You are on page 1of 5

6.

Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
F Khái niệm và kết cấu của phương thức sản xuất. Ở Việt Nam hiện nay có mấy
thành phần kinh tế. Vai trò của các thành phần kinh tế đó.
- Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất và chất ở
những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
- Kết cấu của Phương thức sản xuất: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Đây là các khái niệm chỉ hai mối quan hệ “song trùng" của nền sản xuất vật chất xã hội,
đó là quan hệ giữa con người với tự nhiên (Lực lượng sản xuất) và quan hệ giữa người
với người (Quan hệ sản xuất) trong quá trình sản xuất vật chất.

*Ở Việt Nam hiện nay có mấy thành phần kinh tế. Vai trò của các thành phần kinh tế đó.
- Ở VN hiện nay có 4 thành phần kinh tế:
+ Thành phần kinh tế Nhà nước
+ Thành phần kinh tế tập thể
+ Thành phần kinh tế tư nhân
+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Vai trò:
+ Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt, điều tiết, thúc đẩy kinh tế, được ưu tiên
nắm giữ những lĩnh vực then chốt, trọng điểm về an ninh-quốc phòng, hàng không, hạ
tầng, an sinh xã hội,..
+ Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; giúp thúc đẩy mạnh mẽ
nền kinh tế Việt Nam; hỗ trợ nhà nước giải quyết vấn đề việc làm cho người dân
+ Kinh tế tập thể: tạo thêm nhiều việc làm cho bà con và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo
trên cả nước.

“Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến
bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân
là động lực quan trọng của nền kinh tế” (Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII 2016)
F Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất.
- Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với sục Tiêu sản xuất, tạo ra sức
sản xuất và năng lực thực tiễn làm biển đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo
nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
- Kết cấu của lực lượng sản xuất Người lao động và Tư liệu sản xuất
+ Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực
sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội. Người lao động là chủ thể sáng
tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng mọi của cải vật chất xã hội.
+ Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm: đối
tượng lao động và tư liệu lao động,
-Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dùng tư
liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của
con người.
-Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó
để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đồi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp
ứng yêu cầu sản xuất của con người. Tư liệu lao động gồm công cụ lao động và phương
tiện lao động.
+Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với công
cụ lao động mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động trong quá
trình sản xuất vật chất.
+Công cụ lao động là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sử
dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng nhằm tạo ra của cải
vật chất phục vụ nhu cầu con người và xã hội.

* Lấy ví dụ về các yếu tố của tư liệu sản xuất.


Tư liệu sản xuất gồm: Đối tượng lao động + Tư liệu lao động (Công cụ lao động +
Phương tiện lao động)
- Đối tượng lao động:
 Loại có sẵn trong tự nhiên, khai thác là dùng được  đối tượng của ngành công
nghiệp khai thác (đất đai, tôm cá,…)
 Loại đã trải qua tác động của lao động (nhân tạo)  đối tượng của các ngành công
nghiệp chế biến (sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy, vật liệu xây dựng…)
- Tư liệu lao động:
• Công cụ lao động: Cuốc, xẻng, búa, liềm, máy xay, xát, trộn, máy sấy, máy khâu,
máy dệt....
• Phương tiện lao động: hệ thống bình chứa (thùng hộp, bao bì..), kết cấu hạ tầng
(nhà cưởng, nhà kho)

* Lấy ví dụ về đối tượng lao động và công cụ lao động.


* Người lao động cần có năng lực, phẩm chất gì đáp ứng yêu cầu thời đại ngày nay.
Người lao động cần có năng lực phẩm chất như: Sức khỏe, tri thức, kinh nghiệm, Kỹ
năng lao động, năng động, năng lực sáng tạo, kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học, ứng
dụng khoa học, công nghệ thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thích nghi và
giải quyết vấn đề, ngoài ra còn phải có đạo đức, văn hóa

*Vì sao công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản
xuất?
Vì con người trong quá trình lao động luôn tìm cách giải quyết mâu thuẫn giữa tăng
năng suất lao động với việc giảm sức lao động nặng nhọc. Để giải quyết mâu thuẫn ấy,
cần phải cải tiến công cụ lao động. Vì thế sẽ liên tục có công cụ lao động mới được ra
đời thay thế công cụ lao động cũ.

F Khái niệm và kết cấu của quan hệ sản xuất.


Mặt nào trong quan hệ sản xuất giữ vai trò quyết định. Vì sao?
F Làm rõ quan điểm: Ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp. Lấy các ví dụ minh họa cho quan điểm đó. Liên hệ với cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 hiện nay
Ngày nay, trên thế giới đã và đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học sản xuất ra của cái đặc
biệt, hàng hoá đặc biệt. Đó là những phát minh sáng chế, những bí mật công nghệ, trở
thành nguyên nhân của mọi biển đổi trong lực lượng sản xuất. Hiện nay, cách từ phát
minh, sáng chế đến ứng dụng vào sản xuất đã được rút ngắn làm cho năng suất lao
động, của cải xã hội tăng nhanh. Khoa học kịp thời giải quyết những 3mâu thuẫn,
những yêu cầu do sản xuất đặt ra; có khả năng phát triển “vượt trước” và thâm nhập vào
tất cả các yếu tố của sản xuất, trở thành mắt khâu bên trong của quả trình sản xuất. Tri
thức khoa học được kết tinh, “vật hoá” vào người lao động, người quản lý, công cụ lao
động và đối tượng lao động. Sự phát triển của khoa học đã kích thích sự phát triển năng
lực làm chủ sản xuất của con người.
- Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển, cả
người lao động và công cụ lao động được trí tuệ hoá, nền kinh tế của nhiều quốc gia
phát triển đang trở thành nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế mà trong đó sự sản sinh,
phổ cập và sử dụng tri thức của con người đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát
triển kinh tế, từ đó tạo ra của cải vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Đặc trưng của kinh tế tri thức là công nghệ cao, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo
được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và trong đời sống xã hội. Sự phát triển của lực
lượng sản xuất yêu cầu quan hệ sản xuất phải thay đổi phù hợp, để thúc đẩy sự phát
triển của sản xuất.

F Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất.
F Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất.
F Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

You might also like