You are on page 1of 5

Đề tài tự chọn:

- Vận dụng nguyên lý của sự phát triển để giải thích ảnh hưởng của cuộc cách mạng công
nghiệp lần 4 với sự phát triển của đất nước nói chung và sinh viên nói riêng.

Lí do chọn đề tài:
- Các nước trên thế giới đang bước vào cuộc cách mạng khoa học và công nghê 4.0 với những
thành tựu mới vì thế Việt Nam cũng đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước bằng những thành tựu khoa học và công nghệ. Tuy rằng chúng ta chỉ mới đi vào những
bước đầu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần 4 nhưng chúng ta đã thấy ảnh hưởng của nó
trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, ngoại thương, giáo dục, y tế…. Và trước mắt
vẫn còn nhiều thách thức đối với đất nước nói chung và sinh viên riêng.

Nội dung
Định nghĩa về sự phát triển:

- Phát triển dùng để chỉ sự vận động từ thấp tới cao, từ cái chưa hoàn thiện thành cái hoàn
thiện hơn.

Tính chất về sự phát triển:

- Tính khách quan:


- Nguồn góc của sự phát triển là do sự đấu tranh giữa các mặt đối lặp bên trong bản thân sự
vật, hiện tượng.
-Sự vật phát triển bằng cách tích lũy về lượng để có thể thay đổi về chất
-Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới

Ví dụ: Trong đại dịch covid 19 các nhà y học và khoa học trên thế giới muốn tạo ra một loại
vaccin để chống lại nó, như những người đó họ không dựa vào sự chủ quan của bản thân để
chế tạo ra vaccin mà họ phải dựa vào những thực tế khách quan thông quá việc quan sát và
tiến hóa của loại virus covid 19 để biết được đặc điểm và cách nó gây ra cho tế bào của con
người. Từ đó họ biết được đặc tính tiến hóa của nó và chế tạo ra những loại vaccin phù hợp
với từng chủng loại virus khác nhau giúp bảo vệ con người và có thể phát triển lên thành
một loại thuốc đặc trị nó để giúp giảm số lượng người nhiễm và tử vong.

- Tính phổ biến: Các sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình phát triển, ở mọi lĩnh vực, tư
duy, ở trong mọi quá trình, giai đoạn của tồn tại sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Trong tự nhiên, ban đầu chỉ tồn tại những vật vô cơ từ sinh ra những vật hữu cơ sau
đó là những loài vật có cấu tạo đơn giản cho đến những loài có cấu tạo phức tạp hơn và sự
tiến hóa này sinh ra các loài vật khác nhau trong đó con người là đặt biệt nhất vì họ biết săn
bắt, trồng trọt, hình thành những xã hội nhỏ đơn giản và theo thời gian thì xã hội đó càng
phát triển càng ngày càng phức tạp hơn vì con người không ngừng khám phá và phát triển.
- Tính đa dạng, phong phú: phát triển tồn tại trong không gian và thời gian khác nhau và trong
mỗi không gian và thời gian khác nhau thì có sự phát triển khác nhau và mỗi sự vật, hiện
tượng khác nhau thì có sự phát triển khác nhau.

Ví dụ: Cùng một ngành công nghiệp thì mỗi thời kì thì có sự phát triển khác nhau, giống
những năm của thế kỉ 18, thì họ tập trung vào phát triển ngành luyện kim, giao thông vận tải, vào cuối
thế kỉ 19 thì công nghiệp điện, khí đốt và in ấn phát triển một cách vượt bật, cho đến thời điểm hiện tại,
sự bùng nổ của công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy những ngành công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, internet vạn
vạt với nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước.

- Tính kế thừa tích cực: Mọi sự vật hiện tượng đều được kế thừa, phát huy những mặt tốt
đẹp, loại bỏ những mặt xấu, mặt hạn chế của sự vật hiện tượng đi trước.

Ví dụ: Trong những cuộc cách mạng trước con người đã phát minh những chất đốt như dầu
khí, than đá và những loại chất đốt này có thể gây ô nhiễm môi trường do thải ra chất CO2 gây ra hiện
tượng “nhà kính” làm nóng lên toàn cầu và cho đến công nghiệp 4.0 chúng ta đã biết cách tận dụng gió,
mặt trời, để làm những cục pin giúp giảm hiện tượng ô nhiễm và mới đây những nhà khoa học đã phát
hiện ra một nguồn nguyên liệu mới với hi vọng mang lại cho con người nguồn năng lượng cao và khắc
phục hiện trạng ô nhiễm môi trường.

- Tính phức tạp: Phát triển có tính quanh co, thậm chí còn tụt lùi, khuynh hướng của sự phát
triển mang hình xoắn trôn óc, có khi đổi chiều hướng phát triển.

Ví dụ: Trong thời kì dịch bệnh nước Việt nam chúng ta không thể nào đi theo hướng phát triển
cũ được vì càng đi theo hướng phát triển đó thì nước ta gặp nhiều khó khăn vì thế ta cần phải nhanh
nhẹn và ứng biến kịp thời theo tình hình hiện nay trong nước và ngoài nước.

Ý nghĩa phương pháp luận:

- Nhìn nhận sự vật, hiện tượng để biết khuynh hướng phát triển
- Chống quan điểm bảo thủ, trì trệ
- Khi xem xét sự vật hiện tượng cần phải gắn với không gian và thời gian tồn tại của nó.

Vận dụng liên hệ:

- Cách mạng: Là một cuộc đổi mới, thay đổi cái cũ thành cái mới, phát triển theo hướng lên
để biến những cái chưa hoàn thiện thành cái hoàn hiện hơn và có thể dẫn đến sự thay dổi
trong nhiều lĩnh vực.
- Cách mạng công nghiệp: là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, sự thay đổi do những
nhu cầu của xã hội, kinh tế, văn hóa, bắt nguồn từ nước Anh sau đó dần dần lan tỏa ra khắp
thế giới.

Sơ lược hai cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 và 2

- Cách mạng công nghiệp lần 1 xuất phát từ nước Anh vào cuối thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 19 với
phát minh động cơ hơi nước của James Watts vào năm 1784 đã thay đổi toàn bộ nền công
nghiệp dệt may từ thủ công sang máy móc và giao thông vận tải đã có bước phát triển vượt
bật với chiếc tàu hỏa chạy bằng hơi nước đầu tiên vào năm 1814.
- Cách mạng công nghiệp lần 2 bắt đầu vào khoảng thập kỷ 1850 đã thay đổi động cơ hơi
nước bằng với động cơ đốt trong và máy móc chạy bằng điện, kỹ thuật in ấn cũng bắt đầu
xuất hiện giúp thúc đẩy vào phát triển ngành báo chí.

- Cách mạng công nghiệp lần 3 bắt đầu vào khoảng năm 1969 khi có sự tiến bộ về hạ tầng
điện tử, máy tính, và số hóa vì tiếp xúc với chất bán dẫn, từ đó xuất hiện các siêu máy tính,
máy tính cá nhân, từ đó thúc đẩy cho sự phát triển của Internet. Cho đến cuối thế kỷ 20, quá
trình này cơ bản hoàn thành nhờ vào những thành tựu khoa học công nghệ cao.

- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xuất phát từ một dự án nghiên cứu công nghệ cao của
chính phủ Đức nhằm thúc đẩy tự động hóa và trao đổi dữ liệu hàng hóa

- Đây là cuộc cách mạng số nhằm chuyển đổi hình thức thực tế sang hình thức ảo với internet
vạn năng, trí tuệ nhân tạo và siêu máy tính,…. Dự báo cho một tương lai, nơi mà robot sẽ
thay thế cho con người để làm những việc phức tạp hơn với độ chính xác cao.

Tác động tích cực của của cách mạng công nghiệp 4.0:

Đối với đất nước:

- Phát triển nhiều lĩnh vực mới thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Nhiều phát minh được ra đời nhằm cải thiện đời sống
- Các ngành Y học từ đó cũng có đà phát triển với nhiều loại vaccin phòng ngừa và quá trình
chế tạo một loại thuốc đặt trị từ đó cũng giảm theo.
- Hoạt động sản xuất được nâng cao về chất lượng lẫn số lượng nhờ vào các robot thực hiện
với độ chính xác cao và nhanh chống so với con người
- Giao thông vận tải an toàn hơn với các phương tiện tự động càng ngày càng phát triển giúp
hạn chế tai nạn giao thông và đồng thời thay thế phương tiện đốt trong bằng phương tiện
bằng điện giúp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đối với sinh viên nói chung:

- Nâng cao trình độ nhận thức, tư duy hệ thống, tư duy phân tích và bản biện, thích nghi với
điều kiện thức tế thông qua nghe và nhìn sự vật, hiện tượng
- Thúc đẩy năng lực của từng cá nhân, giúp sinh viên tự nhận ra sở trường của mình nhằm tìm
ra phương thức học tập và ngành nghề phù hợp
- Thúc đẩy tính độc lập của từng cá nhân khi làm việc và học tập trong bất kì môi trường nào.
- Nâng cao việc tiếp xúc với ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh, Trung, Nhật) nhằm thúc đẩy việc
giao tiếp với nước ngoài từ đó nâng cao các hoạt động hướng ngoại.
- Điều quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nhiều trang chia sẻ điện tử:
Facebook, Zalo, Gmail, Youtube,… đã giúp sinh viên có thể chia sẻ kiến thức, tự học hỏi, sáng
tạo với nhiều kênh nước ngoài, kênh thông tin, từ đó phát huy tính sáng tạo của sinh viên
mà không sợ phải tốn tiền để tham gia vào nhiều lớp học hoặc bị bó buộc vào một tổ chức.
- Đồng thời giúp nâng cao cơ hội có việc làm vì nhiều sinh viên có tài năng sẽ tự đăng video
lên những trang này hoặc mở các lớp học online, từ đó sự nổi tiếng của cá nhân đó sẽ phát
triển và hình thành nhiều nhân tài cho đất nước.
- Cuối cùng, trong điều kiện dịch bệnh này còn giúp sinh viên chủ động học tập và đồng thời
phòng chống lây nhiễm virus với những ứng dụng học online và các bài giảng trên mạng và
từ đó xuất hiện phương thức học tập mới.

Vì mọi thứ điều có hai mặt của nó nên công nghiệp 4.0 cũng có mặt tiêu cực của nó:

- Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng vì tương lai sẽ có nhiều robot làm việc thay thế cho con người vì
robot làm việc hiệu quả hơn với độ chính xác cao. Ví dụ chẳng hạn một người có thể tính
một bài toán khó trong 20 phút thì trí tuệ nhân tạo có thể tính 20 bài toán như vậy trong
dòng 20 phút với kết quả độ chính xác tương đối cao.

- Không chỉ vậy, cuộc cách mạng này cũng khiến con người kết nối với nhau, vì các công ty
trên thế giới đã bắt đầu kết nối tự động và việc các công ty tuyển nhân sự sẽ phù hợp và
đơn giản hơn, trong khi nước ta vẫn chưa chú trọng về vẫn đề đó.

- Ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần vì càng ngày nhiều thiết bị dọn dẹp tự động ra đời giúp
đời sống chúng ta thuận tiện hơn và vì chính sự thuận tiện ấy đã dần dần giết chết chúng ta
vì càng sống trong sự tiện nghi thì chúng ta càng lười vận động từ đó dẫn đến nguy cơ béo
phì, tim mạch. Ví dụ, Sinh viên chỉ cần nằm một chỗ và nghe giáo viên giảng bài trong khi
một tay thì ăn bánh hoặc làm việc riêng.

- Không chỉ vậy, tiếng xúc với màn hình quá lâu sẽ làm giảm thị lực ở mắt hoặc chúng ta cứ
cắm mặt vào internet mà quên đi cuộc sống thực tế, từ đó trở nên thờ ơ với xã hội.

Cách khắc phục hạn chế:

- Kiến thức là vô biên, vì thế sinh viên cần học hỏi không ngừng, tìm hiểu về công nghệ của
các nước.
- Hạn chế những tích cực xấu bằng cách cân bằng sẽ thực tế và internet, tham gia vào các
hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao sức khỏe vì “một có một cơ thể khỏe mạnh thì đầu óc
minh mẩn làm việc được”
- Cố gắng hòa nhập và trở thành “công nhân toàn cầu” với điều kiện là phải có vốn kiến thức
ngoại ngữ phong phú và sâu sắc vì nếu không giỏi ngoại ngữ thì không thể hiểu được cách
thức máy móc hoạt động, không thể kết nối với vốn kiến thức nước ngoài.
- Cuối cùng, cần hiểu mình cần gì và làm được gì để có thể định hướng tương lai cho mình
trong thời đại công nghệ 4.0.

Lời kết:

- Bất kì cuộc cách mạng nào thì chúng ta cần phải sẵn sàng đối mặt với nó, vì sự phát triển
luôn đi theo hướng xoắn trôn óc, luôn có mặt tiêu cực, mặt tích cực của nó và kết quả là do
chúng ta tự vận động và nhìn nhận thời cơ. Việt Nam chúng ta đang trên con đường phát
triển và hội nhập với vô vàn khó khăn vì thế chúng ta cần biết nắm bắt cơ hội, nhìn nhận mặt
tích cực và khắc phục mặt hạn chế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm xây dựng
nước ta ngày càng giàu mạnh, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

You might also like