You are on page 1of 5

*Note: Chữ in nghiêng là nói còn chữ thẳng là slide+ hình ảnh

LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

Lời dẫn: Lực lượng sản xuất là một khái niệm trung tâm của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Việc nghiên cứu rõ
nội hàm của khái niệm này là cơ sở để hiểu toàn bộ sự vận động và phát triển của quá trình sản xuất vật
chất trong lịch sử xã hội loài người. Vì vậy, C. Mác đã sớm nghiên cứu khái niệm lực lượng sản xuất. Trong
các tác phẩm của mình, mặc dù ông không trực tiếp đưa ra khái niệm lực lượng sản xuất, nhưng nội hàm
của khái niệm này đã được ông đề cập đến ngay từ những tác phẩm đầu tay.

Năm 1845, khi viết tác phẩm “Về cuốn sách của Phi-đrích Li-xtơ “Học thuyết dân tộc về kinh tế chính trị
học””, C. Mác đã phê phán quan điểm duy tâm của Ph. Li-xtơ về lực lượng sản xuất khi Ph. Li-xtơ cho rằng
lực lượng sản xuất mang “bản chất tinh thần” và là cái vô hạn. Theo C. Mác, lực lượng sản xuất không
phải là cái “bản chất tinh thần” nào đó, mà là những cái có sức mạnh vật chất.

Khái niệm: Là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực
tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội

Cấu trúc:

 Kinh tế - xã hội (đối tượng lao động): Người lao động là những yếu tố vật chất của sản
xuất là con người dùng tư liệu lao động tác động lên nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử
dụng của con người.

 Con người có tri thức kinh nghiệm kỹ năng lao động và năng
lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội người lao động là chủ thể sáng tạo đồng thời là
chủ thể tiêu dùng mọi của cải vật chất xã hội. Đây là nguồn lực cơ bản vô tận và đặc biệt của sản xuất.
 Ngày nay, trong nền sản xuất xã hội tỉ trọng lao động cơ bắp
đang có xu thế giảm trong đó lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ ngày càng tăng lên
 Kinh tế - kỹ thuật (tư liệu sản xuất): là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất,
bao gồm tư liệu và đối tượng lao động.
 Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con
người dùng tư liệu lao động tác động lên nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con
người.

 Đối tượng lao động bao gồm:


 Đối tượng có sẵn trong tự nhiên: đất, cát, cây, cá, tôm, các loại khoáng sản trong lòng đất, đá ở núi, gỗ
trong rừng nguyên thuỷ... (đặt câu hỏi nêu ví dụ thêm ngoài các hình ảnh trên)

 Đối tượng đã qua chế biến: điện, xi măng, sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy,…

 Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người
dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng
yêu cầu sản xuất của con người.

 Tư liệu lao động gồm:

 Phương tiện lao động: là những yếu tố vật chất của sản xuất cùng với công cụ lao động mà con người sử
dụng để tác động lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất vật chất. (đường xá, phương tiện gia thông,
cảng biển..)

 Công cụ lao động: là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sử dụng để tác động vào đối
tượng lao động nhằm biến đổi chúng tạo ra các của cải vật chất phục vụ yêu nhu cầu của con người và xã
hội. (cái cày, cái cuốc, máy gặt, máy kéo)
 Là cầu nối giữa người lao động và đối tượng lao động => Giữ vai trò quyết định trực tiếp đến năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm; Ngày nay công cụ lao động được tin học hoá, tự động hoá và trí tuệ
hoá…

 Là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất, là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi
kinh tế - xã hội trong lịch sử; cải biến tự nhiên của môi trường => Là thước đo trình độ phát triển của LLSX

Ví dụ: Chính vì vậy, C.Mác đã khẳng định: ”Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là ở chỗ chúng
sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu sản lao động nào”.

Ví dụ (có thể là câu hỏi): Từ những thông tin mình vừa nói, nhìn vào hình này các bạn hãy xác định cho
mình đâu là người lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động

=>>

 Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất:


- Người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định bởi vì người lao động là chủ thể sáng tạo và sử
dụng công cụ lao động. Vì con người không chỉ sáng tạo ra công cụ và phương tiện lao động, đề ra kế
hoạch, lựa chọn phương pháp lao động mà còn trực tiếp sử dụng công cụ và phương tiện lao động để sáng
tạo ra sản phẩm

-Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất, biểu hiện năng lực thực tiễn của con người
ngày một phát triển
-Lực lượng sản xuất luôn có tính khách quan. Tuy nhiên quá trình phát triển lực lượng sản xuất là kết quả
của sự thống nhất biện chứng giữa khách quan và chủ quan.
 Sự phát triển của lực lượng sản xuất: là phát triển ở cả tính chất và trình độ

-Tính chất của lực lượng sản xuất nói lên tính chất cá nhân và tính chất xã hội xã hội hóa sử dụng tư liệu sản
xuất.
 Trình độ của lực lượng sản xuất là sự phát triển của người lao động và công cụ lao động. Trình độ của lực
lượng sản xuất được thể hiện ở trình độ của công cụ lao động; Trình độ tổ chức lao động sản xuất.
-Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học ngày càng có vai trò quan trọng, dần trở thành nguyên
nhân trực tiếp biến đổi cả sản xuất và đời sống.

=>Và khoa học công nghệ có thể được coi là đặc trưng của lực lượng sản xuất hiện đại
 Trong thời đại hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV đang phát triển cả người lao động và
công cụ lao động được trí tuệ hóa, nền kinh tế của nhiều quốc gia phát triển tăng trưởng thành nền kinh tế
tri thức. Đó là nền kinh tế mà trong đó sự sản sinh phổ cập và sử dụng tri thức của con người đóng vai trò
quyết định nhất
 Đặc trưng của kinh tế tri thức:
công nghệ cao, công nghệ thông tin trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống
xã hội. Lưc lượng sản xuất phát triển trong mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất

You might also like