You are on page 1of 8

3.1.2.

Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
a. Phương thức sản xuất
→ là những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản
xuất xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định
→ Ví dụ: Ở trong xã hội phong kiến xưa, người dân lao động sản xuất
lượng thực, thực phẩm bằng các công cụ hết sức thô sơ, cho năng xuất
kém, lương thực làm ra chủ yếu là tự cung tự cấp, kém phát triển. Nhưng
đến xã hội hiện đại ngày nay, con người đã biết ứng dụng máy móc, trang
thiết bị hiện đại trong sản xuất lương thực thực phẩm, tạo ra giống mới,
tăng năng suất sản xuất (cho mấy cái icon/ hình ảnh liên quan để thuyết
trình nói)

Phương diện:


Phương diện kỹ thuật (chỉ ra quá trình sản xuất được tiến
hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nào)


Phương diện kinh tế (chỉ ra quá trình sản xuất được tiến
hành bằng cách tổ chức kinh tế nào)

→ Ví dụ:

Phương diện Phong kiến Hiện đại


Kỹ thuật dụng cụ hết sức thô sơ ứng dụng KH-KT hiện đại
Kinh tế Quy mô nhỏ khép kín Quy mô lớn

Kết cấu của phương thức sản xuất:



Lực lượng sản xuất


Quan hệ sản xuất

→ Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một
trình độ và quan hệ sản xuất tương ứng tạo thành cách thức sản xuất trong
một giai đoạn nhất định của lịch sử

Vai trò của phương thức sản xuất (cái này sẽ để ở cuối phần 2a)


Có vai trò quyết định đối với trình độ phát triển của nền sản
xuất xã hội → quyết định trình độ phát triển của đời sống xã
hội và mọi mặt của đời sống xã hội


Phân biệt được sự khác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất
định

Lực lượng sản xuất

→ là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất → tạo ra sức
sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của
giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
→ là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực
tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.

Về cấu trúc: ta xét lực lượng sản xuất ở hai mặt: mặt kinh tế - kỹ
thuật (tư liệu sản xuất) và mặt kinh tế - xã hội (người lao động)

Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ


năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình
sản xuất của xã hội.

Người lao động là chủ thể sáng tạo, đồng thời là chủ
thể tiêu dùng mọi của cải vật chất xã hội.

→ Đây là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất.

Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất,
bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động.

Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao
động con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi
chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người.

Đối tượng có sẵn trong tự nhiên (eg: đất, rừng, tôm cá,…)

Đối tượng đã qua chế biến (eg: xi măng, thép, gang,…)

Để hình ảnh/ icon minh hoạ của ví dụ

Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con
người dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến
đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất
của con người.

Tư liệu lao động gồm công cụ lao động và tư liệu phụ trợ.

Công cụ lao động là những phương tiện vật chất mà


con người trực tiếp sử dụng để tác động vào đối tượng
lao động nhằm biến đổi chúng nhằm tạo ra của cải vật
chất phục vụ nhu cầu con người và xã hội.

là yếu tố vật chất "trung gian", "truyền dẫn"


giữa người lao động và đối tượng lao động
trong tiến hành sản xuất.


là "khí quan" của bộ óc, là tri thức được vật thể


hóa do con người sáng tạo ra và được con người
sử dụng làm phương tiện vật chất của quá trình
sản xuất.


có vai trò quyết định đến năng suất lao động và


chất lượng sản phẩm.


Liên hệ thực tế: trong điều kiện cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại đang phát triển, công cụ lao
động được tin học hoá, tự động hoá và trí tuệ hoá càng
có vai trò đặc biệt quan trọng.


là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng


sản xuất, là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi kinh
tế xã hội trong lịch sử; là thước đo trình độ tác động,
cải biến tự nhiên của con người và tiêu chuẩn để phân
biệt các thời đại kinh tế khác nhau.

→ C.Mác khẳng định: “Những thời đại kinh tế khác


nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là
ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu
lao động nào” .

Tư liệu phụ trợ (phương tiện lao động) là những yếu tố vật chất
của sản xuất, cùng với công cụ lao động mà con người sử dụng
trong quá trình lao động sản xuất nhưng không được sử dụng trực
tiếp để biến đổi đối tượng lao động (nhà kho, đường dẫn, thùng
chứa,...).


Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa
người lao động và công cụ lao động.

Con người là yếu tố cơ bản, quyết định và quan trọng nhất.


(Vì con người không chỉ sáng tạo ra công cụ và phương tiện lao động,
đề ra kế hoạch, lựa chọn phương pháp lao động mà còn trực tiếp sử
dụng công cụ và phương tiện lao động để sáng tạo ra sản phẩm)


Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản
xuất, biểu hiện năng lực thực tiễn của con người ngày một
phát triển.


Khoa học ngày càng có vai trò quan trọng dần trở thành
nguyên nhân trực tiếp biến đổi cả sản xuất và đời sống

→ Khoa học công nghệ có thể được coi là đặc trưng của lực
lượng sản xuất hiện đại

Sự phát triển của lực lượng sản xuất là phát triển ở cả tính chất và
trình độ:

Tính chất của lực lượng sản xuất nói lên tính chất cá nhân
hoặc tính chất xã hội hoá trong việc sử dụng tư liệu sản
xuất.



Trình độ của lực lượng sản xuất là sự phát triển của người
lao động và công cụ lao động.

Trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện ở trình
độ của công cụ lao động; trình độ tổ chức lao động xã
hội; trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất; trình
độ, kinh nghiệm kỹ năng của người lao động và đặc
biệt là trình độ phân công lao động xã hội.

Nghiên cứu sự phát triển của lực lượng sản xuất trong lịch sử, C. Mác khẳng
định: "Tri thức xã hội phổ biến [Wissen, knowledge] đã chuyển hóa đến mức
độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp" .


Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học sản
xuất ra của cải đặc biệt, hàng hoá đặc biệt. Đó là những phát minh sáng chế,
những bí mật công nghệ, trở thành nguyên nhân của mọi biến đổi trong lực
lượng sản xuất.


Hiện nay, khoảng cách từ phát minh, sáng chế đến ứng dụng vào sản xuất đã
được rút ngắn làm cho năng suất lao động, của cải xã hội tăng nhanh.


Khoa học kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, những yêu cầu do sản xuất đặt
ra; có khả năng phát triển “vượt trước” và thâm nhập vào tất cả các yếu tố
của sản xuất, trở thành mắt khâu bên trong của quá trình sản xuất.



Tri thức khoa học được kết tinh, “vật hoá” vào người lao động, người quản
lý, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Sự phát triển của khoa học đã kích
thích sự phát triển năng lực làm chủ sản xuất của con người.


Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát
triển, cả người lao động và công cụ lao động được trí tuệ hoá, nền kinh tế của
nhiều quốc gia phát triển đang trở thành nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế
mà trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức của con người đóng vai
trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, từ đó tạo ra của cải vật chất
và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Đặc trưng của kinh tế tri thức là
công nghệ cao, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi
trong sản xuất và trong đời sống xã hội. Lực lượng sản xuất phát triển trong
mối quan hệ biện chứng với quan hệ sản xuất.

You might also like