You are on page 1of 2

Câu hỏi: Nêu các tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng

hóa.
Mỗi tác động cho một ví dụ minh họa.
1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Điều tiết sản xuất: phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành,
vùng khác nhau một cách tự phát thông qua sự lên xuống của giá cả.
VD: Khi chưa có dịch Covid-19, giá các mặt hàng như khẩu trang và nước rửa
tay tương đối thấp. Nhưng sau khi có dịch Covid-19, do nhu cầu về các mặt
hàng này tăng vọt nên nguồn cung không đáp ứng đủ khiến giá khẩu trang và
nước rửa tay tăng cao.
- Điều tiết lưu thông: phân phối nguồn hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có
giá cả cao.
 Điều tiết tự phát
 Thông qua sự lên xuống của giá cả
VD: Giá bơ tại Lâm Đồng thấp nên được điều tiết vào Thành phố Hồ Chí Minh
để bán với mức giá cao hơn.
2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,
thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
- Người sản xuất có: hao phí lao động cá biệt < hao phí LĐXHCT => GIÀU.
- Muốn vậy phải cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ chức, quản lý, để nâng cao năng suất
lao động, hạ giá thành sản phẩm.
- Từng người vì lợi ích của mình mà cũng tìm cách cải tiến kĩ thuật sẽ thúc đẩy
lực lượng sản xuất của xã hội phát triển.
VD: Một công ty sản xuất sữa trong nước trước kia sản xuất và đóng gói bằng
thủ công nên không tạo ra được nhiều lợi nhuận. Trong khi một công ty sản xuất
sữa khác từ nước ngoài do đã áp dụng nhiều máy móc hiện đại và công nghệ tiên
tiến nên có thể cho ra nhiều sản phẩm hơn, khiến doanh thu cao hơn. Để cạnh
tranh với công ty sữa nước ngoài đó thì công ty sữa trong nước phải tập trung
cải tiến kĩ thuật, hợp thức hoá sản xuất để hao phí ít hơn, từ đó lãi nhiều hơn.
Đây cũng chính là một ví dụ cho “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
3. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành
kẻ giàu người nghèo
- Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội sẽ có lợi và trở nên giàu
có.
- Người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ bất lợi và thua lỗ, phá
sản.
VD: Một người sản xuất biết cách tính toán sẽ làm ra sản phẩm có hao phí thấp
và trở nên giàu có. Ngược lại, người sản xuất chưa biết cách tính toán sẽ làm ra
sản phẩm có mức hao phí lao động xã hội cần thiết thấp hơn mức hao phí lao
động cá biệt khiến việc mua bán hàng hoá rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản và
phải đi làm thuê, từ đó dễ bị bóc lột sức lao động.

You might also like