You are on page 1of 4

1.

Làm rõ khái niệm và nội dung câu nói: (Bỏ phần này)
- Trong câu nói "sản xuất quá nhiều thứ hữu dụng tạo ra quá nhiều người
vô dụng", các cụm từ được định nghĩa như sau:
 Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cần thiết để đáp ứng
nhu cầu của con người.
 Hữu dụng là có ích, có tác dụng.
 Quá nhiều là vượt quá mức cần thiết.
 Người vô dụng là người không có việc làm hoặc có việc làm nhưng
không có thu nhập ổn định, không thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
của bản thân và gia đình.
- Như vậy, câu nói "sản xuất quá nhiều thứ hữu dụng tạo ra quá nhiều
người vô dụng" có thể được hiểu là: Khi sản xuất ra quá nhiều hàng hóa,
dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người một cách dư thừa, vượt quá khả
năng tiêu thụ của xã hội, sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, nhiều người
không có việc làm, không có thu nhập, trở thành gánh nặng cho xã hội.

2. Sử dụng Triết học để giải thích câu nói


- Câu nói “Sản xuất quá nhiều thứ hữu dụng tạo ra quá nhiều người vô
dụng” của C.Mác được trích từ tác phẩm “’Phương pháp triết học của
kinh tế chính trị”. Trong đó, ông phê phán chủ nghĩa tư bản đã biến con
người thành những máy móc sản xuất và tiêu dùng, mất đi sự sáng tạo và
tự do.
- Theo góc nhìn Triết học, câu nói trên phản ánh quan điểm duy vật lịch sử
của C.Mác. Theo quan điểm duy vật lịch sử, lịch sử xã hội là quá trình
phát triển của các phương thức sản xuất, trong đó giai cấp thống trị chi
phối và khai thác giai cấp bị áp bức.
- Để tồn tại và phát triển thì sản xuất là hoạt động đặc trưng, không ngừng
sáng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu
tồn tại và phát triển của con người. Sản xuất bao gồm sản xuất vật chất,
sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người.
- Ở đây "Sản xuất quá nhiều thứ hữu dụng” chính là sản xuất vật chất. Sản
xuất vật chất là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao
động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật
chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu tồn
tại và phát triển. Đồng thời, sản xuất vật chất cũng là cơ sở của sự tồn tại
và phát triển xã hội loài người.
- Và trong quá trình sản xuất vật chất bao gồm lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất.
- Trước tiên sẽ nói về lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất: tổng hợp các
yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự
nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người. Và trong lực lượng
sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động1 và tư liệu sản xuất2. (Tư liệu
sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động).

 Người lao động tác động lên tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất.

- Nhưng do mối quan hệ sản xuất3 trong xã hội tư bản chủ nghĩa , người lao
động không được sở hữu tư liệu sản xuất4 cũng như không được sở hữu
hết tất cả những của cải mà họ đã tạo ra từ việc tác động lên tư liệu sản
xuất, họ chỉ có thể làm công ăn lương cho những cá nhân hay một tổ chức
sở hữu những tư liệu sản xuất đó. (Có thể hiểu rằng, người nắm giữ tư
liệu sản xuất là giai cấp thống trị, còn những người lao động thông
thường, không được nắm giữ tư liệu sản xuất là giai cấp bị trị). Mà quan
hệ về sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định bản chất và tính chất
của quan hệ sản xuất. Do đó, giai cấp bị trị không còn lựa chọn nào khác
ngoài phụ thuộc và giai cấp thống trị để sống và làm việc.

- Không chỉ vậy, người công nhân còn bị tha hóa lao động, tức là bị mất đi
sự sáng tạo, tự do và nhân phẩm của mình trong quá trình lao động.
Người công nhân bị tách rời khỏi tư liệu sản xuất, khỏi sản phẩm của
mình, khỏi chính bản thân mình và khỏi những người khác. Người công
nhân bị đối xử như một món hàng, một công cụ sản xuất, một phần của
máy móc. Người công nhân bị đồng hóa, bị đơn điệu hóa, bị biến thành
một con số trong thống kê. Người công nhân bị mất đi sự thỏa mãn, sự
hạnh phúc và sự tự hào trong lao động.

- Đây là những hậu quả tiêu cực của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,
trong đó người lao động không có tư liệu sản xuất, mà chỉ có khả năng
sản xuất. Người lao động bị mất quyền kiểm soát quá trình sản xuất, bị
tách rời khỏi sản phẩm của mình và bị đối xử như một món hàng. Người

1
Người lao động là con người có tri th ức, kinh nghi ệm, k ỹ n ăng lao đ ộng và
năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình s ản xu ất c ủa xã h ội
2
Tư liệu sản xuất là điều kiện v ật ch ất c ần thi ết đ ể t ổ ch ức s ản xu ất

3
Quan hệ sản xuất: là tổng hợp các mối quan hệ kinh t ế-v ật ch ất gi ữa ng ười v ới
người trong quá trình sản xu ất v ật ch ất
Quan hệ sản xuất bao gồm: Quan h ệ s ở h ữu t ư li ệu s ản xu ất, t ổ ch ức và qu ản lí
sản xuất, phân phối sản xuất

4
Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc
chiếm hữu và sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội. Đây là quan hệ quy định địa vị
kinh tế xã hội của các tập đoàn người trong sản xuất, từ đó quy định về quản lý
và phân phối
lao động cũng bị mất đi sự sáng tạo, tự do và nhân phẩm của mình trong
quá trình lao động.
- Trong giai đoạn phát triển, con người luôn hướng đến mục đích tạo ra
thật nhiều của cải để thoả mãn nhu cầu của bản thân. Vì vậy, trí tuệ lên
ngôi, họ không ngừng sáng tạo để tạo ra những loại máy móc thông minh
để củng cố, tăng năng suất tạo ra sản phẩm.Với trình độ khoa học ngày
càng phát triển, con người đã có thể tạo ra các loại máy móc được tin học
hoá, tự động hoá, được trang bị trí tuệ nhân tạo,....(đây là những thứ hữu
dụng). Song, những người sở hữu tư liệu sản xuất (tư bản) muốn cắt giảm
lao động bởi họ không muốn chi phí cho nhân công nhiều hơn chi phí cho
máy móc, bên cạnh đó, khối lượng công việc và năng suất tạo ra sản
phẩm cũng vượt trội hơn con người.

 Họ thay người lao động bằng các loại máy móc hiện đại, điều này đẩy
những người lao động vào cảnh thất nghiệp và biến họ thành “người
vô dụng”
- Chính lao động mới là thứ khiến con ngừơi phát triển, nhưng vì quá trình tư
bản hoá,và công nghiệp hoá, con người không còn giữ được giá trị của con
người trong quá trình lao động.

=> Muốn thay đổi được việc trên thì chỉ có thể làm cách mạng xã hội

Một ví dụ thực tiễn về câu nói "sản xuất quá nhiều thứ hữu dụng sẽ tạo ra quá
nhiều người vô dụng" là sự phát triển của công nghệ tự động hóa. Công nghệ tự
động hóa đang thay thế con người trong nhiều công việc, từ sản xuất, chế biến,
vận tải, đến dịch vụ. Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng, đặc biệt
là ở những công việc đòi hỏi lao động giản đơn, không đòi hỏi kỹ năng cao.
- Trong ngành sản xuất, các dây chuyền sản xuất tự động đang thay thế con
người trong nhiều công đoạn, từ lắp ráp, hàn, sơn, đến đóng gói. Điều này
dẫn đến việc hàng nghìn lao động trong các ngành sản xuất bị mất việc
làm
- Trong ngành dịch vụ, các ứng dụng và robot tự động đang thay thế con
người trong nhiều công việc, từ giao hàng, dọn dẹp, đến chăm sóc khách
hàng. Điều này cũng dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng ở những
ngành dịch vụ.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, sự phát triển của máy móc nông nghiệp đã
dẫn đến việc giảm nhu cầu lao động nông nghiệp.
- Trong lĩnh vực tài chính, các thuật toán AI đang được sử dụng để tự động
hóa nhiều nhiệm vụ, chẳng hạn như giao dịch chứng khoán, phân tích tín
dụng và tư vấn đầu tư. Điều này cũng đang dẫn đến sự mất việc làm của
hàng triệu nhân viên tài chính.

You might also like