You are on page 1of 17

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ..1
1.1. Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.........................................1
1.1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.........................................................1
1.1.2. Đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa..................................2
1.2. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.................2
1.3. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với bối cảnh cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0.............................................................................................3
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY........................................................................................................................ 3
2.1. Tình hình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0............................................................................................................... 4
2.2. Đánh giá thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0............................................................................................................... 4
2.2.1. Những kết quả đã đạt được................................................................................4
2.2.2. Một số khó khăn và thách thức đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0....................................................................7
2.4. Liên hệ bản thân.....................................................................................................10
KẾT LUẬN.....................................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................11
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 13
PHẦN MỞ ĐẦU
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã xác định công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng hàng đầu đối với nền
kinh tế và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước. Thực chất, CNH-HĐH ở nước ta là quá
trình tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện,
phương pháp – những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội. Nội
dung cốt lõi của quá trình này là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động kỹ
thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng xuất lao động xã hội cao. Trên cơ sở tổng kết công
cuộc CNH-HĐH, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh CNH-
HĐH trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”1. Trong đó, gắn
liền CNH-HĐH với việc thích ứng với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0),
phát huy tối đa tiềm lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội. CMCN 4.0 là cơ hội nhưng cũng
là thách thức lớn đối với Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình CNH-HĐH với các
mục tiêu nhằm thích ứng với bối cảnh mới này là điều hết sức cấp thiết. Xuất phát từ lý
do trên, em xin lựa chọn đề tài số 03: “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay” trong phạm vi bài viết của mình
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
1.1. Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong lịch sử phát triển có nhiều loại công nghiệp khác nhau, chẳng hạn như: công
nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,… Các loại công nghiệp
này tuy khác nhua về mục đích, phương thức thực hiện và quan hệ sản xuất nhưng nhìn
chung, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước
công nghiệp.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển nền tri thức của nhân loại, Đảng ta nêu ra quan
niệm về CNH-HĐH như sau: “CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao

1
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
1
động với công nghiệp, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”2
1.1.2. Đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Thứ nhất, CNH-HĐH thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu đã
đề ra là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Thứ hai, CNH-HĐH được thực hiện gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
Thứ ba, CNH-HĐH thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước.
Thứ tư, CNH-HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế và tích cực chủ động
hội nhập quốc tế.
1.2. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam được thực hiện dựa trên các lý do sau đây:
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, CNH là quy luật phổ biến
của sự phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội mà mọi đất nước đều phải trải qua
dù cho có là đất nước phát triển sớm hay muộn.
CNH là quá trình tạo ra nguồn động lực to lớn cho nền kinh tế và là cơ sở thúc đẩy
sự phát tiển trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Mỗi phương thức sản xuất lại có
một cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng với nó. Đây là hệ thống các yêu tố về vật chất của
lực lượng sản xuất, tương xứng với trình độ kỹ thuật mà lực lượng lao động sử dụng. Cơ
sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế hiện đại: cơ cấu kinh tế phù hợp,
trình độ xã hội cao trên cơ sở trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.
- Đối với các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển, đang trong quá trình quá độ
lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam thì xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật phải thực hiện
từ CNH-HĐH.
Trước hết là xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế với việc
tận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước tăng cường cơ sở cật chất cho chủ
nghĩa xã hội đồng thời củng cổ và hoàn thiện quan hệ sản xuất, làm cho nền sản xuất phát
triển, từ đó nâng cao chất lượng sống của người dân.

2
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình kinh tế chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
2
- Quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam có những đặc trưng sau đây: (i) CNH-HĐH
theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”; (ii) CNH-HĐH gắn với nền kinh tế tri thức; (iii) CNH-HĐH trong
điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (iv) CNH-HĐH trong bối
cảnh toàn cầu nền kinh tế và Việt Nam đang tích cực hội nhập.
1.3. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với bối cảnh cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0
Trước hết, nội dung quá trình CNH-HĐH được thực hiện như sau:
Nội dung CNH-HĐH là tạo ra các điều kiện để thực hiện chuyển đổi từ nền sản
xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
Để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội thì cần thực hiện các nhiệm vụ cần thiết sau:
(i) đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại; (ii)
chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả và phù hợp với tình hình
hiện nay; (iii) hoàn thiện quan hệ sản xuất tương xứng với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất với mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội; (iv) sẵn sàng thích ứng với tác
động của CMCN 4.0.
Thứ hai, để thích ứng với các tác động của bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
cần thực hiện các nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, hoàn thiện thế chế, chính sách và xây dựng một nền kinh tế dựa trên cơ sở
của sự sáng tạo. Quá trình này nhằm nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới liên
kết, tăng nguồn vốn con người,..
Hai là, đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tận dụng các
thành tựu của cuộc CMCN 4.0. Trong đó cần phát huy các nguồn lực để phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội. Để thích ứng với cuộc cách mạng này, các doanh nghiệp cần phải
nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hóa mô hình kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
Ba là, để ứng phó với các tác động tiêu cực của cuộc CMCN 4.0 cần chuẩn bị các
điều kiện cần thiết như:
Xây dựng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, phát triển theo hướng hiện đại
hóa và sử dụng nền tảng kinh tế số. Trước hết là huy động các nguồn lực khác nhau bao

3
gồm Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân và nước noài để phát triển hạ tầng công nghệ
thông tin, truyền thông
Bức phá về hạ tầng, nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, đảm
bảo an toàn về mạng, tạo điều kiện bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp. Thực hiện
các biện pháp để thúc đầy ngành công nghệ thông tin thích ứng với CMCN 4.0: hệ thống
điều khiển các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hang, cảm biến – bộ cảm biến, dữ
liệu để hình thành hệ thống dữ liệu lớn,…
Thực hiện chuyển đối số cho nền kinh tế và quản lý xã hội. Việc chuyển đổi nền
kinh tế số được thực hiện trên cơ sở như phát triển công nghệ năng lượng, công nghệ hóa
chất, điện tử, vật liệu và hang tiêu dung. Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng
các khu công nghiệp cao, phù hợp với tình hình đất nước.
Đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH các vùng nông thôn. Việc làm này nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp
chế biến nhằm khai thác và phát huy tiềm năng, hiệu quả của các ngành này. Ngoài ra
cần ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa thủy
lợi hóa, số hóa,…
Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là các nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
quá trình CNH-HĐH của đất nước. Con người là nhân tố quyết định trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước, đáp ứng các yêu cầu của cách mạng công nghiệp trên cơ sở
đổi mới, nâng cao trình độ đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực và phát triển nhân tài. Coi
trọng các chính sách phát triển nhân tài, thu hút những người có đủ năng lực và đạo đức
để cống hiến cho đất nước.
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1. Tình hình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0
Trong quá trình thực hiện CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước đã có những tư duy đổi
mới, sáng tạo và đánh giá đúng tình hình đất nước, đảm bảo sự thích ứng với cuộc
CMCN 4.0. Các thể chế, chính sách, khung pháp lý đã được thay đổi theo hướng mở rộng
4
các quan hệ quốc tế, khuyến khích việc đưa công nghệ, khoa học về Việt Nam để áp
dụng. Có thể tổng hợp lại, khái quát việc phát triển đất nước hiện nay trên bốn lĩnh vực
lớn là: lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực khoa học-công nghệ, lĩnh vực giáo dục-đào tạo và lĩnh
vực quản lý Nhà nước. Trong đó lĩnh vực quản lý Nhà nước có ý nghĩa quan trọng và then
chốt nhất. Bên cạnh đó, các chính sách, chiến lược cũng được ban hành, tận dụng và phát
huy tiền năng, lợi thế của nền công nghiệp nhiệt đối và lực lượng lao động đông đảo, giá
trẻ trong thời kỳ hiện nay. Nhà nước đặt ra nhiệm vụ đối với các cơ quan để thúc đẩy việc
số hóa của các ngành, nghề, lĩnh vực, tiến tới thông minh hóa và nông – công nghiệp
thông minh.
“Sau 35 năm thực hiện chính sách đổi mới, đất nước đã có sự phát triển vượt bậc,
đạt được những thành tựu to lớn. Đặc biệt khi áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ
của cuộc cách mạng lần thứ tư, Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt về kinh tế - xã
hội. Từ đó, chất lượng sống của người dân được nâng cao.
2.2. Đánh giá thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0
2.2.1. Những kết quả đã đạt được
Thứ nhất, về kinh tế
Kinh tế Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Trong giai đoạn 2018-2020, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khoảng hơn 7%/năm cao hơn
một số nước như Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore,… 3Thực hiện nhiệm vụ của
Nhà nước giao phó, Bộ Khoa học và công nghệ đã phối hợp với các cơ quan xây dựng
Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030.
Chiến lược được coi là trụ cột trong việc định hướng phát triển CNH-HĐH tận dụng tiến
bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và phát triển.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nâng
cao năng suất lao động đã giúp cho ngành nông nghiệp nước ta thay đổi rõ reejy. Điển
hình là việc ứng dụng điện toàn đám mây nhằm cung cấp các sản phẩm chất lượng và an
toàn vệ sinh thực phẩm. Điện toàn đám mây lại lại nhiều lợi ích to lớn như sự chuẩn hóa
sản xuất và dịch vụ, nâng cao chất lượng và giúp linh hoạt trong mô hình kinh doanh, sẵn

3
Xem phụ lục 1
5
sàng mở rộng khi thấy cần thiết. Ngoài ra, nền nông nghiệp của nước ta hiện nay đã áp
dụng công nghệ tự động trong sản xuất lúa, gạo, công nghiệp sữa , nuôi trồng thủy sản,
…4.
Trong lĩnh vực sản xuất, tiềm năng chuyển dịch người lao động đến những công
việc yêu cầu tay nghề cao đã mang đến năng xuất lao động cao hơn so với trước đây.
Theo đó, báo cáo của Liên đoàn lao động quốc tế ILO đã cho thấy phần lớn các công
nghiệp trong lĩnh vực sản xuất đặc biệt là may mặc, giày da, và các ngành điện tử sẽ bị tác
động nhiều nhất từ cuộc CMCN 4.0. Trong sản xuất các ngành công nghiệp đó, những
thay đổi đáng kể trong trung và dài hạn xảy ra do có sự đột phá về công nghệ. Chẳng hạn
như công nghệ in 3D, robot, internet, thiết kế đồ họa, máy tính và các thiết bị máy móc
hiện đại khác.
Trong lĩnh vực dịch vụ. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm phát sinh các ngành
kinh tế mới. Điểm hình là các dịch vụ xe ôm công nghệ như Grap, Uber, thương mại điện
tử với các sàn thương mại lớn như Shopee, Lazada,…đã khiến cho dịch vụ ở Việt Nam
thay đổi khá nhiều. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ, cải thiện môi trường kinh
doanh đã thúc đẩy nhiều loại nhu cầu, cùng với đó là gia tăng nguồn vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam khi các Hiệp định, điều ước quốc tế được ký kết, có thể kể đến như:
Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTTP),… đã nâng cao ngành kinh tế cua Việt Nam, trong đó có ngành
dịch vụ.
Thứ hai, về văn hóa – xã hội
Tiến trình CNH-HĐH trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đã ảnh hưởng sâu rộng đến
cuộc sống người dân. Thành quả của nó là xu hướng tiêu dung, thói quen sinh hoạt của
cộng đồng. Nhờ sự phát triển của mạng lưới Internet mà con người dễ dàng kết nối với
nhau, tiếp cận với các nền tri thức mới, thúc đẩy các mối quan hệ, giao lưu mà không bị
giới hạn về không gian lẫn thời gian. Tiến trình này cũng làm thay đổi hệ giá trị văn hóa
chuẩn mực, tạo ra các văn hóa mới, lối sống hiện đại, cởi mở, góp phần đa dạng hóa nền
văn hóa Việt Nam.
4
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Khoa học công nghệ góp phần phát triển nông nghiệp, link truy cập <
https://dangcongsan.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-cong-nghe-gop-phan-phat-trien-nong-nghiep-585244.html>, truy cập
lần cuối ngày 25/2/2023
6
Bên cạnh đó, cuộc CMCN lần thứ tư góp phần không nhỏ trong việc thu hút nguồn
lực trên phạm vi rộng lớn. Nếu như trước đây, việc thu hút nhân tài bị bó hẹp trong phạm
vi nhất định, nếu muốn tổ chức với quy mô lớn thì cần rất nhiều nguồn ngân sách. Hơn
thế nữa, không phải bất cứ vùng miền nào cũng được phổ cập thông tin. Vậy nhưng hiện
nay các vấn đề này đã được giải quyết, mọi người ở mọi vùng miền có thể tiếp cận với
các chính sách khuyến khích của Chính phủ, định hướng và đánh giá năng lực bản thân để
có thể cống hiện cho đất nước.
Theo số liệu thống kê5, quy mô lực lượng lao động của Việt Nam tiếp tục
gia tăng, từ 38,5 triệu người (2000) lên 54,4 triệu người (2016). Như vậy, trong vòng hơn
15 năm, lực lượng lao động của Việt Nam đã tăng thêm khoảng 15,9 triệu người, trung
bình mỗi năm tăng hơn 1 triệu người, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng
2,6 điểm phần trăm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân của dân số (xấp xỉ
1,1%/năm). Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao.
Thứ ba, về quốc phòng, bảo vệ tổ quốc
Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, CNH-HĐH còn được áp dụng trong lĩnh
vực quốc phòng, hiện đại hóa các trang thiết bị, xây dựng, phát triển công nghiệp quốc
phòng trở thành mũi nhọn của nền công nghiệp quốc gia, nâng cao năng lực nghiên cứu,
thiết kế, sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, phục vụ hiệu quả
sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng và phát triển đất nước là
vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quan trọng và đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao. Chẳng
hạn như ngành điện tử - tin học của quân đội trong những năm qua cũng có những bước
tiến vượt bậc; sản xuất thành công ăng-ten vệ tinh pa-ra-bôn (parabol), lắp ráp ti-vi màu,
sản xuất một số linh kiện điện tử, thiết bị thông tin vi ba số, phụ kiện đường dây tải điện
và đường dây thông tin, nghiên cứu những phần mềm của máy tính phục vụ cho công tác
chỉ huy tác chiến và hiệp đồng quân binh chủng, cũng như các nhiệm vụ lãnh đạo và quản
lý khác của quân đội6. 

5
Phụ lục 2
6
Bùi Ngọc Quỵnh (2018), Quân đội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Cộng sản, truy
cập từ < https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/20472/quan-doi-
trong-su-nghiep-cong-nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-dat-nuoc.aspx>, truy cập ngày 25/2/2023
7
2.2.2. Một số khó khăn và thách thức đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Thứ nhất, quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, chưa tương xứng với trình độ
phát triển đã gây ra hang loạt các vấn đề về kinh tế - xã hội. Đặc biệt là các vấn đề xã hội
như nhà ở, an sinh cho người dân, tệ nạn xã hội cũng từ đây mà nảy sinh. Việc đô thị hóa
này cũng là một trở ngại trong việc quy hoạch giao thông, cản trở khả năng sản xuất và
ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Thứ hai, vấn đề về an ninh mạng và bí mật cá nhân, quyền riêng tư được pháp luật
bảo vệ lại là đối tượng dễ bị xâm phạm trên các nền tảng công nghệ số. Khi các dữ liệu
đều được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị kết nối Internet thì mọi thứ có khả
năng bị đánh cắp và tấn công. Đặc biệt, một số đối tượng lợi dụng không gian mạng để
tuyên truyền phá hoại tư tưởng cách mạng, phá hoại con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,
CNH-HĐH của đất nước ta. Thời gian qua, phát hiện trên 3.000 trang web, blog, tài
khoản mạng xã hội và gần 100 hội, nhóm trên mạng xã hội facebook thường xuyên đăng
tải thông tin chống Đảng, Nhà nước, kích động gây rối an ninh, trật tự. Trong thời gian
dịch bệnh Covid-19 bùng phát, không gian mạng tiếp tục là môi trường chủ yếu để các thế
lực thù địch, đối tượng phản động, chống đối phát tán thông tin bịa đặt về tình hình dịch
bệnh, xuyên tạc, đả kích sự chỉ đạo, điều hành trong phòng, chống dịch bệnh của Chính
phủ và chính quyền các cấp; kích động, chia rẽ quan hệ đối ngoại của Việt Nam với một
số nước; kích động công nhân đình công tập thể tại các công ty, khu công nghiệp có yếu
tố nước ngoài7
Thứ ba, tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh CNH-
HĐH đất nước. Vấn đề tái có cấu các ngành diễn ra còn chậm,. Trình độ công nghệ nhìn
chung thấp và chậm đổi mới. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trong nước vẫn sử
dụng công nghệ tụt hậu, đi sau sự phát triển của thế giới từ 2-3 thế hệ đặc biệt là cơ khí
chế tạo.
Thứ tư, nền kinh tế tri thức tuy được phát triển gắn với cuộc CMCN 4.0 nhưng vẫn
chưa đạt được hiệu quả cao. Trí tuệ nhân tạo chưa được áp dụng rộng khắp trong việc
7
Tô Lâm (2020), Bảo đảm an ninh mạng trong tình hình mới, Tạp chí Cộng sản, số tháng 08/2020 <
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem/-/asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/content/bao-dam-an-
ninh-mang-trong-tinh-hinh-moi>, truy cập ngày 25/2/2023
8
phát triển kinh tế, sản xuất, lực lương lao động chậm đổi mới, cách sống và cách làm việc
còn chưa khoa học và hợp lý .
Thứ năm, tiến trình CNH-HĐH trong bối cảnh công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều thách
thức đối với lực lượng sản xuất trong xã hội, đặc biệt là giai cấp công nhân Việt Nam hiện
nay. Nhiều chuyên gia cho rằng: “cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất bình đẳng
lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế
người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận
so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, tri thức sẽ là yếu tố quan
trọng của sản xuất trong tương lai và làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng
tách biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó
dễ dẫn đến sự phân”8
Thứ sáu, một bất cập của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đó là vấn đề ô nhiễm
môi trường. Việc khai thác quá mức và lạm dụng các máy móc, thiết bị đã khiến cho môi
trường Việt Nam bị suy thoái trầm trọng. Theo số liệu thống kê, Việt Nam là 1 trong 4
quốc gia gây ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất mà nguyên nhân chủ yếu là do việc xả
thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Chẳng hạn như sự cố môi trường biển của Fomosa Hà
Tĩnh,…9
2.3. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam
Trên cơ sở những phân tích và đánh thực trạng quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa ở Việt Nam hiện nay, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, đổi mới cơ chế chính sách, đánh giá đúng thực tiễn, tăng tính sáng tạo
trong việc thực hiện các đường lối, chủ trương. Có thể thấy, quan điểm của Đảng, Nhà
nước về thực hiện CNH-HĐH là kim chỉ nan dẫn đường, có ý nghĩa quyết định đến kết
quả của quá trình phát triển đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước cần chú trọng đến
việc ban hành các quyết sách khả thi, dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo trong điều kiện mới. Đặc biệt là tăng cường ổn

8
Trần Thị Thanh Bình (2020), Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thác thức của giai cấp công nhân Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Cộng sản, truy cập từ
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/816338/view_content, truy cập ngày 25/2/2023
9
Phụ lục 3
9
định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình kinh tế số. Tập trung thực hiện chuyển đổi mô
hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2045 cơ bản hình thành mô
hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu
quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn theo các mục tiêu,
yêu cầu về CNH, HĐH.
Thứ hai, phát triển các yếu tố tiền đề cho CNH-HĐH. Trước hết là phát triển cơ sở
hạn tầng, cần hoàn thiện quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng cả nước, trong từng vùng,
bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả tổng thể của nền kinh tế, bảo vệ môi
trường đi đôi với hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông vận tải thiết yếu đáp ứng nhu
cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các vùng và với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực cho chất lượng cao, tăng cường các biện pháp đào
tạo, giáo dục, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài trong việc đào tạo nguồn nhân lực.
Thứ ba, phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Để thúc đẩy quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế nhanh và bền vững theo hướng CNH, HĐH, một trong
những yếu tố quan trọng là phải nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua
việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học - công nghệ. Nâng cao hiệu quả huy động và đa
dạng hóa nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ. Hình thành các cơ chế phù hợp để
nâng cao tính định hướng của ngân sách nhà nước trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư
ngoài nhà nước để phát triển khoa học công nghệ. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt
động đầu tư cho khoa học công nghệ, thu hút các thành phần xã hội tham gia hoạt động
khoa học công nghệ, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học công nghệ với sản
xuất, thúc đẩy phát huy sáng tạo cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất và sức
cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ tư, tăng cường khả năng cạnh tranh, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược công nghiệp tổng thể phù hợp với mô hình và
bước đi về CNH, HĐH. Tiếp tục đẩy mạnh mô hình CNH, HĐH hướng ngoại trên cơ sở
lựa chọn các ngành và lĩnh vực ưu tiên trong thực hiện chiến lược công nghiệp, đặc biệt là
những ngành có vị trí quan trọng, có tác động lớn hoặc làm nền tảng đối với nhiều ngành
khác; khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh của đất nước phù hợp với thị trường và xu thế
10
phân công quốc tế, phù hợp với nguồn lực của quốc gia và khả năng thu hút đầu tư từ các
nguồn lực bên ngoài trong từng giai đoạn. Trong giai đoạn trước mắt, cần ưu tiên lựa
chọn các ngành, lĩnh vực công nghiệp gắn với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.
Thứ năm, đảm bảo ổn định xã hội, vấn đề môi trường, an ninh quốc phòng trong
quá trình thực hiện CNH-HĐH. Tiếp tục rà soát các chính sách, khắc phục lỗ hổng trong
quá trình thực thi, gia tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, cần
nâng cao năng lực trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản
lý các hoạt động nêu trên.
2.4. Liên hệ bản thân
Là một người trẻ cũng như là sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, bản thân em luôn có ý thức đối với quá trình CNH-HĐH trong bối cảnh cuộc
CMCN 4.0 ở nước ta hiện nay.

Trước hết, cuộc cách mạng này đã hình thành cho em thói quen học tập và
sinh hoạt gắn liền với các ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Thay vì tìm kiếm
tài liệu, ghi chép, học tập theo cách thức truyền thống thì hiện nay em có thể thực
hiện qua máy tính hay điện thoại cá nhân. Các tài liệu được số hóa trên công thông
tin thư viện đã giúp cho quá trình học tập của em trở nên dễ dàng. Đặc biệt trong
thời gian dịch bệnh Covid-19 kéo dài, nhà trường tô chức học trực tuyến đã giúp
cho bản thân em và các bạn học sinh, sinh viên trên khắp cả nước vẫn được đảm
bảo việc tiếp cận tri thức, không bị gián đoạn trong quá trình học tập.

Trong quá trình học tập mới, bản thân em cần phải chủ động tích lũy kiến
thúc vê công nghệ thong tin, cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học
mới nhất để học tập, phát triển bản thân, tạo cơ hội cạnh tranh về việc àm và mở ra
cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.

Tiếp đó là việc trau dồi ngoại ngữ, nâng cao khả năng giao tiếp với bạn bè
quốc tế. em cơ hội để tiếp thu các cách thức làm việc, học tập của bạn bè quốc tế,
trở thành một công dân toàn cầu thông qua ngôn ngữ trên thế giới, Việc học ngôn

11
ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trở nên phổ biến ở thời đại hiện nay, đây được coi là chìa
khóa mở cánh cửa để hội nhập với thế giới.

Không chỉ trong học tập mà trong các hoạt động bên lề, sinh viên cũng có
thể thực hiện việc áp dụng các thành quả của cuộc CMCN 4.0 để phát triển kỹ năng
mềm của bản thân. Bản thân em có cơ hội mở rộng sự hiểu biết thông qua việc tìm
kiếm thông tin trên mạng, biết đến nhiều hoạt động, chương trình, buổi tọa đàm ý
nghĩa mà không tốn thời gian và công sức như cách thức truyền thống.

Như vậy, tiến trình CNH-HĐH trong bối cảnh CMCN 4.0 đã mang đến nhiều
lợi ích, giúp cho sinh viên nói chung và bản thân chính em nói riêng có cơ hội tiếp
xúc và thích ứng với sự thay đổi mới, tích cực và hiện đại hơn. Tuy nhiên hiện nay
vẫn còn rất nhiều hạn chế gây ra tình trạng thoái hóa về năng lực và phẩm chất của
sinh viên. Chính vì vậy cần phải có các giải pháp rèn luyện bản thân hiệu quả để
nêu cao vai trò của mình đối với đất nước.

KẾT LUẬN

Công cuộc CNH-HĐH là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với Việt Nam hiện nay.
Đặc biệt trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, Việt Nam cần
nêu cao hơn nữa các công việc nhằm thích ứng với các yêu cầu của cuộc cách mạng mới,
tận dụng mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, thay đổi xã hội. Trong đó con người là yếu
tố quan trọng nhất. Với vai trò là một sinh viên, bản thân em cần nhận thức đầy đủ, thực
hiện đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với quá trình phát triển của đất nước, có thái độ tích
cực và đóng góp thúc đẩy quá trình CNH-HĐH diễn ra ngày một nhanh chóng và hiệu
quả.

12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2019), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Võ Đại Lược (2018), Rào cản tăng năng xuất lao động Việt Nam, Tạp chí khoa
học xã hội Việt Nam, số 9
4. Đỗ Sơn Hải (2014), Hội nhập quốc tế của Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn,
Tạp chí Cộng sản, số 855
5. Đoàn Trần (2019), Bước chuyển biến lớn về hội nhập. Chuyên từ tham dự sang
chủ động tham gia, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 94+95
Báo Điện tử Chính phủ (2022), Vững lòng nhà đầu tư, Việt Nam tiếp tục là ‘điểm sáng’
thu hút doanh nghiệp FDI, link truy cập < https://baochinhphu.vn/vung-long-nha-dau-tu-
viet-nam-tiep-tuc-la-diem-sang-thu-hut-doanh-nghiep-fdi-102220313141911017.htm>,
truy cập ngày 25/2/2023
6. Tổng cục thống kê
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/10/mot-so-giai-phap-
thu-hut-von-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam/, truy cập lần cuối ngày 25/2/2023
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Khoa học công nghệ góp phần phát triển nông
nghiệp, link truy cập < https://dangcongsan.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-cong-nghe-gop-
phan-phat-trien-nong-nghiep-585244.html>, truy cập lần cuối ngày 25/2/2023
8. Tô Lâm (2020), Bảo đảm an ninh mạng trong tình hình mới, Tạp chí Cộng sản, số
tháng 08/2020 <
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem/-/asset_publisher/
s5L7xhQiJeKe/content/bao-dam-an-ninh-mang-trong-tinh-hinh-moi>, truy cập
ngày 25/2/2023
9. Bùi Ngọc Quỵnh (2018), Quân đội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Tạp chí Cộng sản, truy cập từ <
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/
2018/20472/quan-doi-trong-su-nghiep-cong-nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-dat-
nuoc.aspx>, truy cập ngày 25/2/2023
10. Trần Thị Thanh Bình (2020), Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thác thức
của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản, truy cập từ
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/816338/view_content,
truy cập ngày 25/2/2023
13
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tốc độ tăng trưởng của một số nước trên thế giới và Việt Nam giai đoạn
2018-2020

. Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam


Phụ lục 2: Quy mô, tốc độ tăng lực lượng lao động và tốc độ gia tăng dân số giai
đoạn 2000-2016.

14
Nguồn: Tổng cục thống kê

Phụ lục 3: Biểu đồ các quốc gia gây ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất.

Nguồn: The Wall Steet Joumal

15

You might also like