You are on page 1of 2

BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ NHÓM 6

Tình huống: Ai tạo ra giá trị thặng dư?


Danh sách thành viên:
1 Bùi Thế Phương An.
2 Phạm Quốc Anh.
3 Nguyễn Phúc Hưng.
4 Phạm Thị Anh Thư.
5 Lê Thanh Hằng.
6 Nguyễn Thị Minh Thư.
Cả ba bạn đều có ý kiến là không đúng. Lí do:
- Bạn Thanh cho rằng Robot là “người” sản xuất ra giá trị thặng dư. Ý kiến
này không đúng vì quan điểm máy móc hiện đại là nguồn gốc tạo ra giá
trị thặng dư là do chưa phân biệt được máy móc với tư cách là yếu tố của
quá trình lao động tạo ra giá trị sử dụng với máy móc đóng vai trò là yếu
tố của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị hàng hóa. Hàng hóa có hai thuộc
tính: giá trị sử dụng và giá trị bởi vì lao động sản xuất hàng hóa có tính
chất hai mặt lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Bất cứ quá trình lao
động nào cũng bao gồm các nhân tố chủ yếu là: lao động có mục đích của
con người, đối tượng lao động, tư liệu lao động (mà quan trọng hơn cả là
công cụ lao động, nhất là công cụ cơ khí hay máy móc). Sử  dụng máy
móc càng hiện đại thì sức sản xuất của lao động càng cao, càng làm ra
nhiều giá trị sử dụng (nhiều của cải) trong một đơn vị thời gian. Nhưng
khi xét quá trình tạo ra và làm tăng giá trị thì những hàng hóa tham gia
vào đây không được xét với tư cách những nhân tố vật thể nữa mà chỉ
được coi là những lao động đã được vật hóa nhất định. Và dù máy móc
(kể cả robot) quan trọng đến mức nào cũng không thể tự mình chuyển giá
trị vào sản phẩm (chứ đừng nói gì đến việc tạo thêm giá trị). Chính lao
động đã “cải tử hoàn sinh” cho các tư liệu sản xuất trong đó có máy móc,
chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm mới theo mức độ đã tiêu dùng
trong quá trình lao động. Nhưng một tư liệu sản xuất không bao giờ
chuyển vào sản phẩm một giá trị nhiều hơn giá trị mà nó đã mất đi trong
quá trình lao động do giá trị sử dụng của bản thân nó bị hủy hoại đi.
- Bạn Hùng cho rằng công nhân sản xuất Robot đã tạo ra giá trị thặng dư.
Ý kiến này không đúng vì không chỉ công nhân sản xuất Robot phục vụ
cho việc tham gia vào việc tạo ra giá trị, tạo ra giá trị thặng dư cho công
ty đó mà còn có những người điều khiển, theo dõi, giám sát các máy móc
đó tạo ra thặng dư. Chính vì thế mà người lao động là yếu tố chủ thể quan
trọng duy nhất để tạo ra thặng dư.
- Bạn Mai cho rằng nhà máy này sẽ không có ai tạo ra giá trị thặng dư cả
và đây là nhà máy không có người bóc lột người. Ý kiến này không đúng
vì cho dù tự động hóa hoàn toàn trong sản xuất thì vẫn cần người điều
khiển, theo dõi, giám sát để tiếp tục nghiên cứu ra hệ thống công nghệ
hiện đại hơn thay thế công nghệ cũ, lạc hậu để tạo ra năng suất lao động
cao hơn.
- Vì vậy, người lao động là yếu tố chủ thể quan trọng duy nhất để tạo ra giá
trị thặng dư.

You might also like