You are on page 1of 4

Bằng lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, hãy phân tích vai trò của

người
lao động trong lực lượng sản xuất. Theo Anh/ chị, nguồn nhân lực Việt Nam
đang đứng trước những cơ hội và thách thức nào trong thời đại cách mạng
công nghiệp 4.0 hiện nay?

Con người và xã hội loài người được hình thành và phát triển trong quá trình sản
xuất vật chất. Muốn thực hiện được các hoạt động sống còn và phát triển kinh tế,
xã hội thì con người phải sản xuất vật chất thông qua lao động nông - lâm - ngư -
công nghiệp, xây dựng,..và nhiều lĩnh vực khác, đây là điểm khác biệt căn bản
nhất giữa xã hội loài người với thế giới động vật. Vai trò của người lao động trong
lực lượng sản xuất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con
người và cả xã hội, không có người lao động không có sản xuất là không có tồn
tại. Là vai trò nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của
con người, nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội
loài người.

Tiền đề trong nghiên cứu của C.Mác về lịch sử - xã hội là hoạt động sản xuất vật
chất của con người hiện thực. Theo C.Mác, bản thân con người bắt đầu phân biệt
với động vật khi sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt phục vụ cho những nhu cầu thiết
yếu của mình. C.Mác viết: “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể
“làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức
uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa.
Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn
nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất. Cũng theo C.Mác, sản
xuất vật chất là hoạt động đặc trưng của con người. Đó là hoạt động đầu tiên và
cơ bản nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người.
Để tiến hành sản xuất vật chất, trước hết con người có quan hệ với giới tự nhiên
và mối quan hệ đó được gọi là lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá
trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất, con người kết hợp sức lao động của mình
với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động tạo thành sức mạnh khai thác
giới tự nhiên, làm ra sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của mình.
Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người
nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó "lực
lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân,
là người lao động".
Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và
kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao
động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất.
Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực
lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. Công cụ lao động
do con người sáng tạo ra, là yếu tố động nhất của lực lượng sản
xuất. Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm, với những chế kỹ thuật, công cụ
lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.
Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng công cụ lao động đã làm biến đổi
toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi
xã hội. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục
tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử.

Khi bàn đến các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất, ngoài việc chỉ ra vai trò
to lớn của tư liệu sản xuất với tư cách là điều kiện, tiền đề của sản xuất vật chất,
C.Mác đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố người lao động.

Người lao động là những người có khả năng lao động, tức là phải có cả sức mạnh
cơ bắp và sức mạnh trí tuệ mà C.Mác đã gọi cụ thể là có “đôi bàn tay” và “đầu
óc”. Ngoài ra, người lao động cũng cần có kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo trong
lao động. C.Mác viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn
bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con
người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá
trị sử dụng nào đó.
Như vậy, người lao động không phải là con người nói chung và không phải người
nào có sức mạnh thể chất và tinh thần cũng được coi là người lao động. Chỉ những
người nào dùng sức mạnh thể chất và tinh thần tham gia vào quá trình sản xuất
nhằm tạo ra của cải, vật chất mới được coi là người lao động với tư cách là yếu tố
cấu thành của lực lượng sản xuất.

Theo C.Mác, yếu tố vật thể sẽ không có bất cứ tác dụng nào nếu không có một
lực lượng xã hội để tiến hành sản xuất vật chất. Tư liệu sản xuất sẽ trở thành vô
nghĩa nếu không có sự tác động của con người. Điều này đã được C.Mác khẳng
định như sau: “Giới tự nhiên không chế tạo ra bất kỳ máy móc nào, không chế tạo
ra xe hơi, đường sắt, điện báo, máy dệt... Chúng là sản phẩm lao động của con
người, đã biến thành vật chất tự nhiên của ý chí con người điều khiển tự nhiên
hoặc bộ máy hoạt động của con người trong giới tự nhiên. Chúng là cơ quan đầu
não của con người được sáng tạo bởi bàn tay con người; là lực lượng tri thức được
vật hóa. Như vậy, nếu không có con người chế tạo và sử dụng công cụ lao động,
tác động vào giới tự nhiên thì sẽ không có quá trình sản xuất vật chất.
C.Mác đã khẳng định hoạt động sản xuất chính là một dạng hoạt động chỉ có ở
con người, nó khác hẳn về chất so với hoạt động của con vật: “Con nhện làm
những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựng
những ngăn tổ sáp của mình, con ong phải làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ
thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi
nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng
chúng ở trong đầu mình rồi. Cuối quá trình lao động, người lao động thu được cái
kết quả mà họ đã hình dung ngay từ đầu quá trình ấy, tức là đã có trong ý niệm
rồi.

Khi tham gia vào quá trình sản xuất, trước hết, người lao động sử dụng sức mạnh
cơ bắp. Tuy nhiên, nếu chỉ tiến hành sản xuất bằng sức mạnh thể chất thuần túy
thì con người sẽ không bao giờ tiến xa hơn động vật. Vì con người là một sinh vật
xã hội nên ngoài sức mạnh cơ bắp, con người còn có cả trí tuệ, ý thức và toàn bộ
hoạt động tâm sinh lý, do đó lao động của họ trở nên khéo léo, linh hoạt, năng
động, sáng tạo hơn. Chính điều này làm cho các quá trình sản xuất vật chất có thể
giống nhau ở máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào nhưng sản phẩm đầu ra
của những lao động khác nhau lại rất khác nhau. Điều đó cho thấy rõ vai trò quyết
định của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất.
Trong thời đại ngày nay, những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác
động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất như: làm cải tiến công cụ lao động,
tạo ra những đối tượng lao động mới có tính bền vững và thân thiện với môi
trường, hiện đại hóa các phương tiện sản xuất... Nhiều người cho rằng, khoa học,
công nghệ đang dần thay thế vai trò quyết định của người lao động. Sự xuất hiện
của “trí tuệ nhân tạo”, “người máy thông minh” là minh chứng cho sự phát triển
không ngừng của khoa học, công nghệ.
Công nghệ thông tin đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của sản xuất cũng như
trong đời sống của con người. Máy tính điện tử được sử dụng ngày càng phổ biến,
đưa con người vào kỷ nguyên tự động hóa tổng hợp. Trước đây, trong thời kỳ sản
xuất thủ công, sức lực của người lao động được sử dụng tối đa trong quá trình sản
xuất. Đến thời kỳ sản xuất công nghiệp cơ khí, máy móc đã thay thế con người ở
một số khâu sản xuất, chủ yếu là những công đoạn thủ công, dây chuyền đơn giản.
Vì vậy, trong các nhà máy, xí nghiệp vẫn cần đến hàng vạn công nhân. Tuy nhiên,
ngày nay, việc áp dụng các dây chuyền sản xuất tự động đã làm cho số lượng công
nhân ngày càng giảm. Người máy không chỉ thay thế con người làm những công
việc nặng nhọc, những hoạt động cơ bắp mà còn có thể thay thế cho cả những
hoạt động tinh vi, phức tạp của con người. Điều này được thể hiện qua những số
liệu có tính chất tham khảo như sau: “các nghề có nguy cơ mất việc làm cao nhất
bao gồm: công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), tài xế taxi (20%),
nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%), nông dân (11%). Kể cả
một số công việc tưởng như khó có thể thay thế bằng robot cũng có khả năng mất
việc như: bác sĩ (3%), luật sư (4%), nhà báo (5%), nhà nghiên cứu (6%)”(5).
Mặc dù người máy thông minh đang có xu hướng thay thế dần cả lao động giản
đơn và lao động phức tạp, song không có nghĩa là khoa học, công nghệ hiện đại
trở thành yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất, hay người lao
động trở thành nhân tố thứ yếu, đứng bên ngoài quá trình sản xuất. Về thực chất,
khoa học, công nghệ trước hết là sản phẩm của quá trình nhận thức, sản phẩm của
sự phát triển trí tuệ của con người. Do yêu cầu của sản xuất mà con người đã sáng
tạo và quyết định khuynh hướng, tốc độ phát triển của khoa học, công nghệ, đồng
thời sử dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất theo mục đích của mình.

Do đó, dù khoa học, công nghệ có thể tạo ra một cuộc cách mạng vĩ đại trong phát
triển lực lượng sản xuất nhưng bản thân nó không bao giờ có thể trở thành một
yếu tố độc lập, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lực lượng sản
xuất.
Thực tế cho thấy, khoa học, công nghệ hiện đại - với tư cách là phần vật chất
trong các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất - dù năng động và cách mạng
đến mấy cũng chỉ là sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người tạo ra và chịu
sự điều khiển, giám sát của con người. Trí tuệ nhân tạo dẫu tiên tiến đến đâu cũng
chỉ là sản phẩm của con người, hoạt động của nó phụ thuộc vào những chương
trình mà con người đã lập ra, cài đặt vào máy tính điện tử và người máy công
nghiệp.

Vì vậy, khoa học - công nghệ là của con người, gắn liền với con người, phụ thuộc
vào con người và phải thông qua hoạt động của con người mới có thể được vật
hóa vào quá trình sản xuất. Nếu không xuất phát từ con người, được tiến hành bởi
con người và hướng về mục đích phục vụ con người, thì không có quá trình sản
xuất nào có đủ lý do để tồn tại và phát triển.

Vì thế, trong bất cứ thời đại nào, kể cả thời đại của khoa học - công nghệ hiện đại,
người lao động vẫn là nhân tố đóng vai trò quyết định sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Điều đó cho thấy, dù quan điểm của C.Mác về vai trò quyết định của
nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất đã ra đời cách đây gần hai thế kỷ
nhưng vẫn có giá trị đúng đắn, bền vững trong giai đoạn hiện nay.

You might also like