You are on page 1of 9

BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN NHÓM 6

Câu hỏi: Nêu các tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa. Mỗi tác động cho
một ví dụ minh họa.

Họ và tên : Lê Thanh Hằng


Lớp: KIC02
Các tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa:

o Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa


Trong sản xuất, thông qua giá cả thị trường, người sản xuất sẽ biết được nên đầu tư vào
ngành nào, sản xuất sản phẩm gì để thu lợi nhuận cao, từ đó chuyển hướng sản xuất từ
ngành lợi nhuận thấp sang ngành lợi nhuận cao.
Ví dụ minh họa: - Khi giá cà phê ở nước ta tăng cao, người dân các tỉnh Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ trồng rất nhiều cà phê để cung cấp cho thị trường và thu lợi nhuận. Nhưng sau đó,
giá cà phê giảm; giá hạt tiêu và điều tăng, rất nhiều chủ vườn đã chặt bỏ bớt cây cà phê để
trồng điều, hồ tiêu đáp ứng nhu cầu của thị trường. →Người sản xuất luôn đổi nghề.
Trong lưu thông, thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, người bán hàng hóa biết
được hàng hóa ở đâu bán được giá cao qua đó điều tiết hàng bán từ nơi giá thấp sang giá cao
Ví dụ minh họa: Ở Đà Lạt, cà chua được bán với giá không cao bởi vì nơi đây trồng được cà
chua với số lượng lớn và chất lượng tốt. Nhưng ở TP.HCM thì không như thế, cà chua bán
với giá cao. →Thương nhân vận chuyển cà chua Đà Lạt ra các siêu thị, chợ,.ở TP.HCM để
bán được giá cao

o Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm
Ví dụ minh họa: Nhờ áp dụng kỹ thuật gieo mạ khay, cấy, gặt bằng máy, năng suất và sản
lượng lúa của hợp tác xã Tân Phong (Bình Xuyên) tăng lên đáng kể so với việc làm công việc
thủ công bằng tay chân trước đây. →Năng suất lao động tăng lên, giá thành của lúa cũng hạ

o Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo
một cách tự nhiên
Ví dụ minh họa: Chị H mở công ty dệt vải ở một thi trấn, chị thuê nhân công ở nông thôn nên
giá cả rẻ hơn thị trường. Bên cạnh đó, chị tìm được mối tơ tằm tại một số xưởng ươm ở nông
thôn nên giá cả rất thấp. Vốn học ngành thiết kế, chị đã tạo ra được rất nhiều tấm vải lụa đẹp
và thu hút khách hàng. Vì thế công ty của chị ngày càng làm ăn phát đạt và có xu hướng mở
rộng. →Phân hóa thành người giàu
Anh B đầu tư xưởng dệt may ở một địa điểm gần trung tâm thành phố nên giá thành cao,
nhân công của công ty anh chủ yếu là con cháu của bà con anh em họ hàng nhờ gửi nên mức
lương khá cao. Nguồn nguyên liệu anh chủ yếu phải nhập từ các vùng nông thôn lại thêm tiền
vận chuyển. Công ty anh chủ yếu làm những loại vải bình thường trên thị trường nên có sức
cạnh tranh rất mạnh. Do đó, làm được một thời gian, công ty anh B đã bị phá sản do thiếu
vốn, anh B phải đi làm thuê cho một công ty khác. →Phân hóa thành người nghèo
=>Phân hóa giàu nghèo một cách tự nhiên.

Họ và tên: Phạm Thị Anh Thư

Lớp: KIC02
Quy luật giá trị tác động tới nền kinh tế hàng hóa qua:

1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa


- Trong sản xuất, thông qua giá cả thị trường, người sản xuất sẽ biết được nên đầu
tư vào ngành nào, sản xuất sản phẩm gì để thu lợi nhuận cao, từ đó chuyển hướng
sản xuất từ ngành lợi nhuận thấp sang ngành lợi nhuận cao.
- Trong lưu thông, thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, người bán hàng hóa
biết được hàng hóa ở đâu bán được giá cao, qua đó điều tiết hang bán từ nơi giá
thấp sang nơi giá cao.
- Có thể nói, quy luật giá trị điều tiết sự sản xuất và lưu thông hàng hóa chính là
việc phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất
này sang ngành sản xuất khác, phân phối lại nguồn hàng từ thị trường này sang thị
trường khác, từ mặt hàng này chuyển sang mặt hàng hóa khác một cách tự phát
theo hướng từ nơi lãi ít hoặc là không có lãi đến nơi lãi nhiều hơn thông qua giá cả
hàng hóa trên thị trường.
- Ví dụ: trong ngành thời trang, mỗi cửa hàng muốn có thu nhập và lợi nhuận cao
thì thường bắt kịp với xu hướng và thị hiếu của khách hàng thì phải nhập các
nguồn hàng thu hút được khách hàng và thị trường chủ yếu là ở các thành phố lớn
– nơi mức sống cao hơn và nhu cầu nhiều hơn. Sau đó, khi các xu hướng trở nên
nhạt nhòa thì số lượng hàng tồn này sẽ được chuyển về các cửa hàng ở các thành
phố nhỏ.
2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động
- Mỗi hàng hóa được sản xuất trong các điều kiện khác nhau do đó có mức độ hao
phí lao động cá biệt khác nhau và trên thị trường, mọi quá trình trao đổi phải thực
hiện dựa trên các hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì thế người sản xuất muốn có
thu nhập cao và trở nên giàu có thì mức độ hao phí lao động cá biệt phải nhỏ hơn
hoặc bằng mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Thông qua đó người sản xuất
phải cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực
hiện tiết kiệm… để có thể làm gia tăng năng suất lao động và đồng thời hạ bớt
được chi phí cho các hoạt động sản xuất trong công nghiệp.
- Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt làm cho các quá trình cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa
sản xuất diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu tất cả người sản xuất đều thực hiện các quá
trình này thì kết quả năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa
giảm xuống.
- Ví dụ: như hàng Việt Nam chất lượng cao, nhà sản xuất xe ô tô Vinfast muốn các
chi phí trong quá trình sản xuất giảm xuống tới mức tối thiểu nên họ đã áp dụng
các công nghệ, kĩ thuật tiên tiến nhất trong lĩnh vực sản xuất thiết bị bộ phận cho
xe ô tô.
3. Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự
nhiên
- Trong quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu sẽ dẫn đến kết quả: người sản
xuất nào nhạy bén với thị trường, có điều kiện sản xuất thuận lợi, trình độ kiến
thức cao nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội
nên họ thu được lợi nhuận cao, trở nên giàu có và họ tiếp tục đầu tư vào cải tiến kĩ
thuật để tăng thêm lợi nhuận. Ngược lại, những người sản xuất không có điều kiện
thuận lợi, gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh thì giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội
dẫn đến làm ăn thua lỗ, phá sản.
- Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo ra quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản
- Ví dụ: theo các báo cáo gần đây, khoảnh cách giàu nghèo của nước ta tiếp tục tăng
trong các lĩnh vực tiêu biểu của đời sống xã hội như: công nghiệp. dịch vụ,… Cụ
thể là trong ngành công nghiệp, một doanh nghiệp A có nguồn vốn khổng lồ cộng
thêm với các khoản đầu tư từ nước ngoài nên được trang bị kĩ thuật tiên tiến nhất,
có thể sản xuất ra 20-30 sản phẩm trong vòng 1 giờ còn doanh nghiệp nhỏ B có
nguồn vốn ít và không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài nên quy mô sản
xuất không bằng với doanh nghiệp A, mỗi giờ chỉ sản xuất được 5-7 sản phẩm.
Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh COVID19 năm vừa qua thì ở Thành phố Hồ
Chí Minh có hơn 13000 doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh (tăng 41,3% so với
cùng kì năm ngoái) và hầu hết là các ngành dịch vụ, sản xuất nhỏ lẻ có ít chỗ đứng
trên thị trường
Quy luật giá trị vừa có những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác động đó diễn ra một
cách khách quan trên thị trường nên cần có sự điều tiết của nhà nước để hạn chế tiêu cực,
thúc đẩy tác động tích cực.
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Thư
Lớp: KIC02
Các tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa:
- Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
* Điều tiết sản xuất: Phân phối tư liệu sản xuất, sức lao động vào các ngành, vùng khác nhau
tự phát thông qua sự lên xuống của giá cả.
Ví dụ minh họa: Hiện tượng người sản xuất đổi nghề theo giá trị hàng hóa: Năm 2018, trúng
vụ Đông Xuân thì giá của dưa hấu tăng cao nên người dân trồng rất nhiều cây dưa hấu để
cung cấp cho thị trường và thu lợi nhuận. Qua năm 2019, giá dưa hấu giảm, giá mít Thái tăng
cao nên nhiều người dân không trồng cây dưa hấu mà thay vào đó trồng cây mít Thái để đáp
ứng nhu cầu của thị trường.
*Điều tiết lưu thông: Phân phối nguồn hàng hóa từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao.
Ví dụ minh họa: Ở Đà Lạt, đặc sản chính là rau củ quả tươi và ngon. Nên khi bán các loại
hàng rau củ quả đó ở Đà Lạt thì giá của các mặt hàng đó sẽ rất thấp, tuy nhiên khi ta phân
phối những đặc sản đó của Đà Lạt đem bán ở TP. HCM thì giá của các mặt hàng đó sẽ rất
cao. Nên nguồn hàng hóa được điều tiết.
- Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao
động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
+ Người sản xuất có hao phí lao động cá biệt< hao phí lao động xã hội cần thiết => Giàu,
muốn vậy phải cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ chức, quản lí để nâng cao năng suất lao động, hạ
giá thanh sản phẩm
+ Từng người vì lợi ích của mình tìm cách cải tiến kĩ thuật, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển.
Ví dụ minh họa: Hàng Việt Nam chất lượng cao. Trong thị trường Việt Nam, có rất nhiều
công ty ngoài nước và nước ngoài cùng sản xuất phân phối sản phẩm là áo quần, thực phẩm,
… trong ngành may mặc, các công ty nước ngoài biết cải tiến kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất
nên hao phí thấp, giá thành giảm và để cạnh tranh với các công ty nước ngoài thì các công ty
Việt Nam hợp lí hóa sản xuất, cải tiến kĩ thuật để tạo ra sản phẩm năng suất cao, giá thành
thấp.
-Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một
cách tự nhiên.
Ví dụ minh họa: Công ty Apple sản xuất các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng,
laptop,… nhờ có đội ngũ làm việc chất lượng, tạo ra những sản phẩm tốt, chất lượng và tạo
thu hút nhiều khách hàng. Nên công ty ngày càng phát triển và mở rộng.
Ngược lại, công ty Vertu-một phần của hãng điện thoại Phần Lan – Nokia không có điều
kiện sản xuất thuận lợi, gặp khó khăn vì cạnh tranh với các thương hiệu smartphone lớn, dẫn
đến việc công ty vỡ nợ, đóng cửa nhà máy và dừng sản xuất.

Tên: Bùi Thế Phương An


Lớp: MRC01
Quy luật giá trị ảnh hưởng đến nền kinh tế hàng hóa một cách tự phát, không chiếu cố bất kì
thành phần kinh tế nào. Về cơ bản, có ba tác động sau:
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Trong sản xuất, thông qua giá cả thị trường, người sản xuất sẽ biết được nên đầu tư
vào ngành nào, sản xuất sản phẩm gì để thu lợi nhuân cao, từ đó chuyển hướng sản xuất từ
ngành lợi nhuận thấp sang ngành lợi nhuận cao.
VD: Giả sử ở ngành A xảy ra tình trạng cung lớn hơn cầu, dẫn đến giá cả thấp hơn giá trị do
đó ngành A hoạt động không hiệu quả, không có lãi. Trong tình huống ấy, người sản xuất có
thể lựa chọn thu hẹp sản xuất, thu nhỏ sức lao động, dành tư liệu cho các ngành khác có khả
năng sinh lời cao hơn. Ngược lại, nếu ngành B xuất hiện tình trạng cung nhỏ hơn cầu, dẫn
đến giá cả lớn hơn giá trị, kết quả là ngành B có khả năng sinh lời cao. Trong tình huống này,
các nhà sản xuất sẽ tập trung tư liệu sản xuất để đầu tư nguồn lực, sức lao động vào ngành B,
mở rộng quy mô sản xuất. Tóm gọn lại, ta có thể hiểu rằng, giá trị hàng hóa trên thị trường có
thể ảnh hướng đến việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động.
Trong lưu thông, thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, người bán hàng hóa biết
được hàng hóa bán ở đâu thì được giá cao, qua đó điều tiết hàng từ nơi giá thấp sang nơi giá
cao để bán.
VD: Quả thanh long, đặc biệt là thanh long ruột đỏ ở Phan Thiết (vốn là nơi chuyên trồng
thanh long) được bày bán rất nhiều ven đường với giá cả chỉ dao động từ 10.000 – 12.000/kg.
Nhưng khi được vận chuyển đến Sài Gòn, giá cả để mua được một kí thanh long ruột đỏ
trong siêu thị có thể lên đến 60.000 – 70.000. Các thương lái thậm chí còn xuất khẩu thanh
long ruột đỏ sang khác thị trường nước ngoài, tiêu biểu là Trung Quốc với giá cả lên đến vài
trăm ngàn một kí. Vì để đạt được lợi nhuận cao hơn, các thương lái thường có xu hướng nhập
các mặt hàng ở nơi có giá cả thấp (cung lớn hơn cầu) và vận chuyển đến những nơi thiếu hụt
mặt hàng đó (cung bé hơn cầu) để bán với giá cao hơn.
Thứ hai, kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao
động.
Để có giá trị cả biệt hàng hóa nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Người sản xuất phải
cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đối mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết
kiệm… Kết quả năng suất lao động tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống.
VD: C và D là hai ông chủ của xí nghiệp dệt may mặc. Để có thể cạnh tranh với D, ông chủ C
quyết định tung ra thị trường những sản phẩm may mặc chất lượng hơn với giá cả hợp lí. Để
làm được điều này, ông chủ C đã mua lại công nghệ sản xuất vải cao cấp và dây chuyền sản
xuất của công ty E. Kết quả là cả năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của xí nghiệp C
đều tăng lên, giúp cho ông C thu về nhiều lợi nhuận hơn ông D.
Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người ngèo một
cách tự nhiên.
Trong cạnh tranh, người sản xuất nào nhạy bén với thị trường, có hao phí cá biệt thấp
hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ có thu nhập cao, trở nên giàu có. Ngược lại, nếu giá trị
cá biệt cao hơn giá trị xã hội dẫn đến thua lỗ, phá sản.
VD: Anh H và anh G cùng là nông dân. Anh H có khả năng quan sát và phân tích thị trường
nông sản tốt, dự đoán được các xu hướng mới trên thị trường để quyết định trồng các loại
nông sản phù hợp. Trong quá trình trồng trọt, anh H còn biết áp dụng các loại kỹ thuật, máy
móc tiên tiến giúp tăng năng suất trồng trọt và chất lượng nông sản nên nông sản của anh
luôn đắt hàng. Chỉ vài năm sau, anh H đã có đủ vốn để mở nông trại riêng của mình và trở
thành ông chủ. Ngược lại, anh G là một người nông dân tuy chăm chỉ nhưng lại thụ động.
Anh G luôn bắt chước theo người khác nhưng lại tiếc tiền đầu tư máy móc để giúp ích cho
công việc của mình. Chính vì vậy, dù làm việc vất vả nhiều năm nhưng anh G cũng chỉ đủ lo
cơm muối gạo tiền chứ không dư dả được ra khoảng nào.
Quy luật giá trị, vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt, quy luật giá
trị kích thích nền kinh tế vận động và phát triển, đẩy mạnh cải tiến, gia tăng của cải xã hội.
Một mặt khác, dưới sự ảnh hưởng của quy luật giá trị, các nhà sản xuất vì đạt được lợi nhuận
lớn hơn mà bất chấp tất cả, sử dụng các thủ đoạn bất minh để gây hại cho đối thủ, hay sản
xuất các sản phẩm giả, kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến khách hàng, Các tác động đó diễn
ra một cách khách quan trên thị trường nên cần có sự điều tiết của nhà nước để hạn chế tiêu
cực, thúc đẩy tác động tích cực.
Tên: Nguyễn Phúc Hưng
Lớp: KIC02
Tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá:
1/ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Vd: Trong thời buổi 4.0 và ở khu vực thành phố, nên đầu tư vào các ngành công nghệ thông
tin, sản xuất, buôn bán các thiết bị công nghệ cao như máy tính, đồ điện tử,...
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, Nhà nước ta đã
quyết định cổ phần hóa phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, và Nhà nước chỉ giữ lại một số
ngành có tính chất an ninh quốc gia. Các doanh nghiệp rồi sẽ dần chuyển thành các công ty
cổ phần với nhiều chủ sở hữu và mỗi cổ đông sẽ vì lợi ích của mình để đầu tư vào sản xuất,
hoạch toán kinh tế sao cho lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, việc vận dụng quy luật giá
trị vào hoạch toán kinh tế của mỗi công ty cổ phần thời kỳ này là một việc hết sức quan trọng
và cần thiết đối với mỗi công ty cổ phần.

2/ Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
Vd: CTTNHH Vinamilk hiện tại để sản xuất, đóng bao bì bán ra thị trường, cần có những
máy móc tiên tiến thay thế con người để vận hành công việc, như vậy sẽ giảm được chi phí
thuê nhân công đồng thời năng suất, tốc độ sản xuất cũng được nâng cao.

3/ Phân hoá những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên.
VD: Khi trong một thị trường bán quần áo, đến mùa đông thị trường nào nhanh nhạy nắm bắt
được xu thế, sản xuất quần áo phụ kiện màu đông đẹp và hợp thời sớm sẽ thành công, còn lại
bị động đến khi mùa đông tới và gần qua vẫn không có động tĩnh về các sản phẩm mới thì sẽ
nhanh chóng bị đình trệ và dẫn tới thất bại.
Họ và tên: Phạm Quốc Anh
Lớp: KIC02
*Tác động của quy luật giá trị:
1/ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
+Điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao
động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này
sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi
sang nơi có lãi nhiều hơn thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.
+Ví dụ:Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ được nhập về
nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn. Cho
đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán cho người dân nông
thôn.
2/ Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên:
+Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng
năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết
kiệm… làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.Việc làm
này của các nhà sản xuất sẽ kích thích lực lượng sản xuất của xã hội phát triển.
+Ví dụ:Trong một khu phố có rất nhiều quán cà phê. Để cạnh tranh được với các quán
khác, chủ cửa hàng phải đầu tư vào các khâu như vệ sinh an toàn thực phẩm, không gian
quán, chất lượng đồ uống, các yếu tố độc đáo mới lạ,… để thu hút khách đến quán của mình.
(Cà phê mèo, cà phê ô tô mô hình,…)
3/ Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa:
+Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi , có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật
tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, vận dụng tốt
quy luật giá trị. Nhờ đó giàu lên nhanh chóng, có điều kiện mua sắm thêm tư liệu sản xuất,
đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất kinh doanh.
+Những người không có điều kiện thuận lợi làm ăn kém cỏi gặp rủi ro trong kinh doanh nên
bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó.
+Ví dụ: *Chị Hoa mở công ty dệt vải ở một thi trấn, chị thuê nhân công ở nông thôn nên
giá cả rẻ hơn thị trường. Bên cạnh đó, chị tìm được mối tơ tằm tại một số xưởng ươm ở nông
thôn nên giá cả rất thấp. Vốn học ngành thiết kế, chị đã tạo ra được rất nhiều tấm vải lụa đẹp
và thu hút khách hàng. Vì thế công ty của chị ngày càng làm ăn phát đạt và có xu hướng mở
rộng.
*Ngược lại những người sản xuất hoàng hóa không có điều kiện sản xuất thuận lợi, lại
gặp rủi ro nên hao phí lao động cá biệt hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết khi bán
hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản, trở nên nghèo khó,phải đi
làm thuê.

You might also like