên
giàu có. Ngược lại, những người sản xuất nông nghiệp sử dụng phương
pháp sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao sẽ
thu được lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ, trở nên nghèo khó. Và những người
thất nghiệp, không có khả năng lao động sẽ không có thu nhập, trở nên
nghèo khó.

Quy luật giá trị vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác động đó
diễn ra một cách khách quan trên thị trường nên cần có sự điều tiết của nhà nước
để hạn chế tiêu cực, thúc đẩy tích cực.

Câu 2:

a. Theo em, ý kiến của cả ba bạn sinh viên là chưa đúng.


- Ý kiến của Sơn là sai vì: Như chúng ta đã biết để sản xuất ra hàng hóa thì
cần phải có sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất ( như máy móc, thiết bị, nguyên
nhiên vật liệu,…) và sức lao động của con người. Tuy nhiên giá trị thặng dư
là do sức lao động của con người tạo nên. Robot là một loại máy móc, thiết
bị, là tư bản bất biến, không phải là người lao động nên không có khả năng
tự lao động, mà chỉ có thể thực hiện các công việc theo chương trình mà con
người thiết lập sẵn. Do đó, robot không thể tạo ra giá trị thặng dư. Bên cạnh
đó, Robot chỉ là điều kiện để tăng năng suất lao động, làm giảm thời gian lao
động cần thiết từ đó làm tăng giá trị sản xuất thặng dư. Và dù Robot có
thông minh như thế nào thì cũng không thể thay thế người công nhân truyền
thống.

- Ý kiên của Tú là sai vì: Nhà sản xuất ra robot không phải là người tạo ra giá
trị thặng dư. Giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất hàng
hóa, dịch vụ có sử dụng sức lao động của con người. Robot là một loại máy
móc, thiết bị, là tư bản bất biến nên không có khả năng tạo ra giá trị thặng
dư. Công nhân sản xuất ra robot không phải “dĩ nhiên” đã tạo ra giá trị thặng
dư. Giá trị thặng dư chỉ được tạo ra khi công nhân có thời gian lao động
vượt quá thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra giá trị của tư bản khả
biến mà họ tiêu dùng, phần thời gian lao động vượt quá thời gian lao động
cần thiết được gọi là thời gian lao động thặng dư. Nếu công nhân chỉ lao
động trong thời gian lao động cần thiết, thì họ chỉ tạo ra giá trị tương đương
với giá trị của tư bản khả biến mà họ tiêu dùng, chứ không tạo ra giá trị
thặng dư.
- Ý kiến của Hằng cũng sai vì: Robot là tư bản bất biến nên không tạo ra giá
trị thặng dư nhưng để Robot hoạt động thì cần có sự điều khiển và định
hướng của con người. Robot là máy móc, thiết bị giúp tăng năng suất lao
động, làm giảm thời gian lao động cần thiết của công nhân từ đó làm tăng
giá trị thặng dư. Trong các nhà máy hiện đại, khi công nhân điều khiển, lập
trình Robot làm việc thay vì tự mình làm việc, sức lao động của họ trong
việc lập trình Robot là tư bản khả biến nên họ sẽ tạo ra giá trị thặng dư. Mà
đã có giá trị thặng dư thì sẽ có sự bóc lột của nhà tư bản đối với người công
nhân điều khiển Robot.

b. Theo em, trong những nhà máy hiện đại này, người công nhân làm thuê mà
có thời gian lao động vượt quá thời gian lao động cần thiết sẽ là người tạo ra
giá trị thặng dư. Việc ứng dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến (tư bản bất
biến) như sử dụng Robot vào sản xuất chỉ là tiền đề, điều kiện làm tăng năng
suất lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí làm ra sản phẩm, cần thiết cho quá
trình tăng giá trị thặng dư.
Trong những nhà máy hiện đại này, chất lượng của công nhân đang trên đà
phát triển nhưng số lượng công nhân thì đang giảm mạnh. Các nhà tư bản sẽ
sa thải số lượng lớn công nhân tham gia hoạt động sản xuất, chỉ giữ lại
những công nhân có trình độ cao để điều khiển Robot nên chất lượng người
lao động sẽ tăng. Bởi lẽ đi đôi sự phát triển của khoa học- kĩ thuật công nghệ
hiện đại đòi hỏi người lao động cần trau dồi thêm để hiểu biết sâu rộng tri
thức và kỹ năng nghề nghiệp, đòi hỏi chất lượng công nhân ngày càng cao.
Nhưng việc tiếp thu những tri thức của nhân loại không phải là “một sớm
một chiều” mà cần phải có quá trình và không phải ai cũng có thể tiếp cận
được với tri thức và kỹ năng của ngành nghề đó. Cùng với đó, sự phát triển
của công nghệ tiên tiến cũng dần thay thế sức lao động của con người, việc
ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp các nhà tư bản thu được
nhiều giá trị thặng dư hơn, có nhiều lợi nhuận hơn nên họ sẽ đầu tư vào ứng
dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất thay vì trả tiền thuê công
nhân.

You might also like