You are on page 1of 5

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


TÀI CHÍNH - MARKETING
BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN …………..

Ngày kiểm tra: …… /…./2022


Họ tên sinh viên: …………………………………….………………………..……...….. MÃ ĐỀ:………
Mã số sinh viên : ………………………………………………………………….……...

Mã lớp học phần: ………………………………………………………………….……..

Bài làm gồm: ……….. trang

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:

Câu 2.
Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức
mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn phát triển của con
người. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất, trong
đó "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người
lao động".
Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất.
+ Người lao động là những người có khả năng lao động, phải có cả sức
mạnh trí lực và thể lực. Người lao động là người có phẩm chất, sức khỏe, trí tuệ,
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm,…
Ví dụ: bác sĩ, y tá, giảng viên, phi công,…
+ Tư liệu sản xuất: tư liệu lao động và đối tượng lao động
2

++ Tư liệu lao động là những thứ mà con người tác động lên đối tượng lao
động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm. Tư liệu lao động bao gồm
2 yếu tố là công cụ lao động và phương tiện lao động.
+++ Công cụ lao động là những vật dùng làm trung gian để người lao động
tác động vào đối tượng lao động. Công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng
nhất của lực lượng sản xuất, biểu hiện năng lực thực tiễn của con người ngày một
phát triển.
Ví dụ: Với bác sĩ thì công cụ lao động là kim tiêm, máy đo huyết áp, nhiệt
kế, ống nghe nhịp tim,…
+++ Phương tiện lao động là những điều kiện vật chất cần thiết của quá trình
lao động.
Ví dụ: Với bác sĩ thì phương tiện lao động là trạm y tế, bệnh viện, nhà thuốc,

++ Đối tượng lao động là những thứ mà con người dùng công cụ lao động
để tác động vào chúng để tạo ra sản phẩm. Đối tượng lao động gồm 2 loại đối
tượng có sẵn trong tự nhiên và đối tượng đã qua chế biến.
+++ Đối tượng có sẵn trong tự nhiên (Ví dụ: ánh sáng mặt trời, gió, nước,
…)
+++ Đối tượng đã qua chế biến (Ví dụ: điện, xi măng, giấy, sắt, thép,…)
Trong các yếu tố cấu thành nên lực lượng sản xuất thì người lao động là yếu
tố căn bản, quyết định và quan trọng nhất. Bằng khả năng tư duy và sức sáng tạo,
con người không chỉ đã sáng tạo ra công cụ sản xuất và các phương tiện lao động,
đề ra kế hoạch và lựa chọn phương pháp lao động mà còn trực tiếp sử dụng công
cụ và phương tiện lao động để sáng tạo ra sản phẩm. Tư liệu lao động dù có ý
nghĩa lớn lao đến đâu nhưng nếu không được con người tác dụng thì không thể trở
thành lực lượng sản xuất có ích được, sự tiến bộ của tư liệu lao động thể hiện năng
lực sáng tạo của con người trong thực tiễn.
Trong cái yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất thì con người là yếu tố cơ bản,
quyết định và quan trọng nhất. Vì con người không chỉ sáng tạo ra công cụ và
phương tiện lao động, đề ra kế hoạch, lựa chọn phương pháp lao động
3

Trong sự phát hiện của lực lượng sản xuất, khoa học ngày càng có vai trò
quan trọng, dần trở thành nguyên nhân trực tiếp biến đổi cả sản xuất và đời sống.
Và khoa học công nghệ có thể được coi là đặc trưng của lực lượng sản xuất hiện
đại.
Lực lượng sản xuất có vai trò to lớn đối với hoạt động sản xuất của xã hội.
Thứ nhất, lực lượng sản xuất là phương tiện để tiến hành sản xuất vật chất cho xã
hội. Người lao động là nhân tố hàng đầu trong lực lượng sản xuất, chính con người
đã tạo ra cuộc cách mạng to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa,
chính trị,…; tạo nên sự biến đổi không ngừng xã hội loài người. Trong thời kì phát
triển của công nghệ kỹ thuật số hiện nay, các thiết bị hiện đại dần thay thế sức lao
động của con người, từ đó giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triễn, mở rộng
quy mô sản xuất, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của xã hội. Bên cạnh đó, nó còn
thúc đẩy nền “kinh tế tri thức, khoa học – công nghệ” phát triển. Sự phát triển của
nền kinh tế tri thức, khoa học – công nghệ phát triển tạo tiền đề cho những bước
nhảy vọt của cuộc cách mạng công nghệ hiện nay, đặc biệt là công nghệ sinh học
(công nghệ gen,…), công nghệ vật liệu mới (công nghệ Nano), công nghệ thông tin
(kỹ thuật số,…),… Thứ hai, vai trò của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản
xuất làm cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế xã hội này lên hình thái kinh tế xã
hội khác cao hơn. Cách mạng tư sản Anh (1642-1651) thắng lợi đã xóa bỏ phương
thức sản xuất phong kiến và thay bằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hay
Cách mạng tháng 10 Nga đã xóa bỏ phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa thay
thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

* Đánh giá về nhận định: “Lịch sử của sự phát triển xã hội loài người cũng
đồng thời là lịch sử của những cải biến và phát minh công nghệ”

Tôi đồng ý với nhận định “Lịch sử của sự phát triển xã hội loài người cũng
đồng thời là lịch sử của những cải biến và phát minh công nghệ”. Trong quá trình
hình thành và phát triển qua hàng triệu năm, con người đã có những phát triển rõ
rệt từ hình thái đến tư duy, theo đó là những phát hiện, phát minh và cải biến
những dụng cụ sản xuất đơn sơ ban đầu thành những công cụ hiện đại qua các giai
4

đoạn tiến hóa của con người. Theo Ăngghen “Lao động là yếu tố quyết định sự
chuyển hóa biến vượn thành người chứ không phải sự thay đổi của môi trường
hoàn cảnh”, trong đó công cụ lao động đóng vai trò quan trọng nhất. Trong những
ngày sơ khai, con người đã biết dùng những công cụ thô sơ nhất để tác động vào tự
nhiên làm ra sản phẩm nuôi sống bản thân. Từ những dụng cụ ban sơ như đá, tre,
gỗ, xương,… con đã dẫn phát hiện và biết chế tạo các công cụ bằng đồng đỏ
(khoảng 3500 năm TCN), đồng thau (khoảng 2000 năm TCN), đồ sắt (cuối thiên
niên kỷ thứ I TCN),… Công nghệ chế tạo đồ sắt bắt đầu lan rộng từ Tiểu Á đến
châu Âu, châu Phi và và toán bộ châu Á, công cụ bằng sắt cho phép trồng trọt hiệu
quả hơn, vũ khí và áo giáp bằng sắt cũng thay thế các kim loại trước đó như đồng,
… Cách đây khoảng 200 năm TCN, người La Mã cổ đại đã bắt đầu xây dựng
những công trình bằng bê tông. Nhờ khả năng chịu lực, kết cấu vững trãi và không
thấm nước, bê tông trở thành nguyên liệu chính của tất cả các công trình xây dựng
từ cảng biển, đền thờ, điện, nhà ở, cầu cống,… Một dấu ấn vĩ đại trong lịch sử loài
người cũng như lịch sử phát triển của công nghệ là sự “bùng nổ cách mạng công
nghiệp” vào năm 1712. Vào thời kì này, động cơ hơi nước do Thomas
Newconmen tạo ra đã cho phép tăng năng suất lao động, vận chuyển và sản xuất,
giúp nâng cao công tác hậu cần. Từ năm 1876 đến năm 1954, nhân loại đã chứng
kiến sự đột phá vĩ đại của nền công nghệ qua các phát minh về điện thoại, máy
bay, vũ khí hạt nhân và chinh phục vũ trụ. Thành công nhất trong lịch sử loài
người phải kể đến phát minh mạng Internet (năm 1991) và nền Y học tái tạo. Mạng
Internet đã góp phần đưa con người vào một thời đại mới – thời đại kỹ thuật số góp
phần làm tăng năng suất làm việc, mở rộng giao thương và phát triển nền kinh tế
thị trường. Sự phát triễn của y học qua các thời kì đã giúp con người cãi thiện được
sức khỏe, tìm ra được những phương pháp chữa bệnh mới bằng công nghệ hiện đại
góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Trong lịch sử hình thành và phát triển
loài người qua hàng vạn năm, con người người đã chế biến, phát minh và cãi tiễn
không ngừng các công nghệ để chúng phục vụ một cách hiệu quả nhất các nhu cầu
của con người. Sự phát triển của con người luôn đi đôi với sự phát triển của công
nghệ.
5

You might also like