You are on page 1of 11

1

I. Mở đầu

Trong thời đại mà đất nước bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
như hiện nay thì lực lượng sản xuất là nhân tố chính đóng góp rất nhiều vào quá
trình phát triển của xã hội. Và đặc biệt không thể không kể đến người lao động,
khi mà nhân lực chính là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công
hay lụi tàn của một tổ chức hay nhà nước.

Là một đất nước với gần 100 triệu người, mật độ dân số cao, cũng dễ hiểu khi
mà nước ta đang có một nguồn nhân lực dồi dào với lứa tuổi đang thuộc vào
nhóm “dân số trẻ”. Mặc dù vậy song nguồn lao động này vẫn mới vừa bước vào
giai đoạn phát triển, vẫn còn nhiều sai xót nên chưa thể mang lại nhiều chuyển
biến tích cực cho nền sản xuất của nước nhà. Bên cạnh đó, đây cũng là vấn đề
cơ bản trong quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong triết học Mác Lê-nin.

Trước thời kì đổi mới của đất nước, do chúng ta đã áp dụng sai quy luật trên
nên dẫn đến kinh tế trở nên suy thoái. Và từ sau đại hội Đảng lần thứ VI thì
Đảng ta đã chỉnh sửa và thay đổi nên đã đạt được nhiều mục đích quan trọng
trong quá trình phát triển đất nước trên con đường đi lên xây dựng xã hội chủ
nghĩa.

Và với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài
“Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay”.

Mục đích của đề tài này là thông qua việc tìm hiểu về phương thức sản xuất,
lực lượng sản xuất mà chúng ta tìm hiểu rõ được về người lao động ở Việt Nam.
Hiểu được thực trạng, nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp về vấn đề
này.
2

Về mặt lí luận: đề tài giúp ta tìm hiểu, phân tích, làm rõ quan điểm duy vật
lịch sử về phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất từ đó đánh giá và nhận xét
vai trò của người lao động trong đời sống xã hội và kinh tế.

Về mặt thực tiễn: giúp ta hiểu được về thực trạng, nguyên nhân, bên cạnh đó
tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó hiểu được
trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng đất nước.

II. Nội dung


1. Lí luận chung về vai trò người lao động trong lực lượng sản xuất

1.1. Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất

Để có một cái nhìn chi tiết nhất về người lao động, chúng ta sẽ bắt đầu từ các
quan điểm duy vật lịch sử về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, đặc biệt về
lực lượng sản xuất.

Vậy lực lượng sản xuất là gì?

Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta hãy bắt đầu từ khái niệm bao gồm lực
lượng sản xuất, đó là phương thức sản xuất. Trong từng giai đoạn lịch sử, con
người đã tiến hành sản xuất theo một cách thức nhất định, tức là có một cách
sinh sống, cách sản xuất riêng theo từng thời kì. Vậy phương thức sản xuất
chính là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai
đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Nhờ đó mà con người khi nhìn vào
các phương thức sản xuất đặc trưng của từng thời kì lịch sử thì có thể nhận ra
được hình thái kinh tế - xã hội của thời điểm đó.

Về mặt kết cấu, phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản
xuất với một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Hay có thể nói
đây là hai mặt quan trọng của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách
rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, và quy luật này
ảnh hưởng đến mọi sự phát triển của toàn nhân loại. Bên cạnh đó thì đây cũng là
3

các khái niệm chỉ hai mối quan hệ cùng song song tồn tại trong nền sản xuất vật
chất của xã hội, đó là quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con
người với con người trong quá trình sản xuất vật chất.

Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ giữa người với người trong quá
trình sản xuất vật chất. Quá trình sản xuất sản xuất vật chất chính là tổng thể các
yếu tố trong một quá trình thống nhất, bao gồm sản xuất, phân phối, trao đổi và
tiêu dùng của cải vật chất. Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ về sở hữu đối với
tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lí và trao đổi hoạt động với nhau và
quan hệ về phân phối sản phẩm lao động. Các mặt này có mối quan hệ hữu cơ,
tác động qua lại, chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau; trong đó quan hệ về sở hữu tư
liệu sản xuất giữ vai trò quyết định bản chất và tính chất của quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản
chủ yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội. Ví dụ như trong một môi trường như
công ti, mỗi người chỉ làm một công việc tách biệt, các nhân viên không phối
hợp với nhau cũng như không lắng nghe chỉ đạo từ cấp trên thì công việc rất
khó đạt được năng suất tối đa cũng như hiệu quả đạt được sẽ không như ý do
các quan hệ sản xuất đã không được hình thành.

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo
ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của
giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Về mặt kết cấu,
lực lượng sản xuất được xem xét trên cả hai mặt, đó là mặt kinh tế - kỹ thuật (tư
liệu sản xuất) và mặt kinh tế - xã hội (người lao động). Lực lượng sản xuất
chính là kết hợp giữa “lao động sống” và “lao động vật hóa” tạo ra sức sản xuất,
là toàn bộ năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất xã hội trong những thời kì
nhất định, từ đó có thể cải biến giới tự nhiên, sáng tạo ra của cải vật chất theo
mục đích của con người.

Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm
tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động là những yếu tố vật
4

chất của sản xuất mà con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến
đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người như sắt, thép, vải,
sỏi, cát,… Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với công
cụ lao động được con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động trong
quá trình sản xuất vật chất như các loại máy móc chuyên dụng, dụng cụ thô sơ
như cái cày cái cuốc cũng như hệ thống nhà chứa, xe chuyên chở,…

Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và
năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội như nông dân, kĩ
sư, bác sĩ,.... Người lao động là chủ thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng
mọi của cải vật chất xã hội. Họ có khả năng nắm bắt, tận dụng các điều kiện của
lao động sản xuất để có thể phát triển. Suy cho cùng thì đây là nguồn lực cơ
bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất vì tư liệu sản xuất cũng chỉ là sản phẩm lao
động của con người, đồng thời giá trị của chúng cũng phụ thuộc vào trình độ sử
dụng thực tế cũng như sức sáng tạo của họ.

1.2. Vai trò của người lao động trong kết cấu lực lượng sản xuất

Thông qua những khái niệm vừa rồi, chúng ta có thể thấy được con người lao
động đóng góp một phần to lớn vào ngành sản xuất của nước nhà nói riêng cũng
như toàn thế giới nói chung. Với khả năng làm chủ tư liệu sản xuất cũng như
hình thành ra các quan hệ sản xuất, người lao động đã dần dần có khả năng làm
chủ được thế giới vật chất. Họ có khả năng học hỏi, nắm bắt các kiến thức để
cải thiện được đời sống vật chất và tinh thần, cũng nhờ vậy mà con người đã
hoàn toàn tách biệt ra khỏi thế giới của động vật. Họ vươn lên làm chủ thế giới,
sáng tạo ra các công cụ lao động và tư liệu lao động mới nhằm cải tiến công
cuộc sản xuất. Bên cạnh đó, con người cũng không ngừng tìm tòi nghiên cứu về
thế giới, vận dụng các kiến thức đó để khai thác được những đặc điểm của từng
loại đối tượng lao động nhằm giúp quá trình lao động sản xuất được nâng cao,
hướng đến năng suất lao động đạt mức tối đa. Nhìn vào lịch sử phát triển của
con người, từ thuở sơ khai, để có thể tồn tại thì chúng ta phần lớn phải phụ
5

thuộc vào săn bắt và hái lượm. Nhưng những người lao động thời kì này không
dừng lại ở đó, họ bắt đầu có những khám phá, những khai quật đầu tiên về thế
giới; họ đã tìm ra lửa, tìm ra được cách chế tạo vũ khí như lao, cung tên để
chống lại thú dữ. Dần dần họ trở nên tiến bộ và văn minh hơn, và chứng tỏ được
giá trị của bản thân. Sau đó sự phát triển của khoa học đã kích thích sự phát
triển năng lực làm chủ sản xuất của con người. Kết quả là cuộc cách mạng công
nghiệp đầu tiên đã xuất hiện, khi những người lao động của thế kỉ 18-19 đã thay
thế nền kinh tế đơn giản quy mô nhỏ, dựa dẫm nhiều vào lao động chân tay
bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn với đỉnh cao là công nghiệp
dệt và động cơ hơi nước, đánh dấu cho một quá trình phát triển không ngừng
cho đến hiện tại và tương lai. Nhờ đó mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
hai bùng nổ cùng các phát minh của điện tín, điện thoại, đường sắt và sự xuất
hiện của dây chuyền sản xuất hàng loạt. Người lao động qua từng thời kì luôn
luôn có những sáng kiến mới nhằm cải tạo đời sống theo cách toàn diện và tuyệt
vời hơn, từ những nhà khoa học cho đến những nhà phát minh vĩ đại, họ cùng
nhau hợp tác để tạo ra những thành quả đáng kinh ngạc; góp phần rút ngắn
khoảng cách từ phát minh, sáng chế đến ứng dụng vào sản xuất làm tăng năng
suất lao động, của cải xã hội tăng nhanh. Và đỉnh cao của thế giới của lao động
sản xuất đó chính là hai cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba và thứ tư, khi mà
con người đã phát triển và đạt được những thành công nhất định trong nền hạ
tầng điện tử, máy tính và sau này là các công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ
nhân tạo, công nghệ nano,… Vì vậy ngày nay, trong nền sản xuất xã hội, tỷ
trọng lao động cơ bắp đang có xu thế giảm, trong đó lao động có trí tuệ và lao
động trí tuệ đang dần tăng lên trong từng ngày, nhưng không có nghĩa là sẽ có
nhiều nguồn lao động sẽ mất đi giá trị của họ bởi vốn dĩ thì những tư liệu sản
xuất cũng chỉ là sản phẩm lao động của con người, chúng vẫn phải phụ thuộc
vào kĩ năng vào người điều khiển cũng như kiến thức của họ, hay có thể nói tri
thức khoa học được kết tinh, “vật hóa” vào người lao động. Vậy nên người lao
6

động có thể nói là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong lực lượng sản
xuất, là kết quả của quá trình tiến hóa kéo dài hàng triệu năm.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay

2.1. Thực trạng

Có thể nói vấn đề về nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay là một trong những
vấn đề không còn quá mới mẻ nhưng vẫn mang đậm tính thời sự cũng như tốn
nhiều giấy mực và thời gian của các nhà nghiên cứu. Chúng ta đang có một
nguồn lao động phần đông là lao động chân tay, còn lao động tri thức vẫn đang
trên đà tăng nhanh trong thời gian gần đây do đời sống người dân đã được cải
thiện; trường học và ngành học được mở ra nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu học
tập và làm việc; nhà nước cũng có các chính sách để khuyến khích, đào tạo
người lao động. Về chất lượng, nước ta có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn
thấp, lao động có tay nghề cao vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu
phát triển của thị trường. Chúng ta đang ở trong giai đoạn được gọi là “dân số
vàng” với quy mô dân số lớn nên dễ hiểu khi chúng ta có một nguồn lao động
trẻ, dồi dào. Dù có đến 50.4 triệu người thuộc độ tuổi lao động nhưng trong số
đó chỉ có 13.1 triệu người là đã được qua đào tạo, chiếm 26.1% nguồn lao động
hiện nay. Trong đó chiếm hơn phân nửa số lượng là người có trình độ đại học
trở lên với 53,3%, tiếp sau đó là nhân lực có trình độ cao đẳng và trình độ trung
cấp chiếm lần lượt 24,5% và 20,5%, và cuối cùng là lao động có trình độ sơ cấp
với tỉ lệ 1,7%. Từ đó có thể nói tỷ trọng người lao động ở Việt Nam được đào
tạo bài bản còn rất thấp, về số lượng thì có thể rất dồi dào song họ vẫn chưa
được trang bị đầy đủ về mặt chuyên môn lẫn kĩ thuật. Một thực trạng nữa cũng
đang xuất hiện đó là ở khu vực nông thôn, tỉ lệ lao động có nguyện vọng xuất
khẩu lao động nhưng chưa qua đào tạo chiếm đến 92%. Đáng báo động hơn khi
lao động ở nước ta vẫn đang tồn tại vấn đề đó là trạng thái không nghề; không
ngoại ngữ; không tác phong; không có kinh tế - tình trạng này phần lớn xuất
7

hiện ở khu vực nông thôn. Kèm theo đó, trình độ tay nghề có dấu hiệu tỉ lệ
nghịch với khả năng tìm kiếm việc làm khi mà các lao động có trình độ cao lại
đang có một tỉ lệ thất nghiệp lớn hơn. Dẫn đến kết quả là năng suất lao động
không được đảm bảo cũng như nền kinh tế cũng chưa thể hiện rõ khả năng cạnh
tranh với thế giới.

2.2. Nguyên nhân

Để giải thích cho thực trạng này, ta cần phải hiểu rõ được bản chất của nguồn
lao động của nước nhà. Do trước kia nước ta là một nước theo hướng nông
nghiệp nên không được tập huấn về tác phong cũng như kỉ luật trong lao động
dẫn đến việc không có giờ giấc hay thái độ đúng đắn khi làm việc trong môi
trường công nghiệp, thể hiện qua việc đôi khi bỏ việc giữa chừng cũng như thái
độ hời hợt và thiếu trách nhiệm trong công việc. Một yếu tố quan trọng khác
nữa đó chính là thị trường việc làm. Với việc thời đại công nghệ 4.0, thời đại
mà nền khoa học có những bước phát triển vượt bậc đã tới Việt Nam, dần dần
mọi lĩnh vực và ngành nghề có xu hướng áp dụng các thành tựu khoa học công
nghệ vào quá trình lao động và sản xuất nên tất nhiên sẽ đòi hỏi nguồn lao động
có chất lượng cao, tay nghề tốt và trình độ cũng như chuyên môn sâu, dẫn đến
tình trạng một lượng lớn lao động tay chân hay lao động có trình độ thấp có xu
hướng thất nghiệp tăng lên trong các năm gần đây. Một vấn đề lớn cũng đang
tồn tại trong nguồn lao động trẻ của chúng ta đó là việc chọn trường, chọn
ngành không đúng với năng lực của bản thân gây ra sự bất hợp lý trong sắp xếp
và phân chia nhân lực. Việc mà gần đây học sinh hay sinh viên có xu hướng đổ
xô vào các ngành như kinh tế hay giáo dục quá nhiều gây hiện tượng chảy máu
chất xám; làm cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp dù có tăng nhưng
có mức tăng không ổn định, không đủ đáp ứng yêu cầu lớn về lao động trong
những năm trở lại đây. Và vẫn còn đó một lượng lớn thanh niên Việt Nam vẫn
chưa có một nhận thức đúng đắn về việc trau dồi kiến thức và kĩ năng để bước
vào hoạt động lao động sản xuất, họ vẫn chưa rèn luyện cho mình phẩm chất
8

cũng như một thái độ học tập và làm việc hợp lý, dẫn đến tồn tại một lượng lớn
học sinh sinh viên có tình trạng nghỉ học giữa chừng, chạy theo tiếng gọi của
đồng tiền để đi tìm những việc làm mà lơ là, quên đi mất nhiệm vụ chính của
bản thân.

2.3. Giải pháp

Để có thể thoát khỏi tình trạng như trên, chúng ta cần lập tức có những giải
pháp nhằm quán triệt cho mọi người về độ quan trọng của nguồn nhân lực trong
thời kì hiện nay. Chúng ta phải cho mọi người hiểu rằng nguồn nhân lực chất
lượng cao là kim chỉ nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo
hướng chủ nghĩa xã hội. Phải để mọi người nhận thức được rằng nhân lực là
một tài nguyên không thể thay thế, đóng vai trò to lớn đối với nền sản xuất nước
nhà nói riêng và thế giới nói chung. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải có những
chủ trương, chính sách để phát triển nguồn nhân lực gắn liền với phát triển nền
kinh tế trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong giai
đoạn nước ta mở cửa hội nhập, ta phải có những hành động thiết thực nhằm đẩy
nhanh mức độ phát triển của người lao động như truyền đạt các kiến thức, kĩ
năng mới cũng như có hành động kịp thời để nguồn nhân lực nước nhà không bị
tụt hậu. Phải giải quyết được những vấn đề lâu dài và cấp bách còn tồn tại trong
hệ thống lực lượng sản xuất, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực sao cho hợp lý. Bên cạnh đó ta cần phối hợp với nguồn lao
động gồm công nhân và nông dân để có kế hoạch đào tạo cũng như phát triển họ
theo hướng đổi mới tác phong làm việc, tăng khả năng sáng tạo trong lao động
cũng như biết cách tạo cảm hứng cho họ trong suốt quá trình làm việc. Phải
không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn của nhân lực nước nhà,
như việc giải quyết nạn mù chữ hay tình trạng không được đi học ở một số khu
vực bằng cách xây dựng các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề ở những khu vực
vùng sâu vùng xa, khu vực có hoàn cảnh khó khăn.
9

Đối với bản thân mình, sau khi có những suy nghĩ và cái nhìn khách quan về
vấn đề nguồn nhân lực tại Việt Nam, tôi đã có cho mình những nhận thức đúng
đắn về vấn đề này. Để trở thành người lao động chất lượng cao, góp phần xây
dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay thì trước hết, khi còn là sinh viên
đang trên giảng đường đại học, bản thân phải có trách nhiệm trong việc hoàn
thành tốt nghĩa vụ học tập và rèn luyện, không ngừng lĩnh hội các tri thức tiên
tiến của nhân loại để áp dụng vào khoa học và công nghệ; tích cực tìm tòi và
sáng tạo các phương pháp mới để áp dụng vào lao động sản xuất trong thực tế;
tránh tách rời nghiên cứu với thực hành, lí luận rời xa với thực tiễn. Bên cạnh
đó còn phải tu dưỡng đạo đức, phẩm chất chính trị, tăng cường sức khỏe thể
chất cũng như tinh thần, lựa chọn cho mình một lối sống lành mạnh. Nhờ thế
khi tốt nghiệp ra trường mới góp phần tích cực vào việc nâng cao năng xuất lao
động, chất lượng sản phẩm, sáng tạo ra các công nghệ mới để thúc đẩy sản xuất
phát triển. Và cũng phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của một công dân, tuân
thủ theo pháp luật mà nhà nước đã đề ra, góp phần giữ gìn trật tự an ninh xã hội,
nhờ vậy mà đất nước mới có thể giàu đẹp văn minh, bước lên sánh vai với các
cường quốc trên thế giới. Với sinh viên, tôi cũng như các bạn cũng nên bắt đầu
xây dựng cho bản thân một tinh thần phản biện nhằm giúp cho khả năng học tập
và nghiên cứu trở nên hiệu quả, cũng như rèn luyện cho chúng ta cách lắng
nghe cũng như suy luận, trở thành hành trang vững chắc cho chúng ta bước vào
công cuộc lao động sau này.
10

III. Kết luận

Người lao động có thể nói là một thành phần không thể thiếu của xã hội hiện
đại. Họ quyết định thành bại của một quốc gia, là lực lượng xung kích, tiên
phong trong công cuộc đi lên xây dựng đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, bởi
các yếu tố khách quan mà người lao động vẫn chưa có cho mình được trình độ
tốt cũng như chưa tạo ra thành quả lao động, năng xuất cao.

Qua bài tiểu luận này, ta đã tìm hiểu qua về phương thức sản xuất và lực
lượng lao động, từ đó nhận biết được vai trò của người lao động trong nền sản
xuất; bên cạnh đó ta còn có thể nắm bắt về tình trạng hiện tại của lao động nước
nhà cũng như nguyên nhân. Có hiểu và nhận biết được những điều này thì mới
có thể tìm ra những giải pháp hợp lý cũng như xác định được nhiệm vụ rõ ràng
cho bản thân.

Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất là thực sự quan trọng.
Dù vẫn còn tiêu cực cũng như sai xót nhưng với nguồn nhân lực dồi dào cũng
như đà phát triển đi lên hiện nay; cùng với những chỉ đạo và quyết định hợp lý
của Đảng và nhà nước thì trong tương lai câu chuyện về nguồn nhân lực sẽ
không còn là một vấn đề khó khăn và nan giải ở nước ta, từ đó giúp củng cố
vững chắc vị thế của nền kinh tế nước ta trên thế giới.
11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Giáo trình Triết học Mác - Lênin (2021), Nxb. Chính trị Quốc Gia Sự thật,
Hà Nội.

Tài liệu trực tuyến

2. (2021), “Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay và giải pháp”,
LongHau, https://longhau.com.vn/truyen-thong/tin-tuc-su-kien/nguon-nhan-luc-
viet-nam-hien-nay, truy cập lúc 19:33, 27-12-2021.

3. Tổng cục thống kê (2021), GOV, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-


thong-ke/2021/10/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iii-va-9-
thang-nam-2021/, truy cập lúc 21:40, 29-12-2021.

You might also like