You are on page 1of 5

I.

KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG


Năng suất lđ là một thước đo quan trọng, cũng như là một thuật ngữ phổ biến trong nền
kinh tế. Năng suất lđ có thể được đo lường ở các cấp độ khác nhau: cấp độ cả nền kinh tế,
cấp độ ngành, cấp độ tổ chức, doanh nghiệp hay cho từng cá nhân riêng biệt.
-> Vậy năng suất lđ là gì? -NSLĐ là năng lực sản xuất của người lao động , nó đc tính bằng
số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
NSLĐ là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống ,đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa
một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là
một chi tiêu khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã
hội.
Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian cần hàng hoá càng giảm, lượng giá trị
của một đơn vị sản phẩm càng ít . Ngược lại năng suất lao động xã hội càng giảm , thời gian
cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng
nhiều .
Thông thường năng suất lao động sẽ được chia ra thành nhiều tiêu thức khác nhau, tuy
nhiên để nhận biết dễ nhất thì người ta chia chúng ra thành 02 loại. Đó là năng suất lao động
cá nhân và năng suất lao động xã hội.
 Năng suất lao động cá nhân chính là hiệu quả sản xuất của cá nhân người lao
động xét trong một đơn vị thời gian. Chúng có vai trò rất quan trọng trong quá
trình sản xuất vì thường được biểu hiện bằng đầu ra tính trên một giờ lao động.
Do vậy việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớn quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp.

 Tăng năng suất lao động cá nhân có nghĩa là giảm chi phí lao động và từ đó dẫn
đến việc giảm giá trị của một đơn vị sản phẩm, giảm giá thành sản xuất và tăng
lợi nhuận cho công ty. Đáng chú ý năng suất lao động cá nhân lại phụ thuộc chủ
yếu vào bản thân người lao động như sức khỏe, tay nghề, trình độ, sự thành thạo
trong công việc, tuổi tác, công cụ lao động và người đó sử dụng là thủ công, thô
sơ, cơ khí hay là hiện đại.

 Năng suất lao động xã hội chính là mức năng suất chung của một nhóm người
hoặc là của tất cả các cá nhân trong xã hội. Có thể năng định năng suất lao động
xã hội chính là chỉ tiêu hoàn hảo nhất để giúp mọi người đánh giá chính xác thực
trạng công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của phạm vi toàn xã
hội. Trong điều kiện xã hội hiện năng, năng suất lao động xã hội ở phạm vi vĩ mô
sẽ được hiểu là năng suất lao động của quốc gia. Phản ánh tổng thể giá trị sản
xuất trên một người lao động cụ thể. Đặc biệt nó còn là chỉ tiêu để đánh giá sức
mạnh của nền kinh tế một quốc gia và có thể so sánh giữa các nước.

 Năng suất lao động xã hội chỉ tăng lên khi chi phí lao động và lao động quá khứ
cùng giảm. Hiểu đơn giản là đã có sự gia tăng lên của năng suất lao động cá
nhân, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu ở trong sản xuất. Ngoài ra năng suất lao động
xã hội còn phụ thuộc vào công cụ lao động, trình độ của người lao động và còn
phụ thuộc rất nhiều vào ý thức lao động sản xuất, điều kiện lao động, điều kiện tự
nhiên,…

Mối quan hệ của năng suất lao động cá nhân và xã hội:

Năng suất lao động cá nhân và xã hội sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc tăng
năng suất cá nhân sẽ tăng được năng suất xã hội và việc tăng năng suất lao động xã hội là
hiểu hiện của tăng năng suất cá nhân. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể nói tăng
năng suất lao động cá nhân dẫn đến tăng năng suất lao động xã hội vì việc hạ thấp chi phí lao
động sống nếu rõ đặc điểm của tăng năng suất lao động cá nhân.

Còn việc hạ thấp chi phí lao động sống và lao động quá khứ nêu rõ đặc điểm tăng năng
suất lao động xã hội, trong điều kiện làm việc với các công cụ hiện đại, không thể tách rời
lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo ra những công cụ hiện đại đó. Tóm
lại để tăng NSLĐ xã hội thì NSLĐ cá nhân phải tăng lên, tiết kiệm lao động sống giảm
nhanh hơn sự tăng lên của lao động quá khứ.

Trên thị trường hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã
hội. Chính vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa là năng
suất lao động xã hội.

II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG .
Năng suất lao động tùy thuộc vào nhiều nhân tố :
 Trình độ khéo léo của người lao động .
 Sự phát triển khoa học kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học .
 Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất : Trình độ quản lý và phân công lao động xã
hội .
 Hiệu quả của tư liệu sản xuất .
 Các nhân tố khác: điều kiện tự nhiên, khí hậu,…

1. Nguồn nhân lực .


Nguồn nhân lực là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất. Nguồn nhân lực của một
quốc gia được xây dựng từ lực lượng lao động. Lực lượng lao động đông là điều kiện tạo ra
nguồn nhân lực cho sự phát triển. Tuy nhiên, không phải có lực lương lao động dồi dào là có
nguồn nhân lực phát triển mạnh.
Nguồn lực con người được hiểu là tổng hoà trong thể thống nhất giữa hữu cơ, giữa năng
lực xã hội của con người (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người.
Quá trình thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con
người. Con người trong quá trình sản xuất vừa phát triển cao về trí tuệ, khoẻ mạnh về thể
chất, giàu có về tinh thần,trong sáng về đạo đức.
Đảng đã khẳng định : “ Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là
mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy
nguồn lực to lớn của con người Việt nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc Công
nghiệp hóa - Hiện Hiện đại hóa”
Nguồn nhân lực là yếu tố nội lực, là bộ phận năng động và sáng tạo nhất trong
quá trình sản xuất .
2. Khoa học công nghệ .
Khoa học là các tri thức về các hiện tượng, sự vật, qui luật của tự nhiên, xã hội và tư
duy. Khoa học là hệ thống tri thức tích luỹ trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng
minh, phản ánh những qui luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh
thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo hiện thực.
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, qui trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương
tiện dùng để biến các nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ là tổng thể nói chung các
phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu
hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Khoa học công nghệ tập trung vào đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh
quốc phòng; coi trọng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa.
Khoa học công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế . Khoa
học công nghệ được coi là “ chiếc đũa thần màu nhiệm” để tăng năng suất lao động, phát
triển lực lượng sản xuất .
Sau cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, rất nhiều thành tựu mới ra đời. Đặc biệt,
việc đưa máy móc vào sản xuất hàng hoá là một bước ngoặt lớn. Rồi công cụ lao động bằng
tay dần dần được thay thế bằng máy móc. Máy móc dần được tự động hoá, các tư liệu lao
động cũng thay đổi ngày càng tiên tiến theo hướng giảm chi phí sản xuất nhưng chất lượng
thì ngày càng tốt hơn. Việc cập nhập và áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào hoạt động sản
xuất như việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ làm cho
năng suất ngày càng tăng cao
3. Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất : Trình độ quản lý và phân công lao động xã
hội .
Một đội ngũ cán bộ biết cách quản lý và tổ chức theo cơ chế thích hợp như: cách thức
kết hợp các bộ phận sản xuất với người lao động, người lao động với công cụ lao động, sử
dụng thời gian lao động phù hợp, tổ chức quá trình công nghệ, quá trình sản xuất, cách tổ
chức và phục vụ tại nơi làm việc... Khi những nhân tố đó hợp lý sẽ làm cho người lao động
thoải mái và đồng nghĩa với đó là năng suất lao động sẽ tăng. Ngược lại, khi người quản lý
chưa được rèn luyện tư duy khoa học một cách nghiêm túc, không có sự hiểu biết rộng rãi về
sản xuất, không nắm được nghệ thuật quản lý sản xuất thì khó tránh khỏi bị mất phương
hướng, bị rơi vào thế bị động, bối rối. Lúc đó, các vấn đề sẽ không được giải quyết dẫn tới
sản xuất bị trì trệ, năng suất lao động bị giảm sút.
Phân công lao động gắn liền với chuyên môn hoá sản xuất - kinh doanh, nên mang ý
nghĩa tích cực, tiến bộ, và là biểu hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Các loại phân công
lao động xã hội : phân công lao động chung là phân chia nền kinh tế thành các loại sản xuất
khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, vận tải...; phân công lao động riêng (phân công lao
động đặc thù) là phân chia sản xuất thành những ngành và phân ngành như công nghiệp khai
thác, công nghiệp chế biến, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi; phân công lao động cá biệt là
phân công trong nội bộ xí nghiệp. Điều kiện của sự phân công lao động xã hội là sự phát
triển của lực lượng sản xuất xã hội. Đến lượt nó, phân công lao động xã hội lại là nhân tố
phát triển của lực lượng sản xuất.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất đòi hỏi lực lượng sản xuất phải thay đổi cho phù hợp. Điều đó có nghĩa là phải có sự
phân công lao động một cách hợp lý, giảm lao động giản đơn, lao động cơ bắp mà phải
thông qua lao động trí óc. Sự thay đổi về tư liệu sản xuất làm cho lực lượng sản xuất phải
phù hợp tương ứng mới có hiệu quả hơn, năng suất lao động tăng cao hơn.
Trình độ quản lý và phân công lao động có tác động không nhỏ tới năng suất lao động.
Các nhà sản xuất biết quản lý phù hợp thì năng suất của người lao động sẽ tăng, doanh
nghiệp sẽ thu được lợi nhuận.
4. Hiệu quả của tư liệu sản xuất .
Tư liệu sản xuất là bất kì công cụ nào giúp người lao động biến nguyên liệu thành vật
thể hữu dụng. Bao gồm tư liệu hữu hình (máy móc, xưởng,..) và tư liệu vô hình (sáng kiến,
kiến thức,...). Hay tư liệu sản xuất bao gồm công cụ lao động và đối tượng lao động. Người
lao động dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng
hoá.
Sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện
nền kinh tế .
5. Các nhân tố khác : Tâm lý, điều kiện tự nhiên...
Trong quá trình làm việc, mục đích của người lao động là sản xuất ra các sản phẩm để
nuôi sống mình và gia đình. Khi người lao động có động lực thúc đẩy thì công việc họ làm sẽ
hiệu quả hơn rất nhiều. Ngoài ra, khi người lao động được tạo cơ hội làm việc mình yêu
thích họ sẽ làm hết sức mình. Các nhà quản lý cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của
người lao động với công việc, đánh giá đúng mức đóng góp của họ. Bên cạnh đó, các nhà
sản xuất nên cho người lao động tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình sản xuất, giúp đỡ
họ để họ phát huy năng lực của mình một cách tối đa. Như vậy người lao động sẽ thấy được
vai trò của mình trong công ty, họ thấy được sự đóng góp của mình, thành công của công ty.
Ngày nay, môi trường làm việc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của người lao
động. Đặc biệt là môi trường làm việc. Khi môi trường xung quanh an toàn, không bị ô
nhiễm thì người lao động có thể an tâm làm việc. Họ có thể tập trung để sản xuất. Ngoài ra
còn một số yếu tố như âm thanh, quần áo cũng ảnh hưởng tới năng suất của người lao động.
Khi họ gặp được những điều kiện thuận lợi thì họ sẽ làm việc hiệu quả hơn. Năng suất lao
động sẽ tăng lên. Ngược lại, trong những điều kiện bất lợi, những vấn đề làm cho người lao
động bị căng thẳng, áp lực sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả làm việc của họ.

You might also like