You are on page 1of 11

SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI :

- Là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, vạch ra những quy
luật cơ bản của sự vận động phát triển xã hội, là phương pháp luận khoa
học để nhận thức, cải tạo xã hội
- là một hệ thống, trong đó, các mặt của hình thái kinh tế-xã hội tác động
qua lại với nhau tạo nên các quy luật vận động, phát triển khách quan của
xã hội
- Mỗi mặt của hình thái kinh tế-xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn
nhau, thống nhất với nhau
- Ngày nay, thế giới đang có những biến đổi to lớn, sâu sắc nhưng lý luận
hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và giá trị thời
đại.
- Bao gồm các hệ thống quan điểm :

+ Sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng của sự vận động, phát triển của xã hội

+ Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

+ Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

+ Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên

➔ Thế nên C. Mác cũng từng khẳng định : “Tôi coi sự phát triển của các
hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên“
I. “SẢN XUẤT VẬT CHẤT LÀ CƠ SỞ CỦA SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT
TRIỂN XÃ HỘI”

1. Khái niệm

- Sản xuất : là hoạt động không ngừng sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh
thần nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người

- Sự sản xuất xã hội : bao gồm 3 phương diện không tách rời nhau

+ Sản xuất vật chất

+ Sản xuất tinh thần

+ Sản xuất ra bản thân con người : phạm vi cá nhân và phạm vi xã hội
è Mỗi phương diện có vị trí, vai trò khác nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ
sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, quyết định toàn bộ sự vận
động, phát triển của đời sống xã hội

Vd: Như sản xuất xe máy, tủ lạnh, lúa gạo, thịt, cá, xà phòng,…

- SXVC là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự
nhiên để tạo ra của cải xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của
con người

VD : nhóm lửa, hái lượm, săn thú, chặt cây ..... ( nguyên thủy ), sản xuất thiết bị
điện tử thông minh, xây nhà, làm đường ( hiện nay ) => slide hình ảnh dtả

2. Vai trò

a) Trước tiên, SXVC tạo tiền đề trực tiếp tạo ra “tư liệu sinh hoạt của con
người” nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người nói chung cũng như
từng cá thể người nói riêng

Vd: Con người phải sản xuất vật chất ở các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.
Từ duy trì cuộc sống khi tham gia vào các ngành như nông – lâm – ngư – công
nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi,… Từ đó giúp cung cấp lương thực, thực phẩm cho
con người tồn tại và phát triển đi lên.

è Tạo ra giá trị thặng dư ( là giá trị do những người lao động làm thuê lao động
và sản sinh vượt quá giá trị sức lao động của mình và bị nhà tư bản chiếm đoạt,
hiểu đơn giản là mức độ dôi ra ) là tiền đề để phân chia giai cấp từ đó hình
thành nên các cấu trúc xã hội ( là một hệ thống thành phần và các mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau )

C.Mác khẳng định: “ Đứa trẻ nào cũng biết rằng bất kể dân tộc nào cũng sẽ diệt
vong, nếu như nó ngừng hoạt động, không phải một năm, mà chỉ mấy tuần
thôi.”

b) SXVC là tiền đề cho mọi hoạt động lịch sử của con người

-> Duy trì sự tồn tại và phát triển phương thức sản xuất tinh thần xã hội

-> Sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội với tất
cả sự phong phú, phức tạo của nó

C.Mác chi rõ : “Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp ... tạo
ra một cơ sở từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước , các quan điểm
pháp quyền , nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con
người ta "
c) SXVC là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người

-> Con người hình thành nên ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, tình cảm, đạo đức,
phẩm chất xã hội của con người

-> Con người vừa tách khỏi tự 7 nhiên, vừa hoà nhập với tự nhiên, cải tạo tự
nhiên, sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần

-> Sáng tạo ra chính bản thân con người.

Ph.Ăngghen khẳng định rằng, “lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”.

Xét đến cùng, không thể dùng tinh thần để giải thích đời sống tinh thần, để phát
triển xã hội phải bắt đầu từ phát triển đời sống kinh tế - vật chất.

· Nhận thức và cải tạo xã hội phải xuất phát từ đời sống sản xuất, từ nền sản
xuất vật chất xã hội

· Không thể dùng tinh thần để giải thích đời sống tinh thần

· Để phát triển xã hội phải bắt đầu từ phát triển đời sống kinh tế - vật chất

II. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1. Phương thức sản xuất
a. Khái niệm :
Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản
xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.

“Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà
là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” (Marx)
PP lấy ảnh Marx và trích câu nói
Sự phát triển của xã hội loài người là sự thay thế của những phương thức sản
xuất (PTSX nguyên thủy => PTSX chiếm hữu nô lệ => PTSX phong kiến =>
PTSX tư bản chủ nghĩa => PTSX xã hội chủ nghĩa) lấy hình ảnh PP
b. Kết cấu của một phương thức sản xuất:
Phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản
xuất với một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
b.1. Lực lượng sản xuất :
❖ Khái niệm:
- Là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản
xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự
nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
- Là tiêu chí cơ bản để đánh giá sự tiến bộ xã hội trong giai đoạn lịch sử
nhất định.
Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", C. Mác khẳng định "Lịch sử chẳng
qua là sự tiếp nối của những thể hệ riêng lẻ trong đó mỗi thế hệ đều khai
thác những vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cả
những thế hệ trước để lại. Do đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục hoạt động
được truyền lại, trong những hoàn cảnh đã thay đổi, và mặt khác, lại
biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn toàn thay đổi"
(PP lấy hình ảnh)
❖ Cấu trúc:
LLSX được xem xét trên cả hai mặt, đó là mặt kinh tế - kỹ thuật ( tư
liệu sản xuất ) và mặt kinh tế - xã hội ( người lao động ).
- Người lao động:
+ Là người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng
tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội.
+ Là chủ thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng của cải vật chất xã
hội
=> Nguồn nhân lực cơ bản, vô tận, giữ vai trò quyết định đối với sự
phát triển của LLSX. Gía trị và hiệu quả thực tế của các TLSX phụ thuộc
vào trình độ sử dụng, khai thác của người lao động
- Tư liệu sản xuất:
Là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức tiến hành sản xuất bao gồm
Tư liệu lao động + đối tượng lao động = TLSX
★ Tư liệu lao động
Là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó để tác
động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản
phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người.

Công cụ lao động Phương tiện lao động


Khái - Là những phương tiện vật chất - Là những yếu tố vật chất của
niệm mà con người trực tiếp sử dụng sản xuất mà con người dùng sử
để tác động vào đối tượng lao dụng để tác động lên đối tượng
động nhằm biến đổi chúng, tạo lao động trong quá trình sản xuất
ra của cải vật chất phục vụ nhu
cầu của con người và xã hội
➔ Yếu tố vật chất ‘trung gian”,
“truyền dẫn” giữa người lao động
và đối tượng lao động trong tiến
hành sản xuất.
- Yếu tố động nhất, cách mạng
nhất trong LLSX
- Là nguyên nhân sâu xa của mọi
biến đổi KT-XH trong lịch sử, là
thước đo phân biệt các thời đại
kinh tế khác nhau
Ví dụ - Thời kỳ đồ đá cũ: công cụ lao Đường xá, bến cảng, phương tiện
( Tìm động còn thô sơ ( ghè, rìu, lao) giao thông
hình - Thời kỳ đồ đá mới: công cụ tinh
ảnh) vi hơn (cung tên, mũi tên)
- Cuối thời nguyên thủy: công cụ
chế tạo bằng kim loại như lưỡi
cày bằng sắt
- Cách mạng công nghiệp: công cụ
được tự động hóa, tin học hóa, trí
tuệ hóa (máy móc,..)
★ Đối tượng lao động:
Là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con người dùng tư
liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục
đích sử dụng của con người.
Ví dụ: ( PP tìm hình ảnh không viết chữ)
Đối tượng có sẵn trong tự nhiên: khoáng sản trong lòng đất, thủy hải sản
trên biển ( tôm, cá,..), đá ở núi, gỗ trên rừng,..
Đối tượng nhân tạo ( đã qua chế biến): polime, sợi tổng hợp,...
- Khoa học trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”
➔ Kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, những yêu cầu do sản xuất đặt ra,
thậm chí “vượt trước” và thâm nhập vào các yếu tố của sản xuất

Ví dụ tổng quát (PP cố gắng vẽ hình minh họa, không ghi chữ)
Một người nông dân khi sản xuất lương thực thì người nông dân sẽ dùng cày ,
cuốc hoặc là máy cày để tác động vào đất để đất tươi sốp mới gieo trồng -> gieo
trồng tưới nước -> mua phân bón về bón-> sau một khoảng thời gian họ sẽ thu
hoạch và đưa lên xe đi bán.
• Người nông dân chính là người lao động mang sức lao động
• Lương thực, đất chính là đối tượng lao động
• Cái cày, cái cuốc chính là công cụ lao động
• Thu hoạch và đưa lên xe đi bán thì chính là phương tiện lao động
Trong các yếu tố làm nên lực lượng sản xuất thì con người là yếu tố cơ bản,
quyết định và quan trọng nhất.

b.2: Quan hệ sản xuất:


Là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong quá
trình sản xuất vật chất.
❖ Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
- Khái niệm:
Là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư
liệu sản xuất xã hội.
- Vai trò:
QHSHVTLSX quy định địa vị kinh tế - xã hội của các tập đoàn người
trong sản xuất, quy định quan hệ quản lý và phân phối. ( do giai cấp
thống trị đảm nhiệm kiến trúc thượng tầng)
➔ Quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm, mang vai trò chi phối quyết định
các quan hệ khác
Ví dụ: Trong lịch sử xã hội tồn tại hai hình thức sở hữu chủ yếu: sở hữu
toàn dân (sở hữu công) và sở hữu tư nhân
+ Công hữu: là hình thức sở hữu chủ yếu của chế độ công xã nguyên thủy
+ Tư hữu: xuất hiện và tồn tại trong xã hội có đối kháng giai cấp: chế độ
chiếm hữu nô lệ ( chủ nô - nô lệ), chế độ phong kiến (địa chủ, điền chủ -
nông dân)
❖ Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất
- Khái niệm:
Là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc tổ chức sản xuất và phân
công lao động.
- Vai trò:
+ Quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất
+ Đẩy nhanh hoặc kìm hãm nền sản xuất xã hội
+ Mang tầm quan trọng đặc biệt trong nâng cao hiệu quả sản xuất
- Ví dụ:
+ Nhật Bản có bước phát triển thần kỳ, trở thành một siêu cường kinh tế
giai đoạn 1953-1960 nhờ vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà
nước và các công ty ( coi trọng khoa học KT, mở cửa giao lưu)
+ Lạm phát 3 con số ở VN do cơ chế quản lý không hợp lý ( có khi đạt tới
700%)
❖ Quan hệ phân phối sản phẩm trong quá trình sản xuất
- Khái niệm:
Là mối quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc phân phối sản
phẩm lao động xã hội, nói lên cách thức và quy mô của của cải vật chất
mà các tập đoàn người được hưởng (là sự phân chia thành quả lao động
sau quá trình sản xuất cho những người lao động)
- Vai trò:
+ Kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người nên có ý nghĩa đối với sự
phát triển kinh tế xã hội.
+ Thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sự sản xuất, làm năng động hóa toàn bộ
đời sống kinh tế - xã hội nếu nó phù hợp, có tác dụng kích thích mạnh mẽ
người lao động
+ Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại có thể làm trì trệ, kìm hãm quá
trình sản xuất.
- Ví dụ: Chế độ lương bổng kích thích, trợ cấp,..
➢ Khái quát b2
● Trong quá trình sản xuất vật chất, ba mặt của quan hệ sản xuất có
tác động biện chứng với nhau.
● Mỗi mặt đều có tác động kích thích, thúc đẩy phát triển hoặc kìm
hãm các mặt khác.
● Trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất đóng vai trò quy định đối
với hai quan hệ còn lại và quan hệ trong tổ chức, quản lý và phân
công lao động và quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động có
thể góp phần củng cố, phát triển quan hệ sản xuất và cũng có thể
làm biến dạng quan hệ sở hữu tư liệu đó.
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
- Vị trí: Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển của lịch sử
xã hội.
- Nội dung: LLSX và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức
sản xuất có tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó lực lượng sản xuất
quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động trở lại to lớn đối
với lực lượng sản xuất.
❖ Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
Tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, tất yếu đòi
hỏi phải thiết lập một QHSX phù hợp
+ Do yêu cầu phát triển khách quan của sản xuất vật chất, LLSX luôn luôn
vận động và phát triển lên trình độ cao hơn, bắt buộc QHSX cũng phải
biến đổi cho phù hợp, tạo động lực để LLSX tiếp tục phát triển
+ Song, LLSX thường phát triển nhanh hơn ( là yếu tố động và cách mạng
nhất) còn QHSX thường chậm thay đổi. Sự phát triển của LLSX đến một
trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt với tính “đứng im” tương đối
của QHSX hiện có. Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo
địa bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
=> Từ đó, yêu cầu phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ
sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển.

Ví dụ khi lực lượng sản xuất dựa vào công cụ thô sơ thì các quan hệ sản xuất đi
kèm cũng chủ yếu chỉ là quản lý nhỏ, phân tán, hình thức phân phối chủ yếu
theo hiện vật. Còn khi lực lượng sản xuất dựa vào công cụ lao động hiện đại thì
các quan hệ sản xuất cũng lớn hơn đa dạng hơn như sở hữu lớn, quản lý theo
phong cách hiện đại, hình thức phân phối đa dạng ( PP TÌM HÌNH ẢNH)

❖ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
- QHSX là hình thức xã hội để LLSX dựa vào đó phát triển: QHSX quy
định mục đích, cách thức sản xuất và phân phối sản phẩm lao động, trực
tiếp ảnh hưởng tới thái độ của người lao động, tới năng suất, chất lượng,
hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến CCLĐ
- Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là đòi hỏi
khách quan của nền SX được thể hiện trên một vài phương diện:
+ Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành LLSX
+ Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành QHSX
+ Sự kết hợp đúng đắn giữa LLSX với QHSX.
+ Tạo điều kiện tối ưu sử dụng và kết hợp giữa lao động và TLSX.
+ Tạo điều kiện hợp lý cho người lao động sáng tạo trong sản xuất và
hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần của lao động
★ Sự phù hợp không có nghĩa là đồng nhất tuyệt đối mà chỉ là tương đối, là
quá trình thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn
★ Sự phù hợp không diễn ra “tự động”, đòi hỏi trình độ tự giác trong nhận
thức và vận dụng quy luật (Con người bằng năng lực nhận thức và thực
tiễn, phát hiện và giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm cho
quá trình sản xuất phát triển đạt tới một nấc thang cao hơn.)

- Sự tác động của QHSX đối với LLSX theo hai hướng:
+ Thúc đẩy: Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất hình
thành hệ động lực, thúc đẩy sản xuất phát triển; đem lại năng suất, chất
lượng, hiệu quả của nền sản xuất.
+ Kìm hãm, cản trở: Sự kìm hãm, cản trở có thể do QHSX lạc hậu “đi
sau” hoặc vượt trước hơn trình độ lực lượng sản xuất hiện có.
Văn kiện Đại hội VI đã khẳng định: “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lực lượng sản
xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả
khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”

➔ Khái quát:
Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chính là hai mặt của
phương thức sản xuất, là mối quan hệ “song trùng”. Hai yếu tố này tác
động qua lại lẫn nhau để tạo thành một quy luật phù hợp giữa quan hệ sản
xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
VD: VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO THỰC TIỄN NƯỚC TA (Tìm hình ảnh)
Giai đoạn trước 1986: Việc nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất MẮC NHIỀU SAI LẦM
+ CHỦ QUAN DUY Ý CHÍ: Muốn tạo ra một quan hệ sản xuất vượt
trước trình độ lực lượng sản xuất, làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt, đưa đất nước lâm vào khủng
hoảng kinh tế - xã hội.
+ NÓNG VỘI, BẢO THỦ TRÌ TRỆ:
● Vội xoá bỏ các thành phần kinh tế trung gian để thực hiện bước tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội mà không cần phải
trải qua những bước trung gian quá độ.
● Mặt khác, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kìm hãm sự
phát triển của đất nước.
● Đảng đã lựa chọn bần nông và trung nông lớp dưới làm chỗ dựa cho
phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, đây là những tầng lớp vừa thiếu vốn,
thiếu tư liệu sản xuất, lại ít có kinh nghiệm làm ăn kinh doanh, nhưng lại
được chọn làm chỗ dựa. Điều đó thể hiện rõ đường lối giai cấp của Đảng
có sự cứng nhắc, nên đã không khai thác được hết tiềm năng của trung
nông lớp trên trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.
➔ Không thể nóng vội làm trái quy luật
- Trong thời kỳ đổi mới ( Sau 1986)
+ Đại hội VI đã đánh dấu bước chuyển mình trong các quan điểm lãnh đạo
của Đảng: dám nhìn thẳng, phê phán tư tưởng sai lệch, hoạch định kế
hoạch đổi mới: “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan” phải “làm cho quan hệ sản xuất phù
hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn luôn có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất”.
+ Thay đổi linh hoạt dựa trên thực tiễn, yêu cầu xã hội: Chuyển từ công
thức “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” (Cương lĩnh năm 1991)
sang công thức “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (Cương lĩnh bổ sung, phát
triển năm 2011). Sự “phù hợp” ở đây trước hết là phù hợp với trình độ
phát triển lực lượng sản xuất, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và định
hướng xã hội chủ nghĩa.
=> Thành quả: Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới trên nhiều phương
diện, đất nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng. Ví như tình
hình lương thực, thực phẩm có chuyển biến tốt: Từ chỗ thiếu ăn triền
miên, năm 1989 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay chúng ta đã vươn
lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan
trọng ổn định đời sống nhân dân; hàng hoá thị trường, nhất là hàng tiêu
dùng, dồi dào, đa dạng, lưu thông thuận lợi

❖ Ý nghĩa trong đời sống xã hội


- Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng
- Nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan
điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự
đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu hỏi:
Trong các bộ phận của tư liệu sản xuất thì bộ phận nào giữ vai trò quyết
định? Công cụ lao động

You might also like