You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÁO CÁO CUỐI KỲ


PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Quốc Việt.


Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh.
Lớp: 21CNTT1.

Đà Nẵng, ngày 02 tháng 06 năm 2023.


Mục lục:
1. Nghiên cứu khoa học:........................................................................................2
1.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học:................................................................2
1.2. Quá trình nghiên cứu khoa học:.................................................................2
1.3. Trí thức kinh nghiệm và tri thức khoa học:................................................2
1.4. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học:..........................................................3
1.5. Ý nghĩa, mục đích của nghiên cứu khoa học:............................................3
1.6. Phân loại:....................................................................................................3
1.7. Các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra:............................................3
1.8. Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ:...........................................4
1.9. Logic tiến hành nghiên cứu khoa học:.......................................................5
1.10. Bố cục bài nghiên cứu khoa học:.............................................................6
1.11. Sinh viên với nghiên cứu khoa học:.........................................................6
2. Tóm tắt nội dung báo cáo nghiên cứu khoa học:...............................................7
2.1. Đề tài:.........................................................................................................7
2.2. Mục tiêu:.....................................................................................................7
2.3. Các thuật toán được sử dụng:.....................................................................7
2.4. Kết quả:......................................................................................................8

1
1. Nghiên cứu khoa học:
1.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu khoa học là quá trình nghiên cứu, tìm kiếm, xem xét, điều tra
và thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, dữ liệu,… đạt được từ các hoạt
động trên để phát hiện ra những cái mới về bản chất, quy luật của sự vật – hiện
tượng, về thế giới tự nhiên và xã hội. Từ đó tìm ra những kiến thức mới, phương
pháp mới, học thuyết mới cao hơn, có giá trị hơn, có thể thay thế dần những cái
cũ không còn phù hợp.
1.2. Quá trình nghiên cứu khoa học:
Challenges – Problems (xây dựng vấn đề) -> Research (nghiên cứu
phương pháp mới) -> Result (kết quả thu được) -> Analyze (phân tích kết quả:
so sánh, đối chiếu với những phương pháp khác).
1.3. Trí thức kinh nghiệm và tri thức khoa học:

Tri thức kinh nghiệm Tri thức khoa học


Khái Là những hiểu biết được tích Là những hiểu biết được
niệm luỹ qua những hoạt động sống hằng tích luỹ một cách có hệ thống
ngày trong mối quan hệ giữa con nhờ vào hoạt động nghiên cứu
người với con người, con người với khoa học. Tri thức khoa học dựa
thiên nhiên, sự vật với sự vật. trên kết quả quan sát, thu thập
được qua những thí nghiệm và
qua các sự kiện xảy ra trong tự
nhiên, trong hoạt động xã hội.
Đặc Tích cực: Thông qua các Tri thức khoa học được tổ
điểm giác quan, giúp con người hiểu biết chức trong khuôn khổ các ngành
về sự vật, cách quản lý thiên nhiên và bộ môn khoa học: triết học, sử
và hinh thành mối quan hệ giữa con học, kinh tế học toán học, sinh
người trong xã hội, được con người học,…
không ngừng sử dụng và phát triển
thông qua các hoạt động thực tế. Từ
đó giúp con người có kinh nghiệm
sống và kiến thức về nhiều mặt.
Tiêu cực(Hạn chế): Chưa đi
sâu vào bản chất bên trong, chưa
thấy được hết các thuộc tính của sự
vật và mối quan hệ bên trong giữa
sự vật và con người, chỉ phát triển
được tới một giới hạn hiểu biết nhất
định.

2
1.4. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học:
Tính mới mẻ: nghiên cứu khoa học đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén của chủ
thể để tạo ra những điều mới mẻ, không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một
điều gì đó đã được làm trước đó.
Tính khách quan: nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách khách quan,
không bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân hay các yếu tố chủ quan khác.
Tính thông tin: dù thất bại hay thành công thì quá trình nghiên cứu cũng
để lại nhiều thông tin hữu ích như phương pháp xử lý, luận cứ khoa học,…
Tính tin cậy: đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của các số liệu hay dữ
liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đạt được phải
có khả năng kiểm chứng nhiều lần do nhiều người khác nhau trong cùng một
điều kiện và cho ra kết quả giống nhau.
Tính rủi ro: nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có
thể thành công hoặc thất bại.
Tính kế thừa: Các hoạt động nghiên cứu khoa học đều có sự tiếp tối, kế
thừa từ những thành quả, kết quả đã đạt được trước đó.
Tính cá nhân: công trình nghiên cứu phải phản ánh được tính độc đáo,
riêng biệt của cá nhân.
Tính kinh tế: nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách
chính xác. Hiệu quả kinh tế cũng như lợi nhuận khó xác định được.
1.5. Ý nghĩa, mục đích của nghiên cứu khoa học:
 Nghiên cứu khoa học giúp phát triển sâu và rộng hơn nhận thức của
con người liên quan tới thế giới, giúp phát hiện ra các quy luật liên
quan đến thế giới và phát triển kho tàng tri thức của nhân loại.
 Sáng tạo ra công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời
sống xã hôi.
 Tuỳ vào mức độ ứng dụng thực tiễn mà các nghiên cứu khoa học sẽ
mang lại hiệu quả cao, góp phần tăng trưởng kinh tế.
1.6. Phân loại nghiên cứu khoa học:
 Khoa học tự nhiên: bao gồm các lĩnh vực toán học–thống kê, cơ học,
khoa học thông tin–máy tính, khoa học sự sống (y dược, sinh học,…),
vật lý, hoá học,...
 Khoa học xã hội: bao gồm các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, luật
học, kinh tế học, sử học,…
1.7. Các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra:
 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (diễn ra từ cuối thế kỷ 18
đến đầu thế kỷ 19):

3
o James Watt phát minh ra động cơ hơi nước, châm ngòi cho sự
bùng nổ của công nghiệp lan rộng từ anh sang các nước châu
Âu và Bắc Mỹ.
o Giai đoạn quan trọng trong lịch sử kinh tế và xã hội khi có sự
chuyển đổi từ phương pháp thủ công (lao động thủ công và sử
dụng sức kéo động vật) sang sử dụng máy móc.
o Công nghệ hơi nước, máy móc và công nghệ vận chuyển góp
phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành dệt may, luyện kim,
nông nghiệp và giao thông vận tải.
 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ cuối thế kỷ 19 đến đầu
thế kỷ 20):
o Được gọi là cuộc cách mạng công nghệ với những phát minh
mới như năng lượng điện, động cơ đốt trong, điện thoại.
o Sự ra đời của các dây chuyển sản xuất hàng loạt bằng việc tăng
cường điện khí hoá.
o Xuất hiện các ngành công nghiệp mới như thép, dầu mỏ và điện
tử.
 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ những năm cuối thế kỷ
20):
o Được gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật số với sự phát triển vượt
bậc của công nghệ thông tin và truyền thông dẫn đến sự phát
triển của ngành công nghiệp công nghệ cao, robot, trí tuệ nhân
tạo, tự động hoá sản xuất.
o Chứng kiến sự xuất hiên mạnh mẽ của các công nghệ số như
máy tính, internet, thiết bị di động.
 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hiện nay):
o Được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay cách mạng
công nghiệp số với sự hoà nhập của các công nghệ số, tự động
hoá, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong quá trình sản xuất và
quản lý.
o Các thiết bị, máy móc và hệ thống được liên kết với nhau, có
khả năng truyền thông và tương tác.
o Đánh dấu việc sử dụng dữ liệu và phân tích dữ liệu để đưa ra
các quyết định thông minh, cải thiện các quy trình kinh doanh.
1.8. Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ:
 Xu hướng phát triển của học công nghệ hướng tới những lĩnh vực
khoa học và công nghệ mới gán liền với cuộc cách mạng công nghiệp

4
4.0 cho các ngành công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ
môi trường, công nghệ sinh học,…
 Tăng cường và chuyển dịch đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ.
 Xu thế theo từng lĩnh vực:
o Kinh tế - tâm lý học – khoa học xã hội: chăm sóc sức khoẻ di
động; chẩn đoán và phân tích bệnh lý áp dụng công nghệ AI;
thiết bị xét nghiệm tự động; rô bốt phẫu thuật,…
o Khoa học nông nghiệp, thực-động vật học: tự động hoá nông
nghệ, IoT trong nông nghiệp;
o Sinh thái học – khoa học môi trường: vật liệu tái chế; vật liệu tự
nhiên, hạn chế chế phẩm nhựa;…
o Hoá học và khoa học vật liệu: phát triển vật liệu mới, chế tạo vi
mạch, màn hình LED, công nghệ nano,…
o Công nghệ thông tin: 5G; IoT; điện toán đám mây; trí tuệ nhân
tạo (AI); dữ liệu lớn (BiG Data); công nghệ thực tế ảo (VR);
công nghệ thức tế tăng cường (AR); blockchain,…
1.9. Logic tiến hành nghiên cứu khoa học:
 (1) Lựa chọn đề tài nghiên cứu:
o Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không?
o Đề tài có ý nghĩa thực tiễn hay không?
o Đề tài có tính cấp thiết phải nghiên cứu hay không?
o Có đủ điều kiện để nghiên cứu hay không?
 (2) Lập đề cương nghiên cứu:
o Tên đề tài: phản ánh được đối tượng nghiên cứu, mục tiêu chính
cần thực hiện của đề tài.
o Lý do chọn đề tài: ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn, tính cấp
thiết của đề tài.
o Xác định đối tượng khảo sát và nghiên cứu:
o Mục tiêu và nhiệm vụ: xây dựng định hướng cho quá trình
nghiên cứu.
o Phạm vi: nội dung, không gian, thời gian của đối tượng khảo
sát.
o Phương pháp thu thập thông tin, xử lý thông tin và các phương
pháp khác.
 (3) Tiến hành công trình nghiên cứu:

5
o Thu thập thông tin: cơ sở lý luận có liên quan đến nội dung và
đối tượng nghiên cứu; các kết quả quan sát hoặc thí nghiệm của
bản than người nghiên cứu; nghiên cứu các tài liệu được kế
thừa từ những thành tựu của những người đi trước đạt được.
o Chọn phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu.
o Kiểm chứng kết quả nghiên cứu: so sánh, đối chiếu với các kết
luận từ những nghiên cứu khác.
 (4) Viết báo cáo kết quả nghiên cứu: tập hợp nội dung nghiên cứu.
 (5) Bảo vệ công trình nghiên cứu – báo cáo trước hội đồng nghiệm thu
để được đánh giá và công nhận kết quả.
1.10. Bố cục bài nghiên cứu khoa học:
 Tiêu đề.
 Tác giả: tác giả chính, người hướng dẫn, người hỗ trợ.
 Phần nội dung tóm tắt: tóm tắt nội dung bài nghiên cứu: vấn đề nghiên
cứu, phương pháp, các đóng góp và cải tiến, kết quả thu được.
 Giới thiệu: tổng quan về bài nghiên cứu: tính cấp thiết, mục tiêu của
nghiên cứu,…
 Công trình nghiên cứu liên quan: các nghiên cứu khác đã được thực
hiện dùng để so sánh, đối chiếu.
 Phương pháp:
o Các phương pháp nền tảng được sử dụng
o Các phương pháp đề xuất.
 Kết quả thực nghiệm và thảo luận:
o Mô tả dữ liệu được sử dụng, mô tả môi trường (máy móc, thiết
bị được sử dụng), mô tả mô hình thực toán sau khi xây dựng
xong.
o Thảo luận kết quả thu được, tiến hành phân tích, so sánh và đối
chiếu kết quả.
 Kết luận: tổng hợp nội dung bài nghiên cứu, đưa ra các đề xuất phát
triển cho các công trình nghiên cứu sau.
 Lời cảm ơn đến những người, tổ chức hỗ trợ.
 Tài liệu tham khảo: tác giả, tên bài báo, ngày đăng tải, tạp chí đăng
tải.
1.11. Sinh viên với nghiên cứu khoa học:
 Lợi ích:

6
o Giúp sinh viên nắm vững kiến thức đã học và tiếp cận những
kiến thức mới.
o Phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc
độc lập và làm việc nhóm.
o Phát triển và rèn luyện các kỹ năng mềm như thuyết trình, biện
luận.
o Cải thiện tiếng anh, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành.
o Tạo lập nhiều mối quan hệ mới.
o Xây dựng hành trang là những thành tích đạt được, tăng cơ hội
tìm kiếm việc làm sau này.
 Thuận lợi:
o Thời gian linh động.
o Sức trẻ của sinh viên.
o Có sự định hướng từ giáo viên, người hướng dẫn.
 Khó khăn:
o Thời gian nhiều nhưng dễ lãng phí thời gian và các nguồn lực
khác vào nhiều hoạt động giải trí.
o Thiếu kiến thức và thông tin cần thiết cho hoạt động nghiên cứu
khoa học.
o Kỹ năng làm việc nhóm chưa cao.
o Tinh thần và trách nhiệm làm việc chưa cao.
2. Tóm tắt nội dung báo cáo nghiên cứu khoa học:
2.1. Đề tài:
Nghiên cứu hiệu suất các thuật toán phân lớp k-NN, Naïve Bayes trong
việc phân loại chữ số viết tay trên bộ dữ liệu MNIST.
2.2. Mục tiêu:
Đánh giá hiệu suất phân loại của các thuật toán phân lớp phổ biến như k-
NN, Naïve Bayes nhằm đem lại cái nhìn tổng quan về các thuật toán và hiệu
suất của chúng, phân tích các yếu tổ ảnh hưởng tới kết quả phân loại như tốc độ
xử lý, độ lớn dữ liệu, phương thức phân loại. Từ đó, giúp sinh viên tiếp cận với
các thuật toán này, hỗ trợ việc lựa chọn thuật toán phù hợp trong quá trình học
tập và làm việc.
2.3. Các thuật toán được sử dụng:
Hai thuật toán phân lớp cổ điển k-NN và Naïve Bayes được sử dụng nhiều
trong bộ môn trí tuệ nhân tạo.

7
K-NN có độ chính xác cao nhưng thời gian xử lý lâu do sử dụng cách
thức tính khoảng cách từ điểm cần phân loại tới các điểm trong bộ dữ liệu huấn
luyện, sắp xếp chúng theo chiều tăng dần về khoảng cách rồi lựa chọn nhãn xuất
hiện nhiều nhất trong ‘k’ điểm gần nhất để gán nhãn cho điểm cần phân loại.
Điều này dẫn tới việc nếu bộ dữ liệu càng lớn, càng nhiều phép tính được thực
hiện, thời gian thực hiện càng lâu.
Ngược lại, thuật toán Naïve Bayes có độ chính xác thấp hơn do không
phù hợp với các bộ dữ liệu có sự phụ thuộc mạnh giữa các đặc trưng của dữ liệu.
Thuật toán này giả định các đặc trưng của dữ liệu là độc lập với nhau. Nó tính
toán xác suất của mỗi lớp dựa trên tất cả các đặc trưng của một mẫu dữ liệu. Nó
cũng tính xác suất của một mẫu dữ liệu thuộc về mỗi lớp dựa trên tất cả các đặc
trưng của nó (xác suất có điều kiện). Khi đã tính được các xác suất này, thuật
toán sử dụng định lý Bayes để tính toán xác suất của mỗi lớp dựa trên các xác
suất này nên độ phức tạp thời gian của thuật toán là tuyến tính theo số lượng
mẫu huấn luyện và số lượng đặc trưng.
2.4. Kết quả:
Từ bài báo cáo, ta có thể đánh giá được sự phù hợp của mỗi thuật toán
trong các trường hợp nhất định dựa trên các yếu tố: kích thước và sự đa dạng
của dữ liệu, tính liên tục hay tính rời rạc của dữ liệu, yêu cầu hiệu suất (tốc độ
hay độ chính xác), giới hạn tài nguyên (giới hạn của máy móc),…

You might also like