You are on page 1of 3

Vai trò quyết định của sức lao động và công nhân: Phân tích vai trò quyết

định của sức lao động trong quá trình sản xuất:

Đầu tiên, khi bàn đến các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất, ngoài việc chỉ
ra vai trò to lớn của tư liệu sản xuất với tư cách là điều kiện, tiền đề của sản xuất
vật chất, C. Mac đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố người lao động.
Người lao động là những người có khả năng lao động, tức là phải có cả sức mạnh
cơ bắp và sức mạnh trí tuệ mà C.Mác đã gọi cụ thể là có “đôi bàn tay” và “đầu óc”.
Ngoài ra, người lao động cũng cần có kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo trong lao
động. C.Mác viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ
những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người
đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó”. Như vậy, người lao động không phải là con người nói chung và
không phải người nào có sức mạnh thể chất và tinh thần cũng được coi là người lao
động. Chỉ những người nào dùng sức mạnh thể chất và tinh thần tham gia vào quá
trình sản xuất nhằm tạo ra của cải, vật chất mới được coi là người lao động với tư
cách là yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất.

Thứ hai, C. Mác đã khẳng định hoạt động sản xuất chính là một dạng hoạt động
chỉ có ở con người, nó khác hẳn về chất so với hoạt động của con vật: “Con nhện
làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựng
những ngăn tổ sáp của mình, con ong phải làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ
thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất
là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng
chúng ở trong đầu mình rồi. Cuối quá trình lao động, người lao động thu được cái
kết quả mà họ đã hình dung ngay từ đầu quá trình ấy, tức là đã có trong ý niệm
rồi”.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, trước hết, người lao động sử dụng sức mạnh
cơ bắp. Tuy nhiên, nếu chỉ tiến hành sản xuất bằng sức mạnh thể chất thuần túy thì
con người sẽ không bao giờ tiến xa hơn động vật. Vì con người là một sinh vật xã
hội nên ngoài sức mạnh cơ bắp, con người còn có cả trí tuệ, ý thức và toàn bộ hoạt
động tâm sinh lý, do đó lao động của họ trở nên khéo léo, linh hoạt, năng động,
sáng tạo hơn. Chính điều này làm cho các quá trình sản xuất vật chất có thể giống
nhau ở máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào nhưng sản phẩm đầu ra của
những lao động khác nhau lại rất khác nhau. Điều đó cho thấy rõ vai trò quyết định
của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất.
Thứ ba, khi bàn đến lực lượng sản xuất, C. Mác cũng chỉ ra những yếu tố cơ bản
cấu thành nên nó, đó là người lao động và tư liệu sản xuất. Theo ông, để cải biến
giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất, người lao động cần phải có một sức
mạnh tổng hợp. Trước hết, đó là sức mạnh của thể chất và trí tuệ - những yếu tố tạo
nên khả năng lao động của con người. Ông viết: “Để chiếm hữu được thực thể của
tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đời sống của bản thân mình, con người vận
dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể của họ: tay, chân, đầu và hai bàn tay”.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì quá trình sản xuất vật chất vẫn chưa thể diễn
ra. Ngoài bản thân chủ thể lao động, con người còn sử dụng những yếu tố khác,
như “sử dụng những thuộc tính cơ học, lý học, hóa học của các vật, để tùy theo
mục đích của mình, dùng những vật đó làm công cụ tác động vào các vật khác”.
Những vật đó được C. Mác gọi là “khí quan”, giúp người lao động có khả năng nối
dài đôi bàn tay và làm cho quá trình tác động vào giới tự nhiên trở nên có hiệu quả
hơn. Nếu tư liệu sản xuất là điều kiện cần của quá trình sản xuất vật chất thì người
lao động chính là chủ thể, đóng vai trò quyết định sự phát triển của sản xuất. Như
vậy, theo C. Mác, nếu không có con người biết chế tạo, sử dụng công cụ lao động,
tác động vào giới tự nhiên thì sẽ không có quá trình sản xuất vật chất.

Thứ tư, trong giai đoạn hiện nay thực tế cho thấy khoa học, công nghệ hiện đại -
với tư cách là phần vật chất trong các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất - dù
năng động và cách mạng đến mấy cũng chỉ là sản phẩm do bàn tay và khối óc của
con người tạo ra và chịu sự điều khiển, giám sát của con người. Trí tuệ nhân tạo
dẫu tiên tiến đến đâu cũng chỉ là sản phẩm của con người, hoạt động của nó phụ
thuộc vào những chương trình mà con người đã lập ra, cài đặt vào máy tính điện tử
và người máy công nghiệp. Vì vậy, khoa học - công nghệ là của con người, gắn
liền với con người, phụ thuộc vào con người và phải thông qua hoạt động của con
người mới có thể được vật hóa vào quá trình sản xuất. Nếu không xuất phát từ con
người, được tiến hành bởi con người và hướng về mục đích phục vụ con người, thì
không có quá trình sản xuất nào có đủ lý do để tồn tại và phát triển. Vì thế, trong
bất cứ thời đại nào, kể cả thời đại của khoa học - công nghệ hiện đại, người lao
động vẫn là nhân tố đóng vai trò quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Điều đó cho thấy, dù quan điểm của C.Mác về vai trò quyết định của nhân tố người
lao động trong lực lượng sản xuất đã ra đời cách đây gần hai thế kỷ nhưng vẫn có
giá trị đúng đắn, bền vững trong giai đoạn này. Cũng do trong thời đại của C.Mác,
người lao động trong lực lượng sản xuất chủ yếu là lao động cơ bắp nên người lao
động và nhà quản lý tách rời nhau. Giờ đây, sự phát triển của lực lượng sản xuất
với trình độ trí tuệ hóa cao đã và đang khiến người lao động sản xuất và nhà quản
lý xích lại gần nhau. Thực tế không ít trường hợp, người sản xuất và người quản lý
hội tụ trong một cá thể mà ở đó, mặt quản lý ngày càng có ưu thế hơn mặt lao động
trong việc tạo ra sản phẩm. Như vậy, trong nền sản xuất hiện đại, người lao động
bao gồm cả người tham gia sản xuất trực tiếp và cả những người tham gia vào quá
trình quản lý quá trình sản xuất ấy và những nhà khoa học tạo ra những sản phẩm
nhằm hiện đại hóa quá trình sản xuất ấy.

You might also like