You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG
________  ________

TIỂU LUẬN
Môn: Giới thiệu ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

Đề tài: Phân tích thực trạng về cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam. Từ
đó làm rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của các kỹ sư Ngành Mạng
Máy Tính và Truyền thông trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng này.

Giảng viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

Lớp:

TP. HCM – 2022


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 2


CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM ......... 3
1.1 Những khái niệm cơ bản ................................................................................... 3
1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp 4.0 ........................................................................................................... 3
1.3 Những thành tựu khoa học công nghệ Việt Nam đã đạt được trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 ................................................................................................. 4
CHƯƠNG II: VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC KỸ SƯ NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN
THÔNG ............................................................................................................................ 5
2.1 Vai trò của ngành công nghệ thông tin nói chung trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 .................................................................................................................... 5
2.2 Tầm quan trọng của ngành Mạng máy tính và Truyền thông ........................... 7
2.3 Vai trò và tầm quan trọng của các kỹ sư ngành Mạng máy tính và Truyền
thông trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng ................................................................. 7
2.4 Liên hệ thực tế: Nghĩa vụ phát triển bản thân của sinh viên ngành Mạng máy
tính và Truyền thông ................................................................................................... 8
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 9
DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO ........................................................................ 10

1
LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới để đạt được sự phát triển mạnh mẽ và có được nền văn minh như hiện nay
đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Hiện nay, nhân loại đang bước vào
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) – cuộc cách mạng
của khoa học và công nghệ. Tốc độ phát triển của những đột phá trong cách mạng
công nghiệp lần thứ tư này là không có tiền lệ trong lịch sử. Nếu như các cuộc cách
mạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng thì tốc độ phát triển
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân.
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đèu dẫn tới những thay đổi to lớn về tình
hình kinh tế - xã hội, cơ cấu nguồn nhân lực, việc làm. Và cũng giống như ba cuộc cách
mạng công nghiệp đã diễn ra trước đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có những tác
động to lớn đối với thị trường lao động trên toàn thế giới. Thừa hưởng và tiếp thu
thành tựu từ ba cuộc cách mạng công nghiệp trước, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt
Nam với nền tảng là công nghệ và kỹ thuật đã và đang mang lại những cơ hội và thách
thức không nhỏ cho sự phát triển của nên kinh tế cũng như thị trường lao động.
Để có thể bắt kịp tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam,
ngành Công nghệ thông tin nói chung và ngành Mạng máy tính và Truyền thông nói
riêng đóng vai trò quyết định và vô cùng quan trọng.
Vì vậy, chúng tôi sẽ phân tích thực trạng về cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam. Từ đó
làm rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của các kỹ sư Ngành Mạng Máy Tính và Truyền
thông trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng này.

2
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM
1.1 Những khái niệm cơ bản
Cách mạng công nghiệp là một thuật ngữ chỉ sự thay đổi mang tính đột biến và triệt
để trong lĩnh vực sản xuất. Nhiều cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trong lịch sử
thế giới khi các đổi mới trong công nghệ và kĩ thuật ra đời từ đó kéo theo sự thay đổi
sâu sắc trong hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội.
4.0 còn gọi là thời đại 4.0 chính là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra tại hầu hết
các nước phát triển trên thế giới.
Trước khi cuộc cách mạng 4.0 bắt đầu diễn ra, lịch sử nhân loại đã chứng kiến các cuộc
cách mạng khác nhau như cuộc cách mạng nông nghiệp, cách mạng công nghiệp 1.0,
2.0, 3.0, ...
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý,
công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác
động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới
Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
- Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích
dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát
triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.
- Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ
nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết
bị phụ trợ
- Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng
rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực.
- Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa,
không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn
Thời đại 4.0 phát triển đồng nghĩa với việc chúng ta đang đứng trước một cơ hội lớn
để đổi mới cùng với nhiều thách thức ở phía trước.

1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp 4.0
1.2.1 Về kinh tế
Sự tiến bộ của khoa học, công nghệ và kỹ thuật trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế thông qua năng suất lao động xã

3
hội cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, từ đó tạo nguồn tích lũy lớn cho
nền kinh tế. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được phân loại thuộc
nhóm nước ở trong giai đoạn quá độ của quá trình chuyển đổi số. Nhờ lợi thế về địa
chính trị của mình, Việt Nam hiện đang là một điểm đến ưa thích của làn sóng FDI mới,
qua đó tham gia nhiều hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu, là một “công xưởng lắp ráp”
mới của nền kinh tế thế giới
Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sức ép lớn đối với một số ngành, nhóm ngành, như
năng lượng, công nghiệp chế tạo, dệt may, điện tử. Theo thống kê, 97% doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh, trình độ
khoa học công nghệ, nhất là chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế
1.2.2 Về xã hội
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang dần làm thay đổi môi trường sinh hoạt,
hình thức giao tiếp, ứng xử của cá nhân. Thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân, tạo ra một
cuộc cách mạng lớn trong quan niệm và thói quen tiêu dùng (đặc biệt là sự ra đời của
thương mại điện tử). Sự phát triển của khoa học - công nghệ giúp con người có thể
làm nhiều loại công việc bằng hình thức làm việc từ xa nhưng điều này cũng khiến con
người trở nên lệ thuộc vào máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống mạng internet,
khiến con người ít quan tâm đến các mối quan hệ trong cộng đồng, xã hội, thậm chí là
cả quan hệ gia đình… Với tốc độ, nhịp độ sống nhanh hơn, con người có thể thực hiện
giao tiếp bằng nhiều cách thông qua mạng internet, như sử dụng zalo, viber, sky,
instagram, facebook.. .Các thành tựu công nghệ này khiến con người bỏ bớt đi những
sự rườm rà, giao tiếp, ứng xử nhanh hơn nhưng đồng thời cũng không tránh khỏi hời
hợt hơn.
Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng làm thay đổi về hệ giá trị
văn hoá chuẩn mực, tạo ra xung đột giữa các giá trị văn hoá, lối sống truyền thống với
các giá trị văn hoá, lối sống hiện đại. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ sở
thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, đồng thời cũng làm gia tăng
sự xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại khi cái cũ chưa
bị mất đi và cái mới (trong đó, có một số yếu tố văn hóa du nhập từ nước ngoài) cũng
chưa định hình rõ nét, chưa hoàn toàn được xã hội chấp nhận. Về sự xung đột về văn
hóa, chủ yếu giữa hai xu hướng: thứ nhất, cho rằng văn hóa truyền thống phải được
gìn giữ một cách nguyên trạng; thứ hai, cho rằng văn hóa phải luôn có sự tiếp biến, bồi
đắp, có sự tiếp nhận những tinh hoa của thời đại.

1.3 Những thành tựu khoa học công nghệ Việt Nam đã đạt được trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

4
1.3.1 Máy giao dịch thanh toán tự động “Made in Vietnam”
Đây là sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Thành phố: "Nghiên cứu hoàn
thiện công nghệ và thiết kế, chế tạo hệ thống máy giao dịch thanh toán linh hoạt đa
năng" do Công ty TNHH Điện - Điện tử C&T thực hiện.
Với việc làm chủ được công nghệ giao dịch thanh toán điện tử, các nhà chế tạo trong
nước có thể tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường, thay thế hàng nhập
ngoại. Nhóm dự án lựa chọn công nghệ tích hợp, kết nối với các thiết bị giao dịch như
màn hình chạm, kết nối các hình thức thanh toán như tiền mặt, thẻ ngân hàng qua
POS, ví điện tử NFC, QR code, kết nối mạng để quản lý tập trung, kết nối máy in để in
bill giao dịch,…
1.3.2 Vệ tinh Micro Dragon
MicroDragon là sản phẩm của hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản thuộc Dự án "Phòng
chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất" sử dụng nguồn
vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, điều phối bởi JICA và vốn đối ứng của Chính
phủ Việt Nam.
Vệ tinh MicroDragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng
nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển
ven bờ, phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của không khí, thu các tín hiệu cảm
biến trên mặt đất sau đó chuyển các dữ liệu này một cách nhanh chóng tới các địa
điểm cách xa nhau trên Trái Đất.
1.3.3 Máy bay trực thăng không người lái Dragonfly DF26
Đây là hệ thống máy bay quan sát, không người lái, gọn nhẹ, hoạt động linh hoạt và
kéo dài trên không phục vụ cho nhu cầu quan sát, giám sát từ trên cao, lập bản đồ
không ảnh, bản đồ và video hiện trạng đất, rừng nguồn nước, đánh giá sản lượng nông
sản, tài nguyên rừng và những tính năng nghiên cứu khoa học khác.

CHƯƠNG II: VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC KỸ SƯ NGÀNH


MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG
2.1 Vai trò của ngành công nghệ thông tin nói chung trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0
Sự phát triển của công nghệ thông tin trong cách mạng 4.0 đang ngày càng trở nên
mạnh mẽ tại Việt Nam và cũng như trên toàn thế giới. Chính vì vậy trong những năm
gần đây, ngành này đã thu hút rất nhiều bạn trẻ tìm hiểu và theo học. Đặc biệt là những
bạn đam mê công nghệ, máy tính và lập trình.

5
Công nghệ thông tin có vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành
và các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhờ có công nghệ thông tin mà hàng loạt các ngành
khoa học, công nghiệp và dịch vụ mới ra đời, cho phép giải quyết các bài toán phát
triển, khắc phục được những khó khăn, ách tắc trong quản lý, hoạt động của các cơ
quan, tổ chức, lĩnh vực.
Đặc biệt hơn, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hội tụ nhiều vai trò về công nghệ, cốt
lõi là công nghệ thông tin bao gồm:
- Tăng cường sử dụng truyền thông di động
Với vai trò này người làm ngành công nghệ thông tin sẽ làm thiết kế giao
diện web cho điện thoại di động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề. Để người dùng
dễ dàng, thuận tiện tìm hiểu thông tin, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó có thể tăng
cường quảng cáo qua di động và các ứng dụng cho điện thoại thông minh.
- Kết nối internet và Big Data
Là việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp trên nguồn lưu trữ thông tin
dữ liệu của internet. Cải thiện được vấn đề mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền
thống không xử lý được. Big Data giải quyết nhiều thách thức như giám sát dữ liệu.
Tìm kiếm, chia sẻ, truy vấn và tính riêng tư của dữ liệu.
- Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo AI do con người tạo ra thông qua lập trình. Với mục tiêu mô phỏng
các quá trình suy nghĩ và học tập để các hệ thống máy tính hoạt động như con
người. Từ việc hiểu ngôn ngữ, hành động con người và điều hướng thông tin phù
hợp. Trí tuệ nhân tạo sẽ không thay thế con người mà chỉ hỗ trợ tăng hiệu quả công
việc. Đưa ra những quyết định hợp lý theo phân tích thông tin lập trình.
- Phát triển công nghệ Robot
Nhắc nhiều tới vấn đề Robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Bởi vì vai trò
ngày càng quan trọng trong sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh. Robot có
một “bộ não” thông minh được lập trình sẵn. Nó có thể thực hiện các hành động
theo chỉ dẫn của người giám sát. Sau đó hoàn thành nhiều nhiệm vụ đã được lập
trình trước. Nâng cấp ứng xử Robot trong lúc tương tác với con người thông qua
những cải tiến trong lập trình.
Từ đó ta có thể thấy rằng công nghệ thông tin đóng một vai trò lớn trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Là một mắt xích kết nối những mảng của sự phát triển về công
nghệ. Người làm trong nghề công nghệ thông tin luôn hiểu về giá trị to lớn sau mỗi
cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn cầu.

6
2.2 Tầm quan trọng của ngành Mạng máy tính và Truyền thông
Mạng máy tính ngày nay đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi thông tin
giữa các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu, đồng thời đóng
vai trò không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động, sản xuất kinh
doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Hơn nữa, sự bùng nổ của Internet với việc phủ sóng
toàn bộ trong mọi mặt đời sống con người cũng đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ
của mạng máy tính. Chúng ta lướt web, kiểm tra e-mail, gọi điện thoại VoIP hay tổ
chức hội nghị trực tuyến… đều trên máy tính. Tất cả các ứng dụng này đều được hiện
thực hóa bằng cách kết nối mạng của các máy tính lại với nhau. Chưa bao giờ công tác
xây dựng và quản trị hệ thống mạng lại được coi trọng như hiện nay.
Đặc biệt, Mạng máy tính và Truyền thông là nền tảng cung cấp cơ sở hạ tầng cho các
ngành khác vận hành và phát triển. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mạng
và Internet trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0, các ứng dụng và dịch vụ mạng
đã dần dần làm thay đổi trong mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống. Điều này thúc
đẩy nhu cầu nhân lực về ngành mạng máy tính và truyền thông tại thời điểm hiện tại
cũng như sau này là rất cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng trong mọi cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp.

2.3 Vai trò và tầm quan trọng của các kỹ sư ngành Mạng máy tính và
Truyền thông trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng
Internet của vạn vật (Internet of Things – IoT) là hạt nhân của cuộc cách mạng 4.0,
được khởi xướng bởi Microsoft và đang phát triển rất mạnh mẽ. Nó chính là dựa vào
nền tảng mạng máy tính để kết nối mọi thứ xung quanh chúng ta lại.
Chúng ta có thể thấy rằng kỹ thuật mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là nền tảng
thúc đẩy cho thế kỷ 21 với sự phát triển vượt bậc về công nghệ và khả năng kiểm soát
Internet và các lĩnh vực Mạng khác. Từ quan điểm này, chúng ta có thể biết được vai
trò và tầm quan trọng của các kỹ sư mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.
Ngày nay, mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta đều phụ thuộc vào công nghệ tiên
tiến và hệ thống kỹ thuật số hoặc mạch tích hợp hoặc được kết nối với Internet theo
nhiều cách khác nhau, và không có hệ thống nào trong số này có thể thực hiện được
nếu không có kỹ sư mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Một kỹ sư mạng máy tính
và truyền thông dữ liệu phải chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện mọi
thứ liên quan đến máy tính hoặc Internet hoặc thiết lập các mạng điện tử mà không
con người nào ngày nay có thể làm được nếu không có. Một kỹ sư mạng máy tính và
truyền thông dữ liệu phải có những tố chất đầy đủ để có thể kết nối các thông tin kỹ
thuật số khác nhau và không xảy ra bất kỳ lỗi nào. Mọi công cụ tiên tiến mà chúng ta
sử dụng ngày nay từ điện thoại và máy tính hiện đại đều sử dụng Internet, và việc theo
dõi các phương tiện truyền thông xã hội cũng đều sẽ không thể thực hiện được nếu

7
không có sự hiện diện của một kỹ sư mạng máy tính và truyền thông dữ liệu chuyên
nghiệp.
Còn ở tương lai gần và xa hơn, Internet sẽ can thiệp vào công việc của mọi thiết bị
xung quanh chúng ta hoặc chúng ta có thể truy cập vào Internet, Internet sẽ kiểm soát
mọi thứ xung quanh chúng ta, công nghệ hiện đại sẽ mang lại sự thoải mái hoàn toàn
cho con người và tất cả điều này là do sự phát triển kỹ thuật số và mạng truyền thông.
Vì vậy có thể nói, thời đại hiện nay là thời đại của công nghệ số và truyền thông, còn
tương lai là thời đại của Internet và mạng, vì vậy tương lai cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 sẽ nằm trong tay các kỹ sư mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.

2.4 Liên hệ thực tế: Nghĩa vụ phát triển bản thân của sinh viên ngành
Mạng máy tính và Truyền thông
2.4.1 Rèn luyện chuyên môn vững vàng
Trong thời đại hội nhập khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các doanh nghiệp
cả trong và ngoài nước đều đánh giá cao những ứng viên không chỉ “biết”, nghĩa là có
bằng đại học với điểm số đẹp, mà còn có thể “làm”, nghĩa là có kỹ năng thực hành
vững vàng, có thể làm việc ngay trong môi trường thực tế. Do đó, yêu cầu quan trọng
đối với sinh viên là phải chủ động tích lũy kiến thức chuyên ngành và trau dồi kỹ năng
trong công việc.
2.4.2 Kỹ năng mềm thành thạo
Trong cuộc sống hiện đại, các kỹ năng mềm luôn được đề cao, không chỉ trong nhà
trường mà còn ngoài xã hội. Các kỹ năng này sẽ quyết định bạn là ai, làm việc như thế
nào. Bởi nó là thước đo hiệu quả công việc.
Kỹ năng mềm cần có như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, quản lý
thời gian,... Trong suốt quá trình học tập, bạn cần khai thác và phát triển tối đa các khả
năng tiềm ẩn trong mình. Tham gia các chương trình ngoại khóa, các câu lạc bộ,... sẽ
giúp bạn rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết.
2.4.3 Tinh thần sáng tạo
Sáng tạo là kết quả của một quá trình rèn luyện, học hỏi, phát triển kỹ năng. Có tư duy
sáng tạo, giúp bạn làm chủ được vốn kiến thức, tự tin đối mặt với những thử thách,
phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề, chủ động giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Những kiến thức mà thầy/cô truyền đạt qua những buổi học tại giảng đường chỉ là
lượng kiến thức nền, mang tính gợi mở, khám phá ban đầu. Để tăng khả năng sáng tạo
đòi hỏi mỗi sinh viên phải luôn tự làm mới mình qua nỗ lực, kiên trì tìm tòi học hỏi, tự
học, tự nghiên cứu, có như vậy mới mang lại giá trị mới, tăng năng suất trong công
việc cũng như nâng cao giá trị bản thân.

8
2.4.4 Sẵn sàng học hỏi và tự tin với bản thân
Khả năng thích ứng là một phẩm chất quan trọng ở thời đại cách mang công nghiệp
lần thứ tư. Với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội về công nghệ, các hình thức giao
tiếp mới, thích nghi và linh hoạt là hai điều kiện cần có để sinh viên có thể thích nghi
với những tình huống mới và thách thức mới.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư trên mọi phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội đã đem lại không ít thời cơ
cũng như thách thức cho các quốc gia trên thế giới. Trong đó, sự phát triển khoa học
kỹ thuật đóng vai trò tiên quyết trong việc nắm bắt thời cơ và theo kịp thời đại của các
quốc gia - trong đó có Việt Nam.
Trong quá trình phát triển khoa học kỹ thuật, ngành Mạng máy tính và Truyền thông
đóng có vị trí quan trọng, phát triển các hệ thống mạng, đảm bảo thông tin luôn được
kết nối ổn định và rộng rãi. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của các kỹ sư ngành Mạng
máy tính và Truyền thông trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, bài tiểu
luận cũng đã nêu lên những yếu tố cần thiết để đi đầu thời đại của sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên ngành Mạng máy tính và Truyền thông nói riêng. Góp phần thúc
đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước văn minh, giàu đẹp.

9
DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO

1. CODEGYM. Vai trò của công nghệ thông tin trong cách mạng 4.0. CODEGYM. [Online] 02 24, 2021.
https://codegym.vn/blog/2021/01/24/cong-nghe-thong-tin-trong-cach-mang-4-0/.

2. Bình, Trần Thị Thanh. Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân
Việt Nam hiện nay. [Online] 04 30, 2020.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/816338/view_content.

3. Thuý, Ngọc. 4.0 là gì? Những đặc trưng và đổi mới trong thời đại 4.0. [Online] 09 19, 2022.
https://hieuluat.vn/tu-dien-phap-luat/4-cham-0-la-gi-2707-45014-article.html.

4. Nguyễn, Vân. Bản tin thành tựu KHCN Việt Nam 2020, số 11. [Online] 11 10, 2020.
http://dichvu.cesti.gov.vn/Xemchitiet.aspx?Id=17311&t=May-giao-dich-thanh-toan-tu-dong-Made-
in-Vietnam.

5. Ngọc, Bích. Vệ tinh của Việt Nam vào quỹ đạo thu hút truyền thông quốc tế. [Online] 01 21, 2019.
https://vnexpress.net/ve-tinh-cua-viet-nam-vao-quy-dao-thu-hut-truyen-thong-quoc-te-
3871270.html.

6. Liên, Bích. Việt Nam chế tạo thành công máy bay không người lái. [Online] 02 03, 2020.
https://dangcongsan.vn/y-te/viet-nam-che-tao-thanh-cong-may-bay-khong-nguoi-lai-547798.html.

10

You might also like